Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 3 tháng ngủ bao nhiêu là đủ: Lời Khuyên Của Chuyên Gia

Bé 3 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Nhiều mẹ có thể nghĩ rằng trẻ son ngủ bao nhiêu thì ngủ. Nhưng đấy là do mẹ nhà mình chưa tìm hiểu kĩ. Giấc ngủ của bé là vô cùng quan trọng và thời gian bé ngủ còn tùy thuộc vào từng độ tuổi. Chu kì mỗi giấc ngủ của từng bé cũng khác nhau nữa.

Vậy bé nhà mình 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Cải thiện giấc ngủ đủ khỏe cho con như thế nào? Góc của mẹ giúp mình với. 

1. Trẻ 3 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Nhu cầu ngủ của bé 3 tháng tuổi mỗi ngày có thể khoảng 15 giờ
Nhu cầu ngủ của bé 3 tháng tuổi mỗi ngày có thể khoảng 15 giờ

Bé 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng? Với mỗi trẻ sơ sinh từ 1 đến 3 tháng tuổi, thời gian ngủ luôn chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Nhu cầu ngủ của bé 3 tháng tuổi mỗi ngày có thể khoảng 15 giờ. Trẻ 3 tháng tuổi ban ngày ngủ khoảng 3 giờ và 12 giờ ngủ ban đêm là đủ.

Vào ban ngày, phần lớn các bé 3 tháng tuổi sẽ ngủ các giấc ngắn từ 1-2 giờ/giấc, mỗi ngày từ 2-3 giấc. Vào ban đêm, đa số các bé 3 tháng có thời gian ngủ trung bình mỗi giấc khoảng 8-10 giờ.
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ nhiều có tốt không? Mỗi trẻ sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau nhưng sẽ khoảng 15 giờ mỗi ngày với bé 3 tháng tuổi. Vì vậy, trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ sâu giấc hoàn toàn tốt đối với trẻ. Mẹ cũng không nên làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ bởi việc đánh thức trẻ dậy ăn cháo, ăn bột hay uống sữa. Số thời gian ngủ cũng áp dụng cho trẻ gần 3 tháng tuổi hay 3 tháng rưỡi mẹ nhé.

Mẹ có thể xem thêm:

2. Các giai đoạn giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi

Giấc ngủ của bé 3 tháng tuổi bao gồm 2 loại giấc ngủ là: Giấc ngủ nhanh và giấc ngủ chậm
Giấc ngủ của bé 3 tháng tuổi bao gồm 2 loại giấc ngủ là: Giấc ngủ nhanh và giấc ngủ chậm

Giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia làm nhiều giai đoạn như người lớn. Quan sát trẻ, mẹ có thể thấy tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay có những cử động nào khác. Giấc ngủ của bé 3 tháng tuổi bao gồm 2 loại giấc ngủ là: Giấc ngủ nhanh và giấc ngủ chậm.

2.1. Giấc ngủ nhanh

REM- rapid eye movement: cử động mắt nhanh: đây là giấc ngủ nông. Trẻ sẽ nằm mơ và mắt cử động nhanh theo chiều trước sau. Giấc ngủ REM chiếm đến khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ trong ngày nên mặc dù ngủ tới 15 giờ một ngày nhưng bé chỉ ngủ sâu trong khoảng 8 giờ.

2.2. Giấc ngủ chậm

Non-REM- Non-rapid eye movement: không cử động mắt nhanh: Giấc ngủ này gồm 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật
  • Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ- Trẻ vẫn có cử động, giật mình, vặn mình hoặc rên
  • Giai đoạn 3: Ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động
  • Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu – trẻ im lặng và không cử động.

Giấc ngủ của trẻ sẽ diễn tiến tuần tự theo 4 giai đoạn rồi quay lại giai đoạn 2 và chuyển sang ngủ REM. Một giấc ngủ của trẻ có thể có vai chu kỳ ngủ trên. Trong vài tháng đầu trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và khó ngủ trở lại.

Lưu ý: Để đảm bảo giấc ngủ của bé đạt đủ chất lượng ngon, sâu thì trước mẹ cần đảm bảo bé đã được bú no. Vậy mẹ đã biết trẻ 3 tháng uống bao nhiêu nhiêu ml sữa chưa, đó là từ 60-180ml/lần. 

