Viêm phế quản là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng nếu Mẹ không phát hiện sớm để đưa bé đi chữa kịp thời thì căn bệnh này sẽ gây ra hậu quả lớn với sức khỏe bé. Vậy Mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm phế quản?
Mục lục
1. Triệu chứng khi trẻ bị viêm phế quản
Ở giai đoạn tiền phát, bệnh viêm phế quản có triệu chứng tương tự như bệnh viêm họng hay ho sốt thông thường nên các Mẹ rất dễ bị nhầm lẫn. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ kéo dài, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp … hoặc thậm chí là tử vong.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phế quản mà Mẹ nên để ý:
- Cổ họng bé đau, nóng rát.
- Bé ho nhiều (có thể ho khan hoặc ho có đờm) và kéo dài. Thở gấp và ngắn hơn bình thường.
- Trẻ sốt cao 39 – 40 độ kèm theo dịch mũi (dịch mũi màu xanh), thở khò khè.
- Trẻ đau tức vùng ngực, biếng ăn, nôn trớ, mệt mỏi, cáu gắt.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản
Nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm phế quản là do sự tấn công của các loại virus gây hại như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,… Những virus này nhân lúc sức đề kháng của bé yếu hoặc trường hợp cơ thể bị nhiễm lạnh để tấn công và gây bệnh viêm phế quản.
Trẻ thuộc nhóm dưới đây có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn bình thường:
- Các bé thường xuyên ở trong với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá,…
- Không gian sống của bé ẩm mốc, chật chội, có độ ẩm cao.
- Gia đình có tiền sử bệnh hen suyễn.
- Trẻ bị dị ứng đường hô hấp với các tác nhân như: phấn hoa, lông động vật,…
- Trẻ bị thừa cân, béo phì.
3. Trẻ bị viêm phế quản có thể chữa trị dứt điểm không?
Bé hoàn toàn có thể tự khỏi bệnh nếu được điều trị từ sớm và đúng cách. Các Mẹ cần để ý, chăm sóc con ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, Mẹ cần lưu ý, đưa bé đến viện ngay khi có những triệu chứng nặng sau:
3.1 Hô hấp của bé khó khăn, người tím tái
Mẹ hoặc người thân có thể kiểm soát hơi thở của trẻ một cách dễ dàng bằng cách đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ trong vòng 1 phút. Mẹ nên đếm khoảng 2 – 3 lần để đảm bảo độ chính xác. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), trẻ được cho là thở nhanh khi:
- Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên (với trẻ dưới 2 tháng tuổi)
- Nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên ( với trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi)
- Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên (với trẻ từ 1 đến 5 tuổi)
3.2 Sốt cao liên tục
Trẻ sốt cao trên 39 độ C, uống thuốc hạ sốt không có tác dụng hoặc co giật.
3.3 Trẻ ho, ngủ li bì, bỏ bú
Cơn ho của bé kéo dài khó dứt, mặt đỏ bừng (ho gà). Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức, bỏ bú sữa.
4. Cách chăm sóc cho trẻ bị viêm phế quản
Vậy Mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm phế quản nhanh khỏi bệnh?
4.1 Chăm sóc hàng ngày
- Trẻ cần được giữ ấm cơ thể. Vậy nên Mẹ hãy cho con uống thật nhiều nước ấm nhé!
- Mẹ hãy sử dụng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mũi để vệ sinh mũi cho bé thường xuyên.
- Để hạ sốt cho trẻ, Mẹ hãy chườm ấm toàn thân cho con. Chườm ấm đúng cách sẽ giúp nhiệt độ cơ thể trẻ giảm đến ~1°C. Ngoài ra, Mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt paracetamol khi nhiệt độ cơ thể con cao ≥ 38,5 độ C (nhưng chỉ được làm theo hướng dẫn của bác sĩ thôi Mẹ nhé).
- Bác sĩ có thể cho bé uống thuốc làm loãng đờm như N-acetylcystein, để bé có thể ho đẩy đờm ra khỏi đường dẫn khí một cách dễ dàng hơn.
- Tác nhân chính của viêm phế quản là do sự tấn công của virus nên việc sử dụng kháng sinh cho bé gần như không hề có tác dụng. Mẹ chỉ cho bé sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
4.2 Chế độ dinh dưỡng cho bé
Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa để bổ sung đủ chất cho bé như
- Ngũ cốc, trứng gà, đậu phụ, sữa bò, sữa chua,…
- Rau xanh và các loại hoa quả tươi chứa nhiều khoáng chất, vitamin (A, C, E) như cà rốt, rau cải xanh, bí ngô, dâu tây,…
- Các thức ăn dạng lỏng, mềm để bé dễ nuốt gồm canh, cháo, súp.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước ấm. Hoặc Mẹ có thể thay đổi bằng nước trái cây, nước ép rau củ, nước bù điện giải đề bổ sung phần nước bị mất, tăng cường sức đề kháng và khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể cho bé.
Mẹ cần lưu ý, cho bé ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày để tránh việc bé bị mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ.
Mẹ có thể tham khảo thêm:
4 Loại vitamin và khoáng chất khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ
Mẹ có biết 10 thực phẩm giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé?
Hướng dẫn nấu súp ngô cho bé ăn dặm bổ dưỡng và hấp dẫn không thể bỏ qua
Một số thực phẩm Mẹ cần hạn chế cho ăn khi trẻ bị viêm phế quản như:
- Bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga.
- Trẻ cần hạn chế các loại thực phẩm – đồ ăn nhanh, đồ có chứa nhiều dầu mỡ như thịt chiên, gà rán, khoai rán, gà chiên,…
- Các món có chứa hàm lượng muối cao. Tốt nhất Mẹ nên giảm lượng muối trong các món ăn dành cho trẻ. Bởi lẽ, lượng muối dư thừa sẽ khiến cơ thể tích trữ nước nhiều hơn bình thường. Điều này làm gia tăng sự tạo chất nhầy ở phế quản, làm cho trẻ cảm thấy khó chịu.
- Các loại thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, gừng,… sẽ gây kích thích phần niêm mạc ở phế quản.
- Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, vị chua và chát như khế, mận, xoài,…
- Các loại thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn
Trẻ bị viêm phế quản rất phổ biến nhưng cũng vô cùng nguy hiểm đúng không các Mẹ? Các Mẹ cần phải lưu ý hơn để bé nhà mình luôn khỏe mạnh nhé!
Nguồn tham khảo:
https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/nhi-khoa/van-de-ho-hap-tre-em/viem-phe-quan-o-tre-em/
https://www.benhhen.vn/tintuc/hen-phe-quan-o-tre-em.html