Lần đầu thấy bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay chắc mẹ sẽ lo lắng và lúng túng lắm. Nhưng mẹ bình tinh nhé, bởi theo thông tin từ chuyên gia, tình trạng mẩn đỏ ở lòng bàn tay thường không nguy hiểm cho bé đâu ạ. Chỉ cần mẹ hiểu vấn đề con đang gặp phải và chăm sóc khoa học, bé sẽ khỏi nhanh sau một vài ngày
Có nhiều nguyên nhân khiến con bị mẩn đỏ ở lòng bàn tay, và dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến nhất. Mẹ theo dõi để biết cách chăm sóc cho con nhé!
Mục lục
1. Bé bị mẩn đỏ ở lòng bàn tay do bị dị ứng
Tùy vào cơ địa và gen di truyền, bé dị ứng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào, bé dị ứng gây mẩn đỏ ở lòng bàn tay sẽ nhanh hết, chỉ cần phát hiện kịp thời và không để bé tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng nữa.
1.1. Nguyên nhân
Cơ thể bé chưa phát triển toàn diện như mẹ, hệ miễn dịch bảo vệ tự nhiên của con còn non yếu. Vì thế, bé dễ bị dị ứng bởi các tác nhân lạ từ bên ngoài môi trường như:
- Vi khuẩn, virus
- Lông chó mèo, động vật.
- Phấn hoa.
- Khói bụi, ô nhiễm khói thuốc lá.
- Thức ăn: lạc, hạch nhân, hải sản, sữa,..
1.2. Biểu hiện
- Nổi mẩn đỏ khắp người, các vết mẩn đỏ nổi trên bề mặt da, ngứa.
- Chảy nước mắt, nước mũi; ngứa mắt, ngứa mũi; hắt hơi, sổ mũi.
- Sưng mắt, mặt, môi.
1.3. Cách chăm sóc
Đầu tiên, mẹ nghĩ lại xem bé có mới ăn thực phẩm lạ không? Bé có mới tiếp xúc với động vật, hoa hay không? Hay bé có mới ra ngoài, nơi nhiều khói bụi ô nhiễm, vi khuẩn mà mẹ vô tình chưa che chắn cẩn thận cho bé hay không?
Sau khi phát hiện tác nhân gây dị ứng, mẹ giữ bé tránh xa các tác nhân này luôn mẹ nhé. Các biểu hiện dị ứng sẽ tự biến mất ngay trong ngày.
Lưu ý quan trọng cho mẹ: Nếu mẹ thấy bé có biểu hiện nặng, khó thở, sưng mặt, mắt, môi nhiều, mẩn ngứa toàn thân làm bé quấy khóc liên tục không ngừng,… mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.
2. Bé bị côn trùng cắn ở tay
Bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay có thể do côn trùng cắn nữa đó mẹ ạ. Các biểu hiện côn trùng cắn thường lành tính, chỉ gây sưng, ngứa và thường không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
2.1. Nguyên nhân
Bé dễ bị tấn công bởi các loại côn trùng như: muỗi, kiến, ong,… khi:
- Muỗi: Bé dễ bị muỗi đốt khi mẹ không bung màn cho bé khi ngủ; nhà cửa ẩm ướt, tạo môi trường cho muỗi sinh sôi, phát triển.
- Kiến, ong: Bé nhỏ hiếu động, nô nghịch, tiếp xúc với côn trùng và bị côn trùng cắn.
2.2. Biểu hiện
Không chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, mẩn đỏ do côn trùng cắn nằm rải rác ở bất cứ đâu trên cơ thể bé. Mỗi vết cắn do muỗi, kiến hay ong đốt có những biểu hiện khác nhau:
- Muỗi: Mẩn đỏ chấm nhỏ trên lòng bàn tay, ngứa, không mưng mủ.
- Kiến: Mẩn đỏ kèm mụn nước, nhỏ, tròn nổi trên bề mặt da, ngứa.
- Ong: Mụn to đường kính trên 1cm, sưng đỏ, đau, không ngứa.