3. 3 Đặc điểm giấc ngủ bé 3 tháng tuổi mẹ nên biết

Sẽ có nhiều ba mẹ bỡ ngỡ với giấc ngủ bé 3 tháng tuổi. Đồng hồ sinh học của bé 3 tháng lúc này cũng khác so với trước. Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ngủ rất nhiều nhưng thời gian ngủ của bé khá thất thường, điều này sẽ khiến cha mẹ khó thích nghi, dễ bị thiếu ngủ và cảm thấy mệt mỏi.

3.1. Thời gian bé 3 tháng ngủ 

Tùy vào thể trạng và cơ địa của mỗi đứa trẻ, thời gian ngủ của mỗi bé sẽ là khác nhau
Tùy vào thể trạng và cơ địa của mỗi đứa trẻ, thời gian ngủ của mỗi bé sẽ là khác nhau

Tuy đã biết bé 3 tháng ngủ bao nhiêu là đủ nhưng không mẹ có thể tính được con sẽ thức giấc vào thời điểm nào trong ngày. Đôi khi, con có thể ngủ đúng giờ nhưng dậy sớm hơn một chút. Có khi lại muộn. Hay là những đêm thức giấc bất chợt đòi bú. Đây có thể là do bé cảm thấy đói nên dễ thức giấc hơn.
Tùy vào thể trạng và cơ địa của mỗi đứa trẻ, thời gian ngủ của mỗi bé sẽ là khác nhau. Mỗi giấc và mỗi ngày đều là khác nhau nên khó có thể so sánh.

3.2. Bé 3 tháng ngủ hay giật mình

Bé 3 tháng ngủ hay giật mình, nắm chặt tay, quấy khóc thường do phản xạ hoặc do môi trường xung quanh
Bé 3 tháng ngủ hay giật mình, nắm chặt tay, quấy khóc thường do phản xạ hoặc do môi trường xung quanh

Bé 3 tháng ngủ hay giật mình, nắm chặt tay, quấy khóc thường do phản xạ hoặc do môi trường xung quanh. Sau khi bé bú mẹ nên vỗ lưng và bế em bé lên vai khoảng 20 phút mới đặt xuống nằm ngủ, nằm ngủ đầu cao 1 góc nghiêng toàn thân khoảng 30 độ, mặc quần áo thoải mái, kiểm tra tã lót trước khi ngủ, để nhiệt độ phòng khoảng 28 độ C, phòng phải tối và yên tĩnh.

Nếu em bé khóc quá nhiều mẹ có thể kiểm tra em bé có đói không, kiểm tra lại quần áo và môi trường xung quanh.
Ở lứa tuổi sơ sinh trẻ bú mẹ hoàn toàn chỉ cần bổ sung vitamin D.
Mẹ có th xem thêm: CHỈ MẶT ĐIỂM TÊN NHỮNG LOẠI VITAMIN GIÚP BÉ NGỦ NGON

3.3. Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu?

Việc trẻ liên tục lắc đầu, đập đầu, đung đưa toàn thân trước hoặc trong khi ngủ thường khiến cha mẹ rất lo lắng. Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ nhỏ và ít gây nguy hiểm cho bé.

Các cử động nhịp nhàng mang tính rập khuôn và gắn liền với giấc ngủ nói trên được gọi chung là các Rối loạn vận động nhịp nhàng (RLVĐNN). Hành vi này thường xuất hiện quanh giấc ngủ trưa và ngủ tối (khi bé buồn ngủ) và tiếp tục duy trì hoặc tái xuất hiện khi bé tỉnh giấc trong đêm.

Nếu trẻ khỏe mạnh phát triển bình thường và chỉ có những hành vi này về đêm hay vào giờ ngủ trưa thì cha mẹ không cần lo lắng – đây là cách trẻ dùng để tự đưa mình vào giấc ngủ. Hiện tượng này gặp ở rất nhiều trẻ khỏe mạnh, thường bắt đầu ở độ tuổi 6-9 tháng (cũng có thể xuất hiện sớm hơn).

Nghiên cứu của Thụy Điển công bố năm 1971 cho thấy 2/3 số trẻ 9 tháng tuổi có biểu hiện RLVĐNN ở dạng này hay dạng khác. Hành vi này thường tự mất đi khi bé lên 2-3 tuổi và chỉ còn gặp ở 6% trẻ 5 tuổi.

Mẹ có thể xem thêm: BÉ NGỦ KHÔNG NGON GIẤC HAY GIẬT MÌNH CÓ ĐÁNG LO?

