Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ chậm nói: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiệu quả nhất

Mẹ lo lắng khi thấy bé nhà mình nói ít hơn các bạn cùng lứa. Mẹ nghĩ bé bị chậm nói. Nhưng như thế nào mới được xem là trẻ chậm nói. Bé chậm nói sẽ có biểu hiện như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Bài viết sau sẽ giúp mẹ giải đáp các vấn đề trên về tình trạng bé chậm nói

1. Trẻ như thế nào được xem là chậm nói?

Trẻ chậm nói là tình trạng bé có khả năng nói và thể hiện ngôn ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa. Bé có thể phát âm được các từ nhưng người nghe sẽ rất khó để đoán được ý muốn của bé. Do đó, các bé chậm nói thường có khả năng diễn đạt rất kém. 

Bé chậm nói
Bé chậm nói

Bé chậm nói được chia ra làm 3 nhóm chính:

  • Bé chậm nói đơn thuần.
  • Bé chậm nói do vấn đề về bộ phận cơ thể như tai, mũi, miệng, lưỡi.
  • Bé chậm nói do khiếm khuyết về phát triển não bộ.

Mẹ có thể tham khảo các mốc thời gian bé biết nói tại đây để tiện theo dõi khả năng nói của bé. 

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ chậm nói

 Ba mẹ có thể quan sát bé chậm nói qua các dấu hiệu của từng cột mốc sau:

2.1. Trẻ chậm nói dưới 1 tuổi

  • Bé 3 – 4 tháng

Không có phản ứng với tiếng động mạnh, cũng không phát ra tiếng gừ gừ. Giai đoạn 4 tháng tuổi nhưng bé vẫn không biết bắt chước các âm thanh quen thuộc.

  • Bé 5 – 12 tháng tuổi

Bé vẫn không có phản ứng gì với âm thanh phát ra xung quanh. Đồng thời khi cần giúp đỡ hay yêu cầu điều gì đó, bé không tìm cách để giao tiếp với mọi người. 

Tập cho bé giao tiếp
Tập cho bé giao tiếp

2.2. Trẻ chậm nói khi đủ 12 tháng tuổi

  • Bé 12 tháng tuổi

Trẻ chưa nói được bất kỳ từ nào như ba hoặc mẹ. Bé cũng không thể phát âm các phụ âm cơ bản như b, p. Không có phản ứng gì khi được gọi tên. Bé chưa thực hiện được các động tác vẫy tay tạm biệt, lắc đầu. Bé cũng không hiểu ý nghĩa của những hành động này khi người khác làm. Bé có xu hướng không quan tâm đến mọi thứ xung quanh. 

  • Bé 15 – 18 tháng tuổi

Đây là giai đoạn cần lưu ý khi bé vẫn không hiểu các mệnh lệnh đơn giản như không, dậy nào. Bé vẫn chưa nói được từ nào, cũng không có hành động tương tác nào khi bạn hỏi. Như khi bạn nói bé chỉ vào một món đồ chơi, bức tranh, bộ phận cơ thể thì bé không có phản ứng.

2.3. Trẻ chậm nói 2 tuổi

Chưa thể nói câu đơn giản từ 2 – 4 từ. Khả năng học từ mới rất chậm. Bé không thể tự nói mà phải nhại lại lời nói của bố mẹ. Không hiểu các câu mệnh dài như “ Uống nước không?” “ Mẹ đâu rồi?”… Không biết ý nghĩa của các đồ dùng quen thuộc như bàn chải, lược… Bé không thể gọi tên các bộ phận trên cơ thể như mắt, mũi, tay… Ba mẹ và người xung quanh rất khó để hiểu ý diễn đạt của bé.

Trẻ chậm nói 2 tuổi
Trẻ chậm nói 2 tuổi

2.4. Trẻ chậm nói 3 tuổi

Bé không thể sử dụng các câu ngắn từ 3 từ như “Muốn uống nước”, “Muốn ăn cơm”… Bé cũng không thể hiểu các câu trên 5 từ của bố mẹ “Hôm nay con muốn ăn gì?” “Lấy con búp bê đó và đem đến cho mẹ”… Bé không dùng đại từ nhân xưng trong câu nói. Bé chưa nói phát âm rõ các từ và hay nhăn mặt mỗi khi nói. Bé không quan tâm đến bạn bè hay sách truyện. Bé rất lệ thuộc vào bố mẹ và rất khó để tách bé và bố mẹ ra. 

2.5. Trẻ chậm nói 4 tuổi

Bé 4 tuổi nhưng vẫn chưa thể phát âm rõ các phụ âm. Đồng thời cũng không biết cách dùng đại từ nhân xưng (con, ba, mẹ) như thế nào cho đúng. Bé cũng không phân biệt được giống nhau và khác nhau.