2.3. Cách chăm sóc
Các vết mẩn đỏ do côn trùng đốt không lây lan sang các vùng da khác. Mẹ yên tâm, bình tĩnh và chú ý làm dịu các vết mẩn đỏ trên da bé như sau:
- Dùng nước muối sinh lý: Ngoài việc rửa tay, giữ tay bé sạch sẽ; mẹ dùng nước muối sinh lý lau tay cho bé 2 – 3 lần / ngày. Nước muối có tác dụng loại bỏ vi khuẩn và độc tố côn trùng, giúp da bé hồi phục nhanh hơn.
- Chườm lạnh: Mẹ nhúng khăn mềm vào nước mát khoảng 25 độ C, vắt bớt nước và chườm lên các vết mẩn đỏ trên da bé. Nhiệt độ mát sẽ làm dịu các vết mẩn đỏ; giúp bé đỡ đau và đỡ ngứa hơn.
- Lấy vòi chích ong ra khỏi da bé: Vòi chích ong kẹt trong da bé chứa nhiều nọc độc, làm da không hồi phục được. Mẹ nhẹ nhàng dùng tay hoặc dùng nhíp kẹp để gắp vòi chích ong ra. Tuyệt đối mẹ không nặn ép da bé làm nọc độc ong lan rộng, tổn thương vùng da xung quanh.
- Sử dụng xịt xử lý các vấn đề về da: Xịt xử lý các vấn đề về da chứa thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm giúp làm lành vùng da tổn thương nhanh chóng. Chỉ cần xịt và xịt, vùng da bị côn trùng cắn sẽ dịu đi nhanh chóng, giảm ngứa ngáy, khó chịu cho bé. Mẹ ưu tiên chọn sản phẩm có thành phần thiên nhiên để an toàn, lành tính nhất cho bé mẹ nhé!
Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ: Hầu hết bé nổi mẩn do côn trùng cắn không đánh lo ngại. Nhưng trong một số trường hợp, bé bị các loại côn trùng mang độc, mang virus vi khuẩn gây bệnh cắn; mẹ cần đưa bé đi khám khi thấy các biểu hiện sau:
- Bé mệt mỏi, sưng đau khó chịu nhiều.
- Bé sốt trên 38,5 độ C.
- Các vết mẩn đỏ chuyển lở loét, mưng mủ.
- Ong đốt sưng to, phồng trên bề mặt da, đường kính trên 2cm.
3. Bệnh tay – chân – miệng khiến bé bị mẩn đỏ ở lòng bàn tay
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm, có nguy cơ lây lan nhanh, đặc biệt vào tháng 3 – 5 và tháng 8 – 9 hàng năm. Mẹ cần phát hiện sớm và có cách chăm sóc bé phù hợp nhanh chóng.
3.1. Nguyên nhân
Bé bị tay chân miệng do nhiễm virus từ người mang bệnh qua các tiếp xúc như:
- Hít, nuốt phải nước bọt từ người bệnh khi ăn uống chung, nói chuyện, người bệnh hắt hơi, ho.
- Chạm vào các vết mụn nước, đặc biệt là các vết mụn vỡ từ người bệnh.
- Lây qua vật dụng dùng chung: chăn màn, đồ chơi, bàn ghế, cốc nước,…
3.2. Biểu hiện
Sau 3 – 6 ngày bé lây nhiễm virus qua các con đường trên, bé bị tay chân miệng bắt đầu có những biểu hiện:
- Sốt trên 38,5 độ C, mệt mỏi.
- Nổi mụn nước có kích thước 2 – 10mm ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các vết mụn không đau, không ngứa.
- Loét miệng: Các vết loét trong miệng có kích thước 2- 3mm. Bé đau rát răng và niêm mạc miệng, chảy nước bọt nhiều.
- Tiêu chảy nhẹ, 2 – 3 lần trong ngày.
