Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Phát triển tâm lý bé 2 tuổi: Biểu Hiện và Cách Chăm Sóc

Tâm lý bé 2 tuổi có những sự chuyển biến đáng kể, đặc biệt trong đó là sự khủng hoảng tâm lý. Làm thế nào để mẹ có thể kiểm soát quá trình khủng hoảng này, đồng thời chăm sóc cho sức khỏe tâm lý của bé? Mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý dưới bài viết này nhé.

1. Đặc điểm tâm lý của bé 2 tuổi

1.1. Khả năng nhận thức nâng cao và mang tính tổng quát

Tâm lý bé 2 tuổi có sự phát triển cực kỳ nhanh nhạy với tốc độ nhanh hơn so với khi bé dưới 24 tháng. Việc quan sát và làm theo các hành động cũng như lời nói từ những người xung quanh là việc bé làm giỏi nhất lúc này. 

Ngoài ra, tâm lý của bé 2 tuổi lúc này ghi nhớ mọi sự việc xảy ra xung quanh là tổng hợp lại, tạo thành thói quen và hành vi. Bé giống như một “tấm gương” phản chiếu vậy. Mẹ và bố chính là những người gần gũi nhất với bé, có ảnh hưởng lớn tới bé lúc này. Bé sẽ bắt chước gần như mọi hành vi của bố mẹ, từ cách nói, cách ăn, cách chơi đùa,… Ví dụ: khi mẹ nói “bố yêu” nhiều lần với bé, bé sẽ dần quen với cách gọi này là mặc định luôn gọi bố như vậy.

Bé 2 tuổi coi bố mẹ như “tấm gương” để bắt chước
Bé 2 tuổi coi bố mẹ như “tấm gương” để bắt chước

Xem thêm:

Kinh nghiệm dạy bé 2 tuổi bướng bỉnh của mẹ hiện đại

Kể chuyện cho bé 2 tuổi hoạt động ý nghĩa cho bố mẹ và bé

Chính vì thế, bố mẹ cần cẩn trọng và kiểm soát hành vi của mình để tránh gây ảnh hưởng xấu đến con. Bố mẹ hay quát tháo, nóng giận, to tiếng cũng làm tâm lý của bé 2 tuổi bị “sao chép” theo. Bé cũng sẽ nói to, thường xuyên thể hiện sự bực tức cũng như làm các hành vi xấu khác như: đánh lại bố mẹ khi bị mắng, khạc nhổ ra nhà, vứt rác bừa bãi,…

1.2. Ý thức ham học hỏi và khám phá

Tâm lý bé 2 tuổi đã hoàn thiện lên đến 80% so với người lớn về cấu trúc chức năng não bộ. Khi não liên tục phát triển như vậy, bé sẽ luôn tò mò và muốn khám phá về thế giới xung quanh. Bé 2 tuổi hiểu được đa số lời nói của người lớn và nhanh nhẹn thực hiện các hiệu lệnh. Bé cũng thích trò chuyện với bố mẹ để thể hiện bản thân và có cơ hội bắt chước cách nói chuyện cũng như câu từ mới.

Tâm lý bé 2 tuổi rất tò mò về thế giới xung quanh. Vậy nên, bé luôn luôn đặt câu hỏi cho bố mẹ. Ví dụ: Vì sao lại mưa, vì sao trời lại tối, con mèo đâu mất rồi,… Thay vì bực tức và cảm thấy phiền nhiễu khi bé hỏi nhiều, bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện với bé và giải đáp các câu hỏi. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình học tập của bé về sau.

1.3. Mong muốn thể hiện bản thân

Bố mẹ sẽ bất ngờ khi bé muốn tự làm những việc cơ bản. Bé muốn tự ăn, tự chọn quần áo và giày dép để mặc. Ngoài ra, bé còn muốn giúp bố mẹ dọn nhà, gấp quần áo,… Vì còn nhỏ, nên mẹ sẽ dễ dàng thấy sự vụng về của bé khi thực hiện các việc này. Khi ăn, bé làm vung vãi thức ăn. Hoặc khi tự đi giày dép, bé đi hai chiếc khác nhau, thậm chí đi trái dép.