4. Mẹ cần đối mặt những gì khi trẻ 3 tháng ngủ? 

Dạy cho trẻ có một thói quen ngủ ngoan là cách tốt để giúp trẻ ngủ độc lập về sau. Mẹ nên bắt tay vào thiết lập thói quen ngủ cho trẻ càng sớm càng tốt. Sự lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ quen dần. Nhớ rằng chỉ mất khoảng 3 ngày để tạo lập một thói quen cho trẻ.

4.1. Tập thời gian biểu khi ngủ cho bé

Một lịch trình giấc ngủ ban ngày phù hợp sẽ đặt nền tảng cho giấc ngủ ban đêm tốt hơn
Một lịch trình giấc ngủ ban ngày phù hợp sẽ đặt nền tảng cho giấc ngủ ban đêm tốt hơn

Nên tập cho trẻ có thói quen đi ngủ sớm và đúng vào một giờ đã định. Nhằm tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi, giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào. Trường hợp con chưa muốn ngủ, mẹ cũng nên dỗ con đi ngủ.  Mẹ có thể tắm, vỗ về, ôm ấp hay bật nhạc nhằm tạo sự thoải mái cho bé.

Hoặc mẹ có thể cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể nhẹ nhàng đầy đủ cũng góp phần giúp ngủ sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ, cha mẹ có thể dùng lời nói êm dịu để gây ám thị như “con nhắm mắt lại ngủ ngoan đi, mẹ thương” hoặc: “nhắm mắt lại ngủ giỏi đi con”… để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
Mẹ bắt đầu tập cho bé thói quen ăn, ngủ nhất định. Một lịch trình giấc ngủ ban ngày phù hợp sẽ đặt nền tảng cho giấc ngủ ban đêm tốt hơn.

Mẹ có thể xem thêm: 10+ MẸO CHO BÉ NGỦ ĐÊM NGON GIẤC TỪ CHUYÊN GIA HÀNG ĐẦU HOA KỲ

4.2. Ngủ riêng hay ngủ chung?

Quá trình thích nghi cách ngủ độc lập có thể khó khăn đối với trẻ nhỏ
Quá trình thích nghi cách ngủ độc lập có thể khó khăn đối với trẻ nhỏ

Với văn hóa người Á Đông, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ cũng đều ngủ với mẹ. Tuy nhiên, ngày nay, việc để trẻ ngủ riêng đang được khuyến khích. Theo các cách nuôi dạy trẻ khoa học nổi tiếng hiện nay, điều này giúp con có lối sống tự lập hơn sau này. Quá trình thích nghi cách ngủ độc lập có thể khó khăn đối với trẻ nhỏ.

4.3. Cho trẻ làm quen với mọi người trong nhà

Khi trẻ sơ sinh mới được đưa từ bệnh viện về nhà, mẹ nên cho con quen dần và thân với mọi người
Khi trẻ sơ sinh mới được đưa từ bệnh viện về nhà, mẹ nên cho con quen dần và thân với mọi người

Khi trẻ sơ sinh mới được đưa từ bệnh viện về nhà, mẹ nên cho con quen dần và thân với mọi người.  Để bé được hết người này đến người khác thay phiên bồng bế. Nếu mẹ quan sát thấy con mình muốn ngủ, đừng ngần ngại mà hãy cho trẻ ngủ ngay. Làm như vậy mẹ có thể cho con quen với việc ngủ khi có những người thân khác. Như vậy, khi mẹ bận cũng có thể đảm bảo con ngủ yên giấc.

4.4. Mọc răng

Nếu bé chảy nước dãi hay cắn đồ hoặc cáu kỉnh vào ban ngày, đó có thể là do bé đang mọc răng. Một số bé mọc răng đầu tiên rất sớm, bắt đầu từ tháng thứ 2 – thứ 3.

Trước khi cho bé ngủ, mẹ hãy thử đưa cho bé các loại ngậm nướu để bé vừa nghịch, vừa giảm cơn ngứa nướu răng. Như vậy, bé cũng sẽ thoải mái hơn khi ngủ.

Mẹ có thể xem thêm: Tại sao bé ngủ nghiến răng – làm gì để hạn chế nghiến răng ở con

4.5. Ngủ suốt đêm

Nếu may mắn, bé 3 tháng tuổi của bạn có thể bắt đầu ngủ qua đêm. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bé ngủ kéo dài 8-9 giờ/giấc. Hầu hết các bé 3 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 5 giờ mỗi lần. Nhưng nếu con trẻ vẫn chưa ngủ qua đêm lúc 3 tháng, mẹ cũng đừng lo lắng, dần dần bé sẽ có thói quen này.

