“Sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được?” là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của mẹ bỉm. Bởi quá trình mang bầu làm cho cơ thể mẹ xuống sắc, vòng 2 kém săn chắc, khiến mẹ vô cùng lo lắng. Nịt bụng là phương pháp dễ dàng nhất, lại không tốn nhiều tốn nhiều thời gian, công sức, nghe có vẻ là lựa chọn tối ưu nhất với mẹ bỉm bận bịu, thế nhưng phương pháp này có thực sự hiệu quả không, mẹ có nên sử dụng không? Thời điểm tốt nhất lấy lại vóc dáng cho mẹ là khi nào? Câu trả lời có ngay dưới đây, cùng tìm hiểu mẹ nhé!
Mục lục
1. Thời điểm thích hợp để mẹ sinh mổ nịt bụng
Sau sinh, cơ thể mẹ yếu hơn và có nhiều thay đổi về nội tiết tố. Do đó, tùy theo cơ địa và quá trình hồi phục mà mẹ áp dụng được phương pháp nịt bụng hay không. Thông thường, sinh mổ sau khoảng 6 tuần thì nịt bụng được, mẹ đã sử dụng phương pháp này được rồi. Bởi, lúc này vết mổ đã lành và cơ thể của mẹ cũng đã hồi phục hoàn toàn nên không bị ảnh hưởng lớn bởi việc nịt bụng. Nịt bụng sẽ an toàn hơn và không gây đau đớn, khó chịu cho mẹ, đồng thời giúp mẹ lấy lại vóc dáng nhanh hơn.
Tuy nhiên, mẹ nên áp dụng từ từ để cơ thể dần làm quen với việc nịt bụng. Tần suất nịt bụng lý tưởng như sau:
- Sau sinh mổ 6 tuần: Chỉ nên nịt 1 – 3 giờ/ngày.
- Sau sinh mổ 3 tháng: Nịt bụng 2 – 4 giờ/ngày.
- Sau sinh mổ từ 6 tháng trở đi: Có thể nịt từ 4 – 8 giờ/ngày tùy cơ địa mỗi người.
Mặc dù mang lại hiệu quả giảm mỡ bụng, cải thiện vóc dáng cho mẹ sau sinh, thế nhưng phương pháp nịt bụng cần thực hiện đúng cách và đúng thời điểm để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ sau này, cũng như tránh gây nên những tác hại không mong muốn mẹ nhé!
2. 6 Tác dụng của phương pháp nịt bụng đúng cách sau sinh
Nịt bụng là một trong những phương pháp phổ biến nhất được nhiều mẹ bỉm áp dụng, bởi nó không chỉ giúp mẹ cải thiện vóc dáng sau sinh mà còn mang lại những lợi ích đáng kể nếu mẹ thực hiện đúng cách. “Điểm mặt” 6 tác dụng tuyệt vời dưới đây mẹ nhé!
2.1. Giúp mẹ sinh mổ định hình vòng eo
Mặc dù chưa có nghiên cứu chính thức về mối liên hệ giữa việc giảm mỡ bụng hay giảm cân chỉ nhờ đeo nịt bụng đối với mẹ sau sinh mổ. Thế nhưng, phương pháp này có tác dụng “nén” mỡ thừa vùng bụng, cố định cơ bụng và vùng da bụng đúng vị trí, hạn chế tình trạng xổ bụng sau sinh, giúp định hình eo làm vóc dáng của mẹ cân đối hơn đó ạ.
2.2. Mẹ giữ được tư thế chuẩn
Mẹ có còn nhớ, khoảng thời gian mang thai bé yêu đã khiến cột sống của mẹ chịu áp