Mang thai là quãng thời gian diệu kỳ khi mẹ chuẩn bị mang một cuộc sống mới đến thế giới. Nhưng nó cũng sẽ đi kèm với nhiều khó khăn. Vậy nên chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai là cần thiết cho những thách thức trước mắt. Lời khuyên cho các mẹ cho việc sẵn sàng mang thai thường tập trung vào khía cạnh thể chất. Nhưng tâm lý trước khi mang thai cũng là rất quan trọng. Mẹ cần làm gì để có một đảm bảo một sức khỏe tâm lý trước khi mang thai tích cực? Qua bài viết dưới đây, chúng mình sẽ chia sẻ rõ hơn cho mẹ nhé.
Xem thêm:
19 điều các mẹ cần làm trước khi mang thai (phần 1)
19 điều các mẹ cần làm trước khi mang thai (phần 2)
Mục lục
1. Tại sao chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai lại quan trọng?
Mẹ nên chuẩn bị tâm lí thật tốt trong quá trình chuẩn bị mang thai. Chuẩn bị mang thai không chỉ là chuẩn bị về mặt thể chất, mà tinh thần cũng quan trong. Đôi khi mẹ sẽ thấy hồi hộp, lo lắng, hoặc thậm chí là căng thẳng hay chán nản. Nhưng mẹ à, kể cả khi mẹ có sốt ruột hàng giờ hàng ngày thì cũng không giúp quá trình thụ thai diễn ra nhanh hơn được đâu nè. Lúc này, việc cần làm chính là chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai thật tốt vì điều đó sẽ giúp mẹ “đối phó” với những thay đổi tự nhiên khác nhau xảy ra trong thai kỳ.
2. Tâm lý trước khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến mẹ và em bé?
Tâm lý trước khi mang thai tốt sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Người xưa có câu “Mẹ phải cười nhiều thì em bé sinh ra mới vui vẻ”. Điều này vẫn luôn được coi là châm ngôn của mọi bác sĩ sản khoa. Nhưng mẹ cần nhớ rằng em bé đến với mẹ luôn theo những cách bất ngờ nhất. Vậy nên để em bé của mẹ có thể vui vẻ trào đời, hay chuẩn bị một tâm lý lạc quan ngay khi mẹ bắt đầu muốn mang thai nhé. Điều này cũng giúp việc thụ thại dễ dàng hơn đó nha.
Ngược lại, sự căng thẳng sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho cả mẹ và bé. Khi căng thẳng quá độ, mẹ sẽ bị mệt mỏi còn em bé sinh ra sẽ có khả năng cao gặp phải các biến chứng như nhẹ cân, sinh non, tình trạng sơ sinh thấp và tăng trưởng tử cung kém.
Vậy làm thế nào để chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai được tốt nhất, mẹ hãy cùng theo chúng mình tìm hiểu thêm nhé.
3. Làm sao để có được tâm lý trước khi mang thai tích cực nhất?
3.1. Hãy nhớ rằng thụ thai luôn cần thời gian
60% các cặp vợ chồng đang cố gắng thụ thai thành công trong vòng ba tháng đầu tiên. 85% thường mất cả năm. Mang thai luôn cần nhiều thời gian, đôi khi mẹ có thể cảm thấy căng thẳng, nhưng hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái nhất và tiếp tục tận hưởng cuộc sống. Tin mình đi, mẹ sẽ chả còn được thoải mái lâu nữa đâu.
3.2. Giảm stress đến mức thấp nhất
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản. Đó là lý do tại sao hãy nghĩ nhiều hơn đến điều tích cưc. Tiếp tục xem một bộ phim mẹ thích, nghe một bản nhạc du dương, mua thêm vài chiếc váy và ngừng nghĩ về việc kiểm tra que thử thai hàng tháng. Điều đó cần thiết nhất trong lúc này. Đây cũng là thời điểm cần thiết để mẹ nói không với những khối công việc đồ sộ đó nha.
3.3. Luôn biết mình cần điều gì
Mang thai luôn là điều bất ngờ – đó là sự thật hiển nhiên. Chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai cũng có nghĩa là xây dựng sự hiểu biết về những gì mẹ có thể dự đoán trong thời kỳ tiền sản. Mang thai có thể bao gồm cả dự kiến (tăng cân, thèm ăn kỳ lạ, đau và đau) đến không ngờ (ốm nghén, mỏi mệt, hạn chế đi lại). Trước khi có thai, hãy tìm hiểu thêm về một số triệu chứng phổ biến liên quan đến mang thai cũng như một số biến chứng ít phổ biến hơn mà mẹ có thể gặp phải nhé.
Mẹ cần nhớ thêm rằng dù mẹ đọc tất cả các cuốn sách, trang web, blog và tạp chí thai sản nhưng điều bất ngờ vẫn xảy ra. Mẹ không thể dự đoán chính xác trải nghiệm mang thai của mình sẽ như thế nào. Vì vậy hãy cứ thoải mái và chờ đợi bất ngờ mẹ nhé. Tìm hiểu mọi thứ là đúng, nhưng bất ngờ sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế hơn nè.