Tâm lý bé 2 tuổi bắt đầu xuất hiện mong muốn thể hiện bản thân
Tâm lý bé 2 tuổi bắt đầu xuất hiện mong muốn thể hiện bản thân

Tất cả những điều này cho thấy sự mong muốn thể hiện bản thân của tâm lý bé 2 tuổi. Mẹ hãy khuyến khích bé làm những việc mà bé muốn làm và thích làm, đồng thời hướng dẫn và theo dõi bé liên tục để đảm bảo bé vẫn vui vẻ thực hiện nhé!

1.4. Nhu cầu độc lập, tự chủ

Tâm lý bé 2 tuổi bắt đầu xuất hiện sự khẳng định về bản thân mình. Hay nói cách khác, “cái tôi” của bé dần được hình thành và phát triển. Bé coi trọng sự tồn tại của mình, đồng thời mong muốn  thể hiện những sở thích của bé với bố mẹ và những người xung quanh. Ví dụ, bé muốn tự quyết định quần áo bé mặc. Hoặc bé muốn ngồi ăn tại bàn ăn giống bố mẹ, thay vì phải ngồi bàn riêng.

Bé cũng có những lời nói thể hiện sự thích hay ghét một việc gì đó. Tâm lý bé 2 tuổi sẽ thể hiện sự yêu thích một món ăn, đồng thời ghét việc bị ngồi một chỗ quá lâu. Nếu “cái tôi” của bé thể hiện những hành vi đúng mực, mẹ không nên ngăn cản. Thay vào đó, mẹ cùng trò chuyện với bé để hiểu hơn về con, đồng thời cùng con định hướng cách suy nghĩ để không xuất hiện “cái tôi” tiêu cực.

1.5. Học cách thể hiện yêu thương, quan tâm đến người khác

Bé có xu hướng quan tâm tới người khác thông qua quá trình quan sát
Bé có xu hướng quan tâm tới người khác thông qua quá trình quan sát

Tâm lý bé 2 tuổi bắt đầu học cách kết nối giữa cảm xúc và hành vi. Trong sinh hoạt thường ngày, khi thấy bố mẹ mệt mỏi, bị đau hay đang gặp khó khăn, bé sẽ chạy đến và hỏi han. Khả năng này không tự nhiên hình thành mà được bé quan sát và học hỏi thông qua chính cách bố mẹ đang làm với bé hàng ngày.

2. Khủng hoảng tâm lý của bé 2 tuổi

Tâm lý bé 2 tuổi bắt đầu có xu hướng chỉ muốn làm theo ý mình, thể hiện ra ngoài các cảm xúc khác nhau khi không vừa ý (cáu giận, la hét, khóc lóc). Mẹ hẳn sẽ rất lo lắng trước các biểu hiện của bé phải không? Làm sao để mẹ có thể thấu hiểu tâm lý của bé trong giai đoạn này? Cách chăm sóc và dạy dỗ đúng đắn ở thời điểm này như thế nào? Mẹ hãy điểm qua một số điều và lưu ý sau đây nhé.

2.1. Khái niệm khủng hoảng tâm lý bé 2 tuổi

Khủng hoảng tâm lý bé 2 tuổi được định nghĩa là một thời kỳ đặc trưng bởi các hành vi mang tính “thách thức”. Bé sẵn sàng nói không, thể hiện các hành vi cắn, đấm, đá và phớt lờ các quy tắc đã được mẹ đặt ra từ trước. Ví dụ, thay vì ngồi vào bàn ăn khi đến bữa, bé từ chối và tỏ ra không muốn ăn, sẵn sàng quẫy đạp và la hét khi mẹ bế vào bàn ăn.

Bé 2 tuổi gặp khủng hoảng không nhất thiết phải bắt đầu khi bé tròn 2 tuổi. Từ tháng thứ 18, một số bé đã cho thấy dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý. Quá trình này thường kéo dài đến cuối tháng thứ 30. Tuy nhiên, có một số bé không trải qua khủng hoảng tâm lý tuổi lên 2.

