Bé mấy tháng ăn dặm là câu hỏi của nhiều mẹ bỉm băn khoăn khi làm mẹ lần đầu. Đây là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển toàn diện. Nếu cho trẻ ăn quá sớm hay quá muộn sẽ ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của con. Vậy thời điểm nào cho trẻ ăn dặm là tốt nhất? Những tác hại nào khi cho trẻ ăn dặm quá sớm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
1. Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm bé ăn dặm tốt nhất của trẻ là từ 6 tháng tuổi trở đi. Lúc này, cơ thể nếu chỉ hấp thu sữa mẹ thì không đảm bảo sự phát triển của con. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa đầu đời của con còn non nớt không thể hấp thu món ăn dặm quá sớm. Vì vậy, để bù đắp lượng thiếu hụt, mẹ bỉm sữa cần cung cấp dưỡng chất qua các món ăn.
Mamamy chỉ mẹ một số dấu hiệu trẻ sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm:
– Bé ngồi đầu giữ vững không nghiêng ngả giúp con ngậm nuốt thức ăn an toàn.
– Con hứng thú với các món ăn và mong muốn tham gia vào các bữa ăn với bố mẹ
– Con không còn phản xạ đẩy những vật lạ mà chủ động đưa môi ra nhận thức ăn.
2. Lợi ích bé mấy tháng ăn dặm đúng thời điểm
2.1. Hạn chế tình trạng dị ứng thực phẩm
Trong những năm tháng đầu đời, đặc biệt trẻ dưới 4 tháng tuổi hệ tiêu hóa lúc này đang trong trạng thái mở. Vì vậy, protein và các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập di chuyển vào máu. Điều này gây tích tụ mầm bệnh khiến trẻ dễ ốm, bị dị ứng nổi mẩn. Vì vậy mẹ cần căn thời điểm cho bé mấy tháng ăn dặm để tránh tình trạng trên.
2.2. Giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt
Càng lớn trẻ càng cần nhiều sắt hơn để nạp oxy năng lượng cho cơ thể. 6 tháng đầu đời, sữa mẹ có thể cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên từ tháng thứ 6 trở đi, lượng sắt hấp thu không đủ. Vì vậy mẹ cần bổ sung sắt kịp thời cho con qua việc ăn dặm để tránh tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi,…
2.3. Trẻ hợp tác hứng thú khi ăn
Việc bé mấy tháng ăn dặm đúng thời điểm giúp con ăn ngon miệng và hợp tác hơn. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen tốt sau này mỗi khi vào bữa.
3. Những tác hại của việc ăn dặm quá sớm
Nhiều mẹ bỉm lo lắng con sẽ bị nhẹ cân, thiếu dinh dưỡng nếu chỉ sử dụng sữa mẹ. Vì vậy, mẹ tất bật nấu nướng chuẩn bị đồ ăn dặm cho con mà không nắm được bé mấy tháng ăn dặm. Đồng thời mẹ chưa biết được những tác hại của việc ăn dặm quá quá sớm. Dưới đây là 5 hệ lụy phổ biến mà Mamamy đã tìm hiểu.
3.1. Hệ tiêu hóa rối loạn
Chế độ ăn dặm của bé thường là tinh bột, đạm. Tinh bột tiêu hóa được nhờ men amylase. Chất xúc tác này xuất hiện nhiều trong tuyến nước bọt, tuyến tụy. Trong khi lượng men amylase trong cơ thể trẻ 6 tháng tuổi chưa đủ đáp ứng để tiêu hóa hết lượng tinh bột hấp thụ.
Vì vậy, nếu trẻ ăn dặm quá sớm đường tiêu hóa của con dễ bị ảnh hưởng. Một số biểu hiện thường thấy như: tiêu chảy, táo bón,…
3.2. Trẻ thiếu chất suy dinh dưỡng
Trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm đồ ăn chủ yếu là cháo, bột. Tuy nhiên, việc cung cấp một lượng lớn tinh bột khiến bé mấy tháng ăn dặm có cảm giác no lâu. Điều này khiến trẻ không có hứng thú với ti sữa mẹ.
Đặc biệt, bột ăn dặm chỉ chứa tinh bột và một số dưỡng chất khác, không thể đầy đủ dinh dưỡng như sữa mẹ. Vì vậy theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong 6 tháng đầu, nguồn thức ăn chính của con là sữa mẹ.
3.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe thận
Việc hấp thu chất béo đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thường rất chậm. Lượng chất béo chưa tiêu hóa kịp sẽ bị loại bỏ ra ngoài cơ thể. Vậy nên khi bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đạm sẽ khiến thận hoạt động quá sức gây suy yếu.
3.4. Tăng khả năng thừa cân béo phì
Mỗi lần ăn dặm, lượng men amylase trong cơ thể trẻ tiết ra nhiều hơn để thúc đẩy quá trình lọc và bài tiết. Khi đã quen, cơ thể sẽ tăng cân không kiểm soát gây ra hiện tượng thừa cân quá mức. Nếu không điều chỉnh tình trạng này sẽ kéo dài đến khi trưởng thành.
4. Một số trường hợp mẹ cho bé ăn dặm sớm
Mỗi bé mấy tháng ăn dặm có cơ địa và sự phát triển khác nhau. Vì vậy không thể rập khuôn 6 tháng mới bắt đầu cho ăn dặm. Các mẹ bỉm sữa cần nên quan sát và lắng nghe cơ thể con để cho bé ăn dặm đúng thời điểm là tốt nhất.
Một vài dấu hiệu mẹ nên cho trẻ ăn dặm sớm:
– Trẻ vẫn quấy khóc và đòi hỏi ăn thêm sau khi bú xong.
– Bé thích mút tay và trở nên cáu gắt không thể đợi đến cữ ăn tiếp theo
– Thói quen ngủ của trẻ thay đổi, có thể thức giấc vào ban đêm đòi ăn.
– Ban ngày trẻ thường xuyên thức, thời gian ngủ giảm
– Bé hứng thú khi ăn và muốn tự cầm để ăn.
Câu hỏi: “bé mấy tháng ăn dặm” đến đây đã được lý giải. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích phía trên, mẹ bỉm đã biết thời điểm nào cho trẻ ăn dặm là tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lắng nghe cơ thể con, điều chỉnh sao phù hợp nhất để quá trình phát triển của con không bị gián đoạn. Mamamy chúc các mẹ thành công.
Xem thêm: Bé ăn bột bao lâu chuyển sang cháo? 6 lời khuyên từ chuyên gia
Cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không? 5 nguy hại từ việc ăn dặm sớm