Mẹ bị tắc tia sữa uống thuốc gì để nhanh khỏi và đảm bảo an toàn với bé? Theo các chuyên gia, mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc chữa tắc sữa vì có nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Những thông tin về các loại thuốc trị tắc tia sữa trong bài viết dưới đây chỉ có tính chất tham khảo, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mẹ nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân tắc tia sữa
Tắc tia sữa là tình trạng sữa trong ống dẫn sữa bị ứ đọng, không thoát ra ngoài được, do ống dẫn sữa của mẹ bị hẹp hoặc bị bít kín. Biển hiện của tắc tia sữa là mẹ cảm thẩy bầu vú bị căng tức, nóng ran, khi sờ nắn thấy có các cục rắn. Nếu tình trạng này để lâu ngày mẹ có thể bị sốt và ớn lạnh cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa, phổ biến nhất là do mẹ sản xuất ra quá nhiều sữa nhưng bé không bú hết, mẹ không hút sữa thừa dẫn đến ứ đọng, bít tắc ống dẫn sữa.
Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân chủ quan khác như:
- Mẹ không vệ sinh sạch sẽ đầu vú bằng khăn ấm sau khi con bú xong. Phần sữa thừa dính trên đầu vú tiếp xúc với mô trường lâu rất dễ bị nhiễm khuẩn
- Mẹ thường xuyên bị stress, căng thẳng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến tuyến sữa hoạt động
- Mẹ mặc áo ngực quá chật hoặc thường xuyên nằm sấp khiến ống dẫn chịu áp lực, bị ép gây tắc tia sữa.
2. Khi nào mẹ cần uống thuốc trị tắc tia sữa?
Trong thời kỳ cho con bú, mẹ ăn uống không phải chỉ cho mẹ, mà còn cho cả con nữa. Do bé sơ sinh có hệ miễn dịch non yếu, một lượng nhỏ thuốc qua sữa mẹ và vào cơ thể bé cũng đủ để gây những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Vì thế, giai đoạn này, mẹ cần cực kỳ cẩn trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
Nếu bị tắc tia sữa, mẹ chỉ dùng thuốc kháng sinh chữa tắc tia sữa trong các trường hợp như:
2.1. Thuốc là biện pháp cuối cùng
Có nhiều cách chữa tắc tia sữa khoa học và an toàn không đau: vắt hút sữa, chườm ấm, massage ngực,… Kết hợp nhiều biện pháp với nhau như: vừa chườm ấm, vừa massage ngực sẽ giúp mẹ khai thông tia sữa nhanh chóng. Nếu mẹ đã thực hiện các biện pháp này rồi mà không thành công, mẹ cần đến khám bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc trị tắc tia sữa đúng cách.
2.2. Tắc tia sữa làm mẹ đau dữ dội
Các cục sữa đông vón không chỉ làm tắc tia sữa mà còn chèn ép các dây thần kinh, làm mẹ đau nhức đến độ không thể chịu đựng được. Trong trường hợp này, mẹ cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh chữa tắc tia sữa phù hợp.
2.3. Tắc tia sữa kéo dài quá 3 ngày
Nếu mẹ cảm thấy ngực căng tức, đau nhức, sữa ra ít hoặc không ra trong 3 ngày liên tiếp, mẹ cần đến khám bác sĩ ngay. Tắc tia sữa kéo dài gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tuyến vú, u xơ tuyến vú, áp xe vú,…Không thể chủ quan được đâu ạ!
Mẹ lưu ý: Trong cách trường hợp trên, mẹ không tự ý sử dụng thuốc thông tắc tia sữa mà chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ.
3. Top 4 loại thuốc kháng sinh chữa tắc tia sữa
Mẹ tắc tia sữa được chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau điều trị triệu chứng hoặc các kháng sinh để giảm viêm kháng khuẩn tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ.
Mẹ tắc tia sữa sử dụng các loại thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp giảm đau, điều trị triệu chứng, chứ không giúp mẹ hết tắc sữa đâu ạ. Cùng với việc sử dụng thuốc, mẹ cần phối hợp massage ngực hoặc chườm nóng để loại bỏ cục sữa đông hiệu quả nhất.
3.1. Thuốc trị tắc tia sữa Paracetamol
Theo Dược sĩ Đặng Thị Thuận Thảo, Phòng Dược Lâm Sàng, bệnh viện Từ Dũ; Paracetamol được xem là an toàn cho mẹ sử dụng trong thời gian cho con bú. Thuốc có tác dụng giảm đau, giảm căng tức ngực, hạ sốt.
Tuy nhiên, khi mẹ dùng thuốc, có khoảng 6% paracetamol qua sữa mẹ và gây một số ảnh hưởng đến con. Sau 2 ngày mẹ dùng thuốc, bé có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ trên da như: phát ban, da mẩn đỏ, sần da.
Khi thấy các dấu hiệu kể trên, mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú như bình thường nhưng cần ngừng sử dụng thuốc ngay. Các vết mẩn đỏ trên da bé sẽ tự giảm dần và biến mất hoàn toàn mà không để lại thâm hay sẹo.