Không phải bé nào cũng trải qua khủng hoảng tâm lý tuổi lên 2
Không phải bé nào cũng trải qua khủng hoảng tâm lý tuổi lên 2

2.2. Biểu hiện khủng hoảng tâm lý bé 2 tuổi

  • Tỏ ra khó chịu khi người lớn không hiểu ý: khi mẹ không nắm bắt được bé đang muốn gì, bé dễ dàng thể hiện các cảm xúc như khó chịu, cáu gắt, bực tức,… Ví dụ: khi bé muốn mặc áo màu đỏ thay vì chiếc áo màu xanh mà mẹ đưa, bé dễ dàng bật khóc nức nở. Tâm lý bé 2 tuổi kìm nén các cơn giận dữ tốt hơn sau khi bé có khả năng biểu hiện cảm xúc và nhu cầu rõ ràng hơn.
  • Tức giận, thể hiện cảm xúc vô cớ: tâm lý bé 2 tuổi dễ dàng thể hiện sự cáu giận ở mọi nơi khi không vừa ý. Điều phiền toái nhất cho mẹ là bé thể hiện sự tức giận vô cớ ngay cả ở những nơi công cộng. Bé không phân biệt được sự khác biệt giữa nơi công cộng và ở nhà đâu, nên mẹ đừng mong bé kiềm chế được những cảm xúc này.
  • Bé nói “không” nhiều hơn: mẹ sẽ bất ngờ trước hành vi này của bé. Bé 2 tuổi nhiều khi nói “không” một cách vô nghĩa trong nhiều tình huống. Ví dụ như khi mẹ cho bé ăn, đưa đồ chơi cho bé, hoặc chúc bé ngủ ngon,…
  • Bảo vệ lãnh thổ: tâm lý bé 2 tuổi ở thời điểm này bắt đầu ý thức về sự sở hữu. Bé dễ dàng cắn, cào, thể hiện sự chiếm hữu với mọi người xung quanh nếu cảm thấy “lãnh thổ” của mình bị xâm phạm. Ví dụ: chiếc ghế bé hay ngồi hay chỗ bé ngủ trên giường,…

3. Cách chăm sóc tâm lý bé 2 tuổi

3.1. Không dùng bạo lực để điều hướng tâm lý bé

Sử dụng bạo lực là điều cấm kỵ khi bắt gặp các biểu hiện khủng hoảng tâm lý bé 2 tuổi. Nếu mẹ quát tháo hay đánh mắng bé sẽ tạo ra phản ứng ngược và sự tiêu cực trong hành vi của bé. Bản thân bố mẹ là tấm gương để bé noi theo về lời nói cũng như hành vi.

Mẹ không được sử dụng bạo lực để kiểm soát hành vi của bé
Mẹ không được sử dụng bạo lực để kiểm soát hành vi của bé

Bố mẹ cần hạn chế sự mắng mỏ, quát tháo và to tiếng ngược lại với bé khi bé làm điều gì đó không vừa ý. Khi bé từ chối ăn lúc vào bữa, thay vì dọa nạt và đánh mắng, bố mẹ tìm hiểu nguyên nhân khiến bé không muốn ăn, đồng thời chỉ cho bé việc bỏ ăn sẽ gây ra hậu quả gì.

3.2. Dành thời gian để yêu thương bé nhiều hơn

Dù biết rằng bố mẹ còn có công việc để bận tâm, nhưng đó không được phép là lý do để xao nhãng bé. Mẹ cần chú ý quan sát những lời nói, hành động, mong muốn, cảm xúc của bé trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Bố mẹ nên dành ra ít nhất từ 2-3 giờ mỗi ngày để trò chuyện cùng bé nhằm thấu hiểu tâm lý của bé trong giai đoạn này.

Xem thêm:

Top 4 trò chơi sáng tạo để bé rèn luyện tư duy, phát triển trí tuệ

10 cách nuôi dạy con trở thành đứa trẻ hạnh phúc

3.3. Sắp xếp thời gian biểu phù hợp cho bé

Bố mẹ nên sắp thời gian ăn, uống, chơi đùa, ngủ trong ngày của bé hợp lý và khoa học. Mẹ không nên lên lịch cho các hoạt động hay đi chơi vào thời điểm mẹ biết bé dễ cáu giận nhất. Ví dụ, tâm lý bé tuổi này vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy sẽ rất dễ cáu gắt do ngái ngủ. Thời điểm này mẹ không nên đưa bé đi chơi hay tham gia các hoạt động khác nếu không cần thiết.