3.3. Cách chăm sóc
Tay chân miệng là bệnh nguy hiểm, dễ dẫn tới các biến chứng như viêm màng não, tê liệt, bội nhiễm vi khuẩn….. Mẹ cần đưa bé tay chân miệng đi khám bác sĩ sớm nhất có thể, tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ và lưu ý:
- Cho bé uống đủ 1.5l nước/ngày: Bé bị tay chân miệng thường sốt cao, đổ mồ hôi nhiều nên dễ bị mất nước, mệt mỏi. Để bù nước cho bé, mẹ cho bé uống đủ 1.5L nước mỗi ngày. Nếu bé đang bú mẹ thì mẹ chú ý cho con bú nhiều hơn bình thường 2 – 3 cữ mẹ nhé!
- Chọn thức ăn dễ tiêu hóa cho bé: Niêm mạc miệng bé đang bị loét, đau, khó nhai. Mẹ chọn cho bé thức ăn loãng, dễ ăn và dễ tiêu hóa như: cháo, sữa chua, bánh bông lan,… tránh các loại thức ăn cay nóng, gây kích ứng các vết loét như: ớt, chanh, xoài chua, mận, mì tôm,….
4. Sốt phát ban
Sốt phát ban là vấn đề da thường gặp ở bé dưới 5 tuổi bởi hệ miễn dịch non yếu, virus dễ tấn công, gây sốt, mẩn đỏ trên lòng bàn tay và khắp cơ thể bé.
4.1. Nguyên nhân
Bé sốt phát ban có nguyên nhân chính là bởi nhiễm virus do:
- Lây nhiễm virus từ các bé khác.
- Sốt phát ban không lây qua giao tiếp thông thường nhưng lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ vật với người ốm sốt.
- Nhiễm virus do động vật cắn: chấy rận, chuột,…
4.2. Biểu hiện
Sốt phát ban có hai biểu hiện điển hình là sốt và phát ban; kèm theo một số triệu chứng khác ít gặp hơn như: tiêu chảy, sưng mắt, kém ăn:
- Sốt: Sốt rất cao trên 39 độ, liên tục, kéo dài 3- 5 ngày.
- Phát ban: Các vết phát ban nhỏ, màu hồng đỏ, xuất hiện trong hoặc sau khi sốt; phân bố đều ở tay, ngực, lưng, cổ; ít khi ở mặt và chân.
4.3. Cách chăm sóc
Bé sốt phát ban sốt cao, liên tục và kéo dài. Mẹ chú ý hạ sốt cho bé. Khi thân nhiệt bé ổn định trở lại, các vết mẩn đỏ sẽ tự biến mất sau vài ngày hoặc vài giờ:
- Dùng thuốc hạ sốt cho bé: Mẹ cho bé uống hoặc đặt hậu môn thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của dược sĩ.
- Bù nước và điện giải cho bé: Bé sốt cao nên dễ mất nước và chất điện giải qua mồ hôi. Mẹ cho bé uống đủ 1,5 lít nước trong ngày, ưu tiên các loại nước ép trái cây, sữa,… hoặc dùng oresol bổ sung điện giải khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Lưu ý cho mẹ: Sốt phát ban kéo dài làm bé mệt mỏi, kém ăn, chậm lớn; thậm chí gây biến chứng nguy hiểm như: suy dinh dưỡng, chậm phát triển não bộ,…. Mẹ cần đưa bé đến khám trực tiếp bác sĩ khi bé có các biểu hiện:
- Bé sốt trên 39 độ C, liên tục trong ngày; không hạ sốt khi dùng thuốc.
- Phát ban không giảm sau 3 ngày.
- Sốt và phát ban kéo dài quá 7 ngày.
- Bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
- Bé có hệ miễn dịch yếu như: suy dinh dưỡng, sinh non, hen suyễn,…
5. Bé bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là vấn đề da mang tính di truyền. Da bé dễ bị kích ứng, nổi mẩn ở lòng tay khi bố mẹ, người thân trong gia đình có da nhạy cảm với các tác nhân dị ứng bên ngoài.
5.1. Nguyên nhân
Viêm da cơ địa thường gặp khi bé tiếp xúc với các nguyên nhân sau:
- Thời tiết thay đổi thất thường, khô hanh, nóng bức.