Lưu ý khi sử dụng paracetamol trong quá trình cho con bú:
- Chỉ sử dụng thuốc khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Không dùng thuốc khi bé có cơ địa dị ứng với paracetamol, bé có người thân trong gia đình dị ứng với thuốc.
- Không dùng thuốc khi mẹ có các bệnh về gan thận.
3.2. Thuốc trị tắc tia sữa Ibuprofen
Bên cạnh paracetamol, ibuprofen cũng là thuốc thông tắc tia sữa an toàn với bé, lượng thuốc vào sữa mẹ không đáng kể. Thuốc có tác dụng giảm đau và kháng viêm, giảm cảm giác căng tức, sưng viêm khi mẹ tắc tia sữa.
Hiện nay, các nghiên cứu khoa học chưa ghi nhận bất cứ tác dụng không mong muốn nào trên trẻ sơ sinh khi mẹ dùng thuốc ibuprofen trong thời kỳ cho con bú. Mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng thuốc mẹ nha!
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng ibuprofen:
- Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Không dùng thuốc khi mẹ bị viêm loét dạ dày, hen suyễn. Ibuprofen làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh dẫn tới xuất huyết dạ dày, co thắt phế quản, khó thở,….
Mẹ tắc tia sữa lâu ngày dễ dẫn tới nhiễm khuẩn do sữa không được lưu thông, bầu ngực ẩm ướt, vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh mẽ. Điều này làm ngực mẹ sưng đau, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa của con; thậm chí gây các biến chứng như: viêm tuyến vú, áp xe vú.
Lúc này, mẹ được bác sĩ chỉ định các thuốc thông tắc tia sữa diệt vi khuẩn như: Flucloxacillin, dicloxacillin vancomycin,….
3.3. Thuốc chữa tắc tia sữa Flucloxacillin hoặc Dicloxacillin
Theo Hướng dẫn trị liệu bằng kháng sinh của Australia, năm 2010; Flucloxacillin và Dicloxacillin là 2 loại kháng sinh an toàn cho mẹ đang cho con bú để cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn, sưng viêm tuyến vú. Có 1 số trường hợp chỉ một lượng nhỏ thuốc này vào sữa mẹ, làm bé phát ban, mẩn đỏ, hoặc tiêu chảy. Nhưng các tác dụng phụ này rất hiếm khi xảy ra.
Khi sử dụng Flucloxacillin và Dicloxacillin trong thời kỳ cho con bú, mẹ lưu ý:
- Chỉ sử dụng thuốc thông tắc tia sữa khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Không sử dụng khi mẹ bị suy giảm chức năng gan. Flucloxacillin và Dicloxacillin làm nặng hơn các biểu hiện của bệnh, dẫn tới: đau tức bụng trên, vàng mắt, vàng da,…
3.4. Thuốc chữa tắc tia sữa Vancomycin
Vancomycin là kháng sinh diệt khuẩn được sử dụng cho mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ khi mẹ sử dụng các kháng sinh khác nhưng không hiệu quả.
Trên thực tế, vancomycin có khả năng cao xâm nhập vào sữa mẹ. Tuy nhiên, khi thuốc thông tắc tia sữa theo sữa vào cơ thể bé, dạ dày và ruột có khả năng tiêu hóa thuốc và không gây ra bất kỳ tác dụng không mong muốn nào nghiêm trọng với bé.
Khi sử dụng Vancomycin trong thời kỳ cho con bú, mẹ lưu ý:
- Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Chỉ dùng vancomycin khi viêm tắc tia sữa nặng, các kháng sinh khác không cải thiện tình trang sưng viêm, đau nhức.
4. Cách chữa tắc tia sữa bằng thuốc dân gian
4.1. Uống nước xơ mướp khô
Cách làm nước uống xơ mướp khô chữa tắc tia sữa khá đơn giản, mẹ chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
- Cho xơ mướp khô + 10 gai bồ kết + 1 củ hành tươi (hoặc khô) + 2 bát nước vào đun sôi
- Đun 2 bát nước còn 1 bát nước là được
- Đổ nước ra bắt để nguội rồi uống ạ
Sau khi uống xong, mẹ dùng lược thưa chải nhẹ nhàng từ cuống xuống đầu vú khoảng 10 – 15 lần, tiếp theo dùng máy hút sữa để thông tắc tia sữa. Mẹ áp dụng cách này liên tục từ 2-3 ngày rồi ngưng.
4.2. Uống lá đinh lăng
Các bước làm như sau: Đem lá đinh lăng tươi rửa sạch, thái nhỏ, đem đun nước uống thay nước lọc hàng ngày.
Nếu mẹ không mua được lá đinh lăng tươi thì có thể sử dụng lá khô (đã sao vàng). Nước đinh lăng có có mùi vị khá dễ chịu, không đắng nên rất dễ uống. Nước lá đinh lăng không chỉ giúp tắc tia sữa mà còn giúp sữa thơm hơn và kích thích con bú nhiều hơn.