Mẹ cần tránh bắt bé phải hoạt động trong những khoảng thời gian bé dễ cáu gắt
Mẹ cần tránh bắt bé phải hoạt động trong những khoảng thời gian bé dễ cáu gắt

3.4. Tìm hiểu và áp dụng các biện pháp tâm lý tự nhiên

Thay vì cứ giận dữ và mắng mỏ bé, mẹ hãy thử cách ứng xử linh hoạt trước diễn biến phức tạp của tâm lý bé 2 tuổi xem sao. Khi bé ném đồ, mẹ đừng quát mắng mà thử gợi ý cho bé chơi ném bóng vào rổ. Hoặc khi bé muốn ra ngoài trời chơi dù đang là giữa trưa, mẹ nghĩ ra những bài tập vận động như nhảy lò cò, đá bóng, thử thách tìm đồ vật,… để cả nhà cùng nhau chơi đùa.

Ngoài ra, mẹ tìm cách trò chuyện với con qua các chủ đề chung để dần nắm được tâm lý bé mẹ nhé. Khi nhìn một sự việc xảy ra, ví dụ như trời mưa, mẹ trò chuyện với con để biết bé đang nghĩ gì, bé cảm thấy thế nào và bé muốn gì trước sự việc đó.

Tâm lý bé 2 tuổi tuy có những lúc khó nắm bắt nhưng không phải là không có cách. Chỉ cần mẹ học cách chấp nhận những thay đổi, đồng thời hiểu vì sao tâm lý của bé lại trở nên như vậy, mẹ hoàn toàn tự xây dựng nên cách chăm sóc phù hợp cho bé. Mẹ có bất kỳ thắc mắc hay chia sẻ nào, hãy để lại qua bình luận bên dưới mẹ nhé!

Nguồn tham khảo:

https://odphub.com/cam-xuc-ket-noi-xa-hoi/tam-ly-tre-2-tuoi-633

https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/be-0-1-tuoi/khung-hoang-tuoi-len-2/

https://www.zerotothree.org/resources/241-24-36-months-social-emotional-development

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Phát triển tâm lý bé 2 tuổi: Biểu Hiện và Cách Chăm Sóc”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Top 5 bí quyết dạy bé 2 tuổi học tiếng Anh CỰC ĐỈNH
Top 5 bí quyết dạy bé 2 tuổi học tiếng Anh CỰC ĐỈNH
Dạy bé 2 tuổi học tiếng anh có thể giúp bé nhận thức và tiếp thu được một ngoại ngữ mới, song song với tiếng mẹ đẻ. Do đó, nên cho bé học tiếng Anh càng sớm càng tốt, thuận lợi hơn trong những giai đoạn tiếp theo. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu và […]
Bé 2 tuổi chậm nói: Sẽ không còn là lo lắng nếu biết 2 cách này
Bé 2 tuổi chậm nói: Sẽ không còn là lo lắng nếu biết 2 cách này
Bé 2 tuổi chậm nói do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài ảnh hưởng của các vấn đề não bộ và cơ quan phát âm, thì nguyên nhân đến từ môi trường xung quanh cũng có tác động đáng kể. Mẹ cần làm gì để con phát triển bình thường? Đọc ngay bài viết dưới […]
Bé 2 tuổi bị sâu răng: 9 Nguyên Nhân và 6 Cách Xử Lý
Bé 2 tuổi bị sâu răng: 9 Nguyên Nhân và 6 Cách Xử Lý
Mẹ từng nghĩ “Bé mới 2 tuổi còn chưa mọc xong răng sữa nữa mà đã bị sâu răng là sao, có vấn đề gì không ta” bao giờ chưa? Góc của mẹ xin chia sẻ nguyên nhân và cách xử lý tình trạng bé 2 tuổi bị sâu răng dưới đây, mẹ tham khảo […]
Điều mẹ băn khoăn: Bé 2 tuổi đi học mẫu giáo được chưa?
Điều mẹ băn khoăn: Bé 2 tuổi đi học mẫu giáo được chưa?
Bé 2 tuổi đi học mẫu giáo liệu có phải là quá sớm? Cho bé 2 tuổi đi học mẫu giáo giúp bé có cơ hội sớm thích nghi với mọi người, phát triển kỹ năng giao tiếp, tương tác của bé. Tuy nhiên, có những lưu ý mẹ thông thái không nên bỏ qua. […]
Giỏ hàng 0