5. Những lưu ý cho bé 3 tháng ngủ ngon giấc

Để bé ngủ ngon cần đảm bảo không có các tác nhân kích thích xung quanh khi bé ngủ
Để bé ngủ ngon cần đảm bảo không có các tác nhân kích thích xung quanh khi bé ngủ

Để bé ngủ ngon cần đảm bảo không có các tác nhân kích thích xung quanh khi bé ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tránh những tiếng ồn và ánh sáng. Vì chúng làm giấc ngủ trẻ không sâu và dễ thức giấc. Đối với con nhỏ, ba mẹ nên tránh những âm thanh la mắng lớn trước khi bé ngủ. Hay những hình ảnh mang tính kích thích.
Ngoài ra, các yếu tố khác như để trẻ đói hoặc ăn quá no, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn chật và không thông thoáng đều gây tác hại xấu đến giấc ngủ của trẻ.
Mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau. Cha mẹ cần tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy, mà không cần phải gọi.
Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ (như mất ngủ liên tiếp vài đêm, mộng du), cha mẹ cần đưa đi khám bệnh, không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Từ từ cắt bỏ việc bú sữa vào ban đêm, thường 6 tháng tuổi bé đã có thể nạp đủ năng lượng vào ban ngày.
Tránh cho trẻ ăn uống những thực phẩm có caffeine vào chiều tối như chocolate, soda.(Theo nhi khoa những điều cần biết, Pediatric Secrets).

Mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau
Mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau

Lời kết

Giấc ngủ chiếm trọn 1/3 cuộc đời mỗi con người. Do vậy, đã nói lên được tầm quan trọng của giấc ngủ. Bé 3 tháng ngủ bao nhiêu là đủ càng nên được các bậc phụ huynh quan tâm và chăm chút. Ngủ đủ giấc, ngủ đúng sẽ giúp trẻ có được một giấc ngủ sâu và chất lượng làm cho thể chất và trí tuệ của trẻ phát triển một cách tốt nhất.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé 3 tháng ngủ bao nhiêu là đủ: Lời Khuyên Của Chuyên Gia”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Tuyệt chiêu Ủ kén cho bé ngủ ngon chỉ với 5 bước
Tuyệt chiêu Ủ kén cho bé ngủ ngon chỉ với 5 bước
Ủ kén đúng cách sẽ giúp bé ngủ ngon, hạn chế giật mình, thức giấc nửa đêm. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng, bé có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp và hông khi lớn. Cách ủ kén cho bé ngủ ngon như thế nào để an toàn, hiệu quả? Mẹ đọc ngay […]
Mách mẹ 2 cách quấn khăn cho bé ngủ ngon siêu đơn giản
Mách mẹ 2 cách quấn khăn cho bé ngủ ngon siêu đơn giản
Theo nghiên cứu của Đại học Washington (năm 2002), bé sơ sinh được quấn khăn sẽ ngủ ngon hơn hẳn so với những bé không quấn. Vậy cách quấn khăn bé ngủ ngon thế nào để an toàn và hiệu quả nhất? Mẹ đọc bài viết dưới đây nhé!  Hướng dẫn 3 cách quấn […]
Chia sẻ Phương pháp 7 ngày giúp bé ngủ ngon Hiệu quả
Chia sẻ Phương pháp 7 ngày giúp bé ngủ ngon Hiệu quả
“Phương pháp 7 ngày giúp bé ngủ ngon thực sự hiệu quả các mẹ ạ! Bé nhà mình ngủ ngoan cả đêm. Đã rất lâu rồi mình và chồng mình mới có lại được giấc ngủ đêm quý báu như vậy. Thời gian trước, mình đã không được chợp mắt vì bé quấy khóc đòi […]
Bí quyết của mẹ để ru bé ngủ ngon không quấy khóc
Bí quyết của mẹ để ru bé ngủ ngon không quấy khóc
Ru bé ngủ ngon luôn là bài học đầu tiên mà bất kỳ mẹ bỉm nào mới sinh con lần đầu đều phải đối mặt. Vậy phương pháp nào giúp mẹ ru bé ngủ hiệu quả mà không làm bé tỉnh giữa giấc? Hãy cùng đồng hành cùng Góc của mẹ trong bài viết ngay […]
Giỏ hàng 0