4.3. Uống nước lá bồ công anh
Cách làm nước lá bồ công anh giống với lá đinh lăng và mẹ có thể sử dụng hàng ngày thay cho nước lọc rất tốt. Bã lá bồ công anh mẹ đừng vứt đi mà có thể tận dụng đắp lên ngực đê tăng thêm hiệu quả thông tắc tia sữa. Mẹ áp dụng cách này liên tiếp trong 5 ngày.
4.4. Đắp lá mít
Mẹ chuẩn bị khoảng 18 lá mít, đừng lấy những lá mít qua non. Hơ nóng lá mít rồi đặt lên mỗi bên ngực 9 lá, đặc biệt là những vị trí mẹ thấy cứng và căng tức vì đấy là vị trí sữa đang bị tắc.
Sau đó dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng và ấn mạnh, nếu có sữa chảy ra hãy cho bé bú ngay để khơi thông tia sữa, cứ tiếp tục xoa bóp như vậy. Mẹ áp dụng cách này liên tiếp đến khi thông tắc tia sữa hoàn toàn.
4.5. Đắp lá đu đủ
Tương tự như cách đắp lá mít, mẹ cũng thực hiện giống như vậy. Khác là, mẹ sử dụng lá đu đủ non về cắt thành từng miếng nhỏ vừa đủ để đắp lên bầu vú.
5. Lưu ý khi dùng thuốc chữa tắc tia sữa
Không phải chỉ sử dụng thuốc chữa tắc tia sữa là sẽ khỏi nhanh chóng đâu mẹ ạ! Để con sớm được ăn sữa dinh dưỡng và đầy đủ, mẹ lưu ý một số điều sau:
- Sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ: Sử dụng loại thuốc nào còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: mức độ tắc tia sữa nặng hay nhẹ, tuổi tác, tia sữa nhiễm khuẩn nhiều hay ít. Mẹ cần người có chuyên môn và kinh nghiệm tư vấn để được sử dụng thuốc tốt nhất!
- Giữ bầu ngực, đầu ti sạch sẽ, khô ráo: Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn, cặn sữa và hạn chế vi khuẩn gây bệnh phát triển gây sưng viêm cơ ngực và tia sữa. Mẹ nhớ vệ sinh bầu ngực khi tắm, sau khi vắt sữa và sau khi cho bé bú mẹ nhé!
- Vắt sữa hàng ngày: Sữa tích tụ lâu trong bầu ngực của mẹ sẽ tạo các cục sữa đông, cản trở sữa lưu thông, làm nặng thêm tình trạng tắc tia sữa. Mẹ nhớ thực hiện vắt sữa hàng ngày, lúc ngực mẹ căng tức hay lúc ngực mẹ thừa sữa, chảy sữa,…
- Ăn uống đầy đủ, giữ tình thần thoải mái: Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp ở tất cả các mẹ trong thời kỳ đầu nuôi con. Mẹ đừng lo lắng mà hãy giữ tình thần thoải mái, ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Mẹ sẽ hồi phục nhanh chóng thôi ạ!
4. Biện pháp phòng tránh tắc tia sữa
Chữa tắc tia sữa không khó và phòng tránh tắc tia sữa cũng vậy. Mẹ thực hiện các hướng dẫn sau để ngực mẹ luôn được thoải mái và bé yêu luôn được ăn sữa đầy đủ thơm ngon:
- Cho bé bú và dùng máy hút sữa hàng ngày: Việc này kích thích sữa mẹ được thay mới liên tục, các cặn sữa được đẩy ra ngoài thường xuyên. Tia sữa sẽ không bị các cục sữa đông làm bít tắc nữa!
- Vệ sinh bầu ngực và núm ti sạch sẽ: Các cặn sữa bám trên đầu núm ti nhanh khô và đóng cặn, làm bít tắc đường đi của sữa mẹ. Vì thế, sau bé bú, mẹ dùng khăn mềm hoặc khăn ướt để lau sạch cặn sữa mẹ nhé!
- Mặc áo ngực và quần áo rộng rãi, thoải mái: Trang phục thoải mái không chèn ép các đường dẫn sữa. Sữa được di chuyển dễ dàng và mẹ cũng cảm thấy thoải mái, mát mẻ hơn.
- Uống đủ 1,5 -2l nước/ ngày: Nước là thành phần tạo nên sữa mẹ, vì thế, mẹ nhớ uống đủ nước để sữa mẹ luôn được dồi dào.
- Giữ tình thần thoải mái, lạc quan: Tâm trạng, tinh thần ảnh hưởng lớn đến chất lượng sữa mẹ. Mẹ căng thẳng, áp lực; sữa mẹ sẽ về ít hơn, thậm chí mất sữa hoàn toàn. Ngược lại, nếu mẹ vui vẻ, yêu đời, sữa mẹ sẽ thơm ngon hơn. Bé cảm nhận được đấy mẹ nhé!
Hi vọng qua bài viết trên, mẹ đã có câu trả lời cho băn khoăn: Bị tắc tia sữa uống thuốc gì? Mẹ lưu ý: Chỉ uống thuốc chữa tắc tia sữa khi các biện pháp khác như: chườm nóng, massage ngực, vắt hút sữa không còn tác dụng. Trong trường hợp này, mẹ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để bé yêu được an toàn tuyệt đối!