Trẻ chậm nói 4 tuổi
Trẻ chậm nói 4 tuổi

3. Nguyên nhân khiến bé chậm nói

Trẻ chậm nói có thể do các nguyên nhân sau đây:

  • Bé chậm phát triển: Đây là nguyên nhân của trường hợp bé chậm nói đơn thuần. Vì mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau. Các bé chậm phát triển thường nói rất ít. Nên phải cần thời gian và sự giúp đỡ của ba mẹ mới giúp bé phát triển khả năng nói. 
  • Có vấn đề về môi, lưỡi: Các trường hợp như hở hàm ếch, dây thắng lưỡi ngắn… khiến bé khó khăn trong việc phát ra âm thanh. Dẫn đến hiện tượng chậm nói.
  • Bệnh lý: Do bé mắc các căn bệnh liên quan đến tai, mũi, họng và các vấn đề về não bộ khiến bé không thể phát triển khả năng nói như bình thường.
  • Bé bị ảnh hưởng tâm lý: Bé được cưng chiều quá mức hoặc ba mẹ quá bận rộn ít nói chuyện và quan tâm bé. Bé có thể đã trải qua cú sốc lớn ảnh hưởng đến tâm lý khiến bé trở nên chậm nói. 
  • Tự kỷ: Chậm nói là một trong các biểu hiện của tự kỷ. Nhưng không phải các bé chậm nói đều tự kỷ. Ba mẹ cần quan sát kỹ lưỡng thêm các dấu hiệu khác để xác định bé có bị tự kỷ hay không. 
Nguyên nhân khiến bé chậm nói
Nguyên nhân khiến bé chậm nói

4. Cách khắc phục tình trạng trẻ chậm nói

Tình trạng bé chậm nói có thể bắt kịp các bạn khi ba mẹ có cách dạy nói cho con hiệu quả. Sau đây là các phương pháp giúp bé khắc phục tình trạng chậm nói hiệu quả:

4.1. Xác định nguyên nhân trẻ chậm nói

Phụ huynh nên đưa bé đến khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân. Khi biết được nguyên nhân, ba mẹ có thể dễ dàng giúp bé xử lý tình trạng này hiệu quả hơn.

4.2. Dành thời gian cho bé mỗi ngày

Quan tâm và trò chuyện với bé là biện pháp tốt nhất để khuyến khích bé nói. Ba mẹ đọc sách, kể chuyện và dạy bé phát âm các từ đơn giản đi kèm cùng hành động giúp bé tiếp thu hiệu quả hơn. Dù có bận rộn, ba mẹ vẫn nên dành nhiều thời gian để giao tiếp với bé.

4.3. Tập cho bé tự nói lên nhu cầu của mình

Để khuyến khích bé nói nhiều hơn. Ba mẹ hãy để bé nói ra nhu cầu của mình bằng lời nói hoặc cử chỉ hành động rõ ràng thay vì chỉ ư ư là ba mẹ đã đáp ứng cho bé. Như vậy sẽ giúp cải thiện tình trạng trẻ chậm nói.

4.4. Tạo môi trường cho bé nói chuyện

Dẵn bé đến khu vui chơi để được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi. Tạo không gian môi trường nhộn nhịp để kích thích khả năng giao tiếp của bé. Cho bé cơ hội được nói nhiều hơn và mạnh dạn hơn.

4.5. Luôn giải thích những gì mình làm

Nhằm giúp bé luôn được tiếp thu và học từ mới ở mọi lúc mọi nơi. Ba mẹ nên luôn nói với bé những gì đang làm và giải thích những gì mà bé hứng thú. Như “Mẹ đang uống nước”, “ Ba thích ăn cà chua màu đỏ”, “ Mẹ đang nấu cháo cho con”… Như vậy sẽ giúp bé tự học trong tiềm thức.

4.6. Không bắt chước âm thanh của bé

Bé chậm nói sẽ rất khó để nói tròn âm, các từ của bé sẽ bị líu và tạo nên các âm thanh không chuẩn. Ba mẹ chú ý không bắt chước theo bé trong quá trình giúp con cải thiện.

4.7. Hạn chế để bé một mình

Tránh để bé một mình với tivi, điện thoại hoặc các thiết bị điện tử quá lâu và quá nhiều lần.

Hạn chế để bé một mình
Hạn chế để bé một mình

Trẻ chậm nói là trường hợp khá phổ biến ở hiện tại. Ba mẹ không cần quá lo lắng hay căng thẳng mà ép bé phải nói. Tạo cho bé sự thoải mái và môi trường để bé có thể phát huy khả năng nói một cách tự nhiên. Khi nhận thấy bé chậm nói ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và xác định nguyên nhân để được điều trị hiệu quả nhất.

Ngoài ra mẹ có thể tìm hiểu thêm ở đây mẹ nhé:

https://mamamy.vn/cham-soc-be/tre-14-thang-biet-lam-gi/

https://mamamy.vn/cham-soc-be/su-phat-trien-cua-tre-2-thang-tuoi/

https://mamamy.vn/cham-soc-be/su-phat-trien-cua-tre-3-thang-tuoi/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ chậm nói: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiệu quả nhất”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0