Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi, những điều bố mẹ nên biết

Mỗi bạn nhỏ có một quá trình phát triển riêng và không phải bé nào cũng giống bé nào. Trẻ có thể biết bò trước 8 tháng tuổi, hoặc biết bò sau đó vài tuần. Cách mỗi trẻ biểu hiện cũng sẽ không giống nhau. Chính vì thế, bạn không cần quá lo lắng khi sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi nhà bạn khác với những đứa trẻ cùng tuổi. Con bạn có thể biết một số thứ trước những bạn nhỏ khác và chậm hơn các bạn khác về một vài mặt. Điều đó không thành vấn đề, quan trọng là trẻ năng động và hoạt bát. 

1. Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

1.1. Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi – Vận động

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi trong vận động đã có phần tinh tế hơn trước đó. Con có thể nhặt đồ vật chính xác bằng ngón cái và ngón trỏ. Sự tập trung cũng tốt hơn trước. Điều đó giúp trẻ có thể tìm hiểu và kiểm tra các vật thể một cách kỹ càng hơn. Bé có thể cầm cốc hoặc bình sữa để uống. Một số trẻ còn có thể tháo đồ vật hoặc buông đồ chơi và đưa chúng cho người khác.

Bé cũng có thể bắt đầu dậm từng bước chân một hoặc đứng với đôi chân ít chao đảo và thẳng hơn. Nhiều bé cũng bắt đầu bò xung quanh vào thời điểm này.

1.2. Các giác quan, giao tiếp và cảm xúc

Các giác quan, giao tiếp và cảm xúc

Mẹ yêu có biết trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì? Và giai đoạn này, bé tập trung vào quan sát miệng và môi của người lớn. Bé cũng có thể lập lại những gì bạn nói bằng cách côc phát ra những âm tiết ngắn như “ta”, “ba”, “ma”. Trẻ cũng có thể nhận ra tên của bố mẹ hay những người thân. Thời điểm này người lớn cần xem lại cách mình nói chuyện. Vì nếu người lớn chửi thề, bé có thể sẽ bắt chước theo.

Cố gắng tập bò cho bé trước khi tập đi. Bởi như vậy có thể phát triển khả năng phối hợp của các bộ phận mắt- tay chân- cơ thể của bé.

  • Những hoạt động tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi
  • Có thể hỏi trẻ những câu hỏi ngắn để khuyến khích trẻ tìm kiếm. Ví dụ như “bố đâu?”, “mẹ đâu?”, “con mèo đâu?”.
  • Mẹ có thể đưa đồ chơi cho bé và nói “cái này của con”, và hướng dẫn con nói “ạ hoặc dạ” hoặc cách cử chỉ cảm ơn như khoanh tay, gật đầu,…
  • Cho bé muột chuyến đi chơi công viên và thử cho bé ngồi xích đu.
  • Đặt bốn hoặc năm loại thức ăn khác nhau, có thể là ngũ cốc lên một chiếc bàn sạch sẽ. Sau đó, khuyến khích trẻ nhặt từng món để ăn.

2. Bé sẽ làm được những gì trong tháng thứ 8

Bé sẽ làm được những gì trong tháng thứ 8

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi gắn liền với những cột mốc nào?

  • Trẻ có thể nhặt các vật nhỏ một cách chính xác bằng ngón cái và ngón trỏ.
  • Có thể tự cầm cốc hoặc chai để uống.
  • Tập nói bập bẹ bằng cách phát ra những âm tiết như (“da”, “ta”, “ma”, “ba”), có thể lập lại các âm như (baba, mama, bama).

Con cũng có thể:

  • Chăm chú quan sát môi và miệng của bố mẹ và cố gắng bắt chước theo.
  • Bắt đầu nhận ra tên người bố mẹ và người thân với bé.
  • Giữ đồ chơi và buông ra theo ý muốn.

3. Bé 8 tháng tuổi ngủ như thế nào?

Không có một thời gian tuyệt đối cho thời gian bé ngủ vào tháng thứ 8. Trung bình trẻ ngủ khoảng 14 tiếng mỗi ngày. Nó bao gồm các giấc ngủ ngắn (30 phút đến 40 phút) vào buổi sáng và giấc ngủ dài hơn (2 đến 3 tiếng) vào buổi trưa.

Bé 8 tháng tuổi ngủ như thế nào?

Khi được 8 tháng tuổi, nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là rất thấp. Vì vậy bạn có thể đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, nhưng không cần xoay trẻ nằm ngửa nếu trẻ nằm sấp trong đêm. Cố gắng tập cho con thói quen tự lập. Giỗ bé ngủ, hôn con, chúc con ngủ ngon, đặt bé vào cũi và rời khỏi phòng. Làm như vậy vào mỗi tối trước mỗi lần đi ngủ.

Một số trẻ ngủ 8 đến 12 tiếng vào ban đêm liên tục mà không thức giấc. Nhưng có tới ¼ số trẻ không như thế cho tới hơn 1 tuổi. Hầu hết, trẻ đều thức dậy một vài lần giữa đêm, và ngủ lại bình thường sau đó. Tuy nhiên, nếu con đang phải vật lộn với cơn đau mọc răng hoặc đói giữa đêm khuya, lúc này bé cần một chút sự giúp đỡ từ bố mẹ.

Những điều bất ngờ về khả năng phát triển của trẻ trong năm đầu tiên

Hiểu về trẻ sơ sinh để chăm sóc bé tốt hơn

Mách mẹ cách chăm sóc giấc ngủ của bé để phát triển toàn diện

4. Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi và bữa ăn hằng ngày

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi và bữa ăn hằng ngày

Trẻ tám tháng tuổi trung bình bú 3 lần sữa mỗi ngày và cộng thêm 3 bữa với thức ăn đặc. Hãy chắc rằng bữa ăn của trẻ được bổ sung thêm chất sắt, thường có trong thịt và rau. Mẹ cũng nên cho trẻ thử càng nhiều thực phẩm và hương vị mới càng tốt. Và đừng nản lòng nếu con chưa thể làm quen với mùi vị đó ngay. Mẹ cũng không nên cho con ăn đồ ngọt quá sớm vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của con sau này. Và làm hỏng răng mới của con.

Phần kết

Bé yêu đang lớn lên từng ngày. Được chứng kiến những thành quả mà con đạt được qua từng mốc thời gian, chính là hạnh phúc của người làm cha mẹ. Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi mang nhiều dấu ấn quan trọng. Bé nhà mình thực sự trở nên năng động và ồn ào hơn rất nhiều. ĐIều đó đòi hỏi nhiều hơn sự kiên nhẫn từ người lớn. Sẽ có những thời điểm bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Không sao cả, hãy luôn nhớ rằng tình yêu đối với con cái lớn hơn thế rất nhiều.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi, những điều bố mẹ nên biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0