3.4. Đẩy mạnh các mối quan hệ xã hội
Các mối quan hệ xã hội trong giai đoạn tiền sản là rất quan trọng. Bất kể đó là mối quan hệ gia đình, bạn bè, đối tác hay vợ chồng thì nó đều ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý trước khi mang thai của bạn. Các mối quan hệ xã hội tích cưc sẽ giúp giảm thiểu căng thẳng quá độ hiệu quả hơn việc mẹ tận hưởng cuộc sống một mình. Hơn nữa, những ủng hộ từ người thân sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ sinh non nữa đó nha.
Vậy làm sao để mẹ có được những mối quan hệ quý giá như vậy:
- Tích cưc giao tiếp với ông xã. Hãy thẳng thắn nếu bạn cần anh ý giúp đỡ. Hãy đừng ngại mà chia sẻ khó khăn với anh ý. Hãy mở lòng chia sẻ về kế hoạch mang thai của bạn. Hãy cùng nhau tìm hiểu về các phương pháp thụ thai hiệu quả. Đó là cần thiết để tinh thần của cả hai vợ chồng đều thoải mái nhé. Vì sinh con là việc của 2 người mà.
- “Dựa dẫm vào gia đình và bạn bè”. Đừng cố tỏ ra mạnh mẽ khi mẹ đang đau đầu với những kinh nghiệm mang thai lạ lẫm. Mẹ muốn có thai nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu. Hãy chia sẻ với người thân xung quanh nhé. Họ sẽ luôn mở lòng và sẵn sàng san sẻ cùng mẹ nè.
- Tham gia “hội nhóm mẹ bầu”. Những người chung hoàn cảnh sẽ luôn cho mẹ những lời khuyên giá trị nhất đó nha
Xem thêm: Người chồng cần chuẩn bị gì trước khi hai vợ chồng thụ thai ?
4. Khi nào mẹ cần đến gặp bác sĩ tư vấn
Mẹ có thể trải qua nhiều cung bậc của cảm xúc trước khi mang thai. Tuy nhiên, hãy cố gắng nhận biết được hết những cảm xúc đó mẹ nhé. Hãy đến gặp bác sĩ tư vấn nếu mẹ:
- Mẹ cảm thấy chán nản trong hơn 1 vài tuần
- Những lo lắng đang ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của mẹ
Lưu ý rằng, khi đến gặp bác sĩ tư vấn, mẹ sẽ được hỏi một số câu hỏi. Đừng lo lắng quá khi những câu hỏi này được thiết kế để các bác sĩ tìm kiếm các dấu hiệu của các bệnh tâm thần phổ biến như trầm cảm hay lo lắng, và giúp mẹ có hướng điều trị tích cực kịp thời thôi nè. Một số câu hỏi ví dụ như:
- Trong suốt một tháng qua, mẹ có thường xuyên bị làm phiền bởi cảm giác suy sụp, chán nản hay vô vọng?
- Trong tháng vừa qua, mẹ có bị làm phiền bởi có việc thiếu hứng thú hoặc niềm vui khi làm việc không?
- Trong 2 tuần qua, mẹ có thường xuyên bị làm phiền bởi cảm giác lo lắng và mẹ không thể kiểm soát được điều đó
Hãy cố gắng trả lời tất cả những câu hỏi một cách trung thực nhất có thể, mẹ nhé. Các bác sĩ luôn sẵn sàng giúp đỡ mẹ và họ cũng cần sự hợp tác tốt từ phía mẹ nữa đấy.
5. Tâm tình chút xíu cùng chúng mình mẹ nhé!
Chuẩn bị mang thai là một quá trình mà mẹ cần cả chuẩn bị về cả thể chất và tâm lý. Trước khi quá trình thụ thai, hãy đánh giá hoàn cảnh và nhu cầu của mẹ. Hãy đảm bảo rẳng mẹ đã “giải quyết” mọi căng thẳng và áp lực và ưu tiên cho sức khỏe của mình. Bằng cách tập trung vào việc chăm sóc bản thân, cả về thể chất và tinh thần, chúng mình tin mẹ có thể có một thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc luôn nè.
Nguồn tham khảo:
How to prepare for pregnancy physically and mentally. <https://www.thetot.com/pregnancy-and-fertility/how-to-prepare-for-pregnancy-physically-and-mentally/?fbclid=IwAR3XqxQC_Vp1uoefQ1eoIOWaIdu-DTbn8bzDYPWbsqx3le7NeYSyiNK1hdI>
Planning a pregnancy and managing your mental health. <https://www.tommys.org/pregnancy-information/planning-pregnancy/are-you-ready-conceive/planning-pregnancy-and-managing-your-mental-health?fbclid=IwAR2XCwrXJuMVGuJ63Duk6Geq1t7BrIc3m41dvCeoEkBlE95GPSaQ4XtKAI8>