- Hóa chất từ nước giặt quần áo, nước hoa, mỹ phẩm mẹ dùng, kem bôi da không phù hợp với làn da nhạy cảm của bé,…
- Lông động vật, chó mèo,…
- Môi trường ô nhiễm, khói bụi.
5.2. Biểu hiện
Các dấu hiệu viêm da cơ địa thường xuất hiện ngay sau khi bé tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Các tổn thương trên da bao gồm:
- Da khô, sần, nứt nẻ.
- Các vết mẩn đỏ không gây đau, nhưng ngứa, rát.
- Mẩn đỏ ở tay hoặc bất cứ đâu trên cơ thể.
- Bé không sốt.
5.3. Cách chăm sóc
Da bé sẽ tự hồi phục nhanh chóng sau khoảng 2 – 3 ngày nếu mẹ:
- Không đưa bé ra ngoài, đến những nơi ô nhiễm, khói bụi; đặc biệt những ngày nắng nóng, thời điểm giữa trưa.
- Dọn phòng hàng ngày, giữ nhiệt độ phòng dễ chịu khoảng 28 độ C.
- Không để bé chơi với lông động vật; phấn hoa……
6. Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh nguy hiểm, dễ tái phát, khó chữa khỏi hoàn toàn, thường xảy ra ở các bé gái nhiều hơn các bé trai. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng vì bé mẩn đỏ ở lòng bàn tay rất ít gặp, chỉ có khoảng 0,00005% bé bị tình trạng này.
6.1. Nguyên nhân
Bé bị Lupus ban đỏ hệ thống do cơ thể bé bị mang các tự kháng thể truyền từ mẹ sang con. Các tự kháng thể này bình thường không gây hại cho bé nhưng gây mẩn đỏ khi bé tiếp xúc với các yếu tố như:
- Môi trường ô nhiễm.
- Hệ miễn dịch suy yếu do sinh non, suy dinh dưỡng, cảm sốt, tiêm vacxin,…
- Tia tử ngoại từ ánh mặt trời.
6.2. Biểu hiện
Lupus ban đỏ hệ thống có biểu hiện nhìn thấy rõ trên da bé:
- Mẩn đỏ thành từng mảng, tròn, kích thước to nhỏ khác nhau, không nổi trên bề mặt da.
- Vùng da mẩn đỏ hình thành vảy, khô.
- Có hoặc không kèm theo các biểu hiện khác: tim đập nhanh, vàng da,…
6.3. Cách chăm sóc
Bé Lupus ban đỏ hệ thống cần mẹ đưa bé đi bệnh viện khám sớm nhất. Cùng với đó, mẹ chú ý:
- Tránh để bé tiếp xúc với ánh mặt trời: Mẹ không để bé ngủ gần cửa sổ, dùng áo che nắng, mũ cho bé khi đưa bé ra ngoài; nhất là thời điểm giữa trưa.
- Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Bé cần có dinh dưỡng đầy đủ để hệ miễn dịch được phát triển toàn diện. Mẹ bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho bé bằng cách thêm vào thực đơn ăn hàng ngày của con các loại rau xanh, trái cây, bí đỏ, sữa chua,…
- Giữ không gian sống sạch sẽ: Mẹ quét dọn phòng hàng ngày, thay chăn màn 2 lần/tuần. Không gian sạch sẽ giúp bảo vệ bé khỏi các tác nhân kích thích gây bệnh như: khói bụi, cặn bẩn, khói thuốc lá,…
7. Viêm da tiếp xúc
Mẩn đỏ do viêm da tiếp xúc là phản ứng tự nhiên của da khi da tiếp xúc những yếu tố dễ gây viêm, kích ứng.
7.1. Nguyên nhân
Mẩn đỏ xuất hiện trên lòng bàn tay ngay sau khi bé tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, kích ứng sau:
- Hóa chất trong sữa tắm, bột giặt quần áo, kem bôi da, nước hoa, sơn móng tay,… kém chất lượng, chứa các thành phần gây kích ứng như paraben, Clo, chất lưu hương hoá học,…
- Phấn hoa, hay một số cây gây kích ứng da như: ớt, trạng nguyên,…
- Nước tiểu, nước bọt.
- Lông chó mèo và các động vật khác.
7.2. Biểu hiện
Bé viêm da dị ứng không sốt, không mệt mỏi; có biểu hiện chính là các tổn thương trên da:
- Da khô, nứt nẻ, bong vảy, phồng rộp.
- Nổi mẩn đỏ, ngứa dữ dội hoặc rát tại vị trí tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng. Mẩn đỏ không lan sang vùng da khác.
- Các vết mẩn đỏ sau một thời gian chuyển sang sạm nâu, sần sùi.
7.3. Cách chăm sóc
Bé viêm da tiếp xúc không cần phải đi khám bác sĩ. Da bé sẽ tự hồi phục sau 2 – 3 ngày khi mẹ lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh vùng da kích ứng: Mẹ dùng nước ấm khoảng 38 độ C để rửa vùng da bé đang bị mẩn đỏ. Việc này giúp loại bỏ hết các yếu tố gây kích ứng còn bám trên da bé và giúp da bé hồi phục nhanh hơn.
- Tránh để bé tiếp xúc với yếu tố kích ứng da: Da bé chỉ hồi phục khi không còn chịu tác động của các yếu tố gây kích ứng. Mẹ sử dụng sản phẩm sữa tắm, nước giặt, kem bôi da an toàn, không chứa chất gây kích ứng như paraben, hương liệu tổng hợp, SLS, PEG, propylene glycol,… không để bé tiếp xúc với phấn hoa, chó mèo nếu da bé kích ứng với các yếu tố này.
- Dùng kem bôi da cho bé: Mẹ dùng kem bôi da khi thấy bé ngứa rát nhiều, bé quấy khóc không chịu được. Mẹ tìm hiểu kỹ bảng thành phần, nguồn gốc xuất xứ trước khi quyết định sử dụng bất cứ sản phẩm nào chăm sóc da cho con, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất cho bé nhé!
8. 5 lưu ý khi bé bị mẩn đỏ ở lòng bàn tay
Dù bé nổi mẩn đỏ ở tay do nguyên nhân nào, mẹ đều cần lưu ý những điều sau:
- Giữ vệ sinh da tay và những vùng da bị mẩn đỏ: Bụi bẩn bám trên tay bé chứa nhiều vi khuẩn gây viêm và gây kích ứng da bé nhiều hơn. Mẹ hãy giữ tay bé sạch sẽ, không để bé bò, nằm trên sàn bẩn; rửa tay bé sau mỗi lần cho bé ăn,….
- Dùng sữa tắm chuyên dụng cho bé: Sữa tắm tốt cho bé chứa thành phần thiên nhiên, lành tính, ưu tiên thành phần tinh dầu bưởi, inca inchi,… Tránh các sản phẩm chứa hóa chất gây kích ứng như: SLS, paraben, cồn, hương liệu tổng hợp,…
- Không tự ý cho bé sử dụng thuốc: Mẹ hỏi ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng các loại thuốc bôi, thuốc uống, thuốc hạ sốt cho bé; tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc này vì chúng có nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm cho bé,
- Hạn chế làm xước các vết mẩn đỏ: Các vết xước trên da là cánh cửa mở cho vi khuẩn, virus xâm nhập, làm da bé viêm, nhiễm trùng và tổn thương nhiều hơn. Mẹ thao tác nhẹ nhàng khi tắm cho con; tránh để bé gãi ngứa gây xước da bằng cách cắt móng tay bé 1- 2 tuần/lần mẹ nhé!
Chăm sóc một đứa trẻ không bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là khi bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay. Nhưng mẹ cũng đừng lo quá, chỉ cần mẹ bình tĩnh tìm hiểu da con và chăm sóc đúng cách, các vết mẩn đỏ sẽ biến mất sau vài ngày thôi ạ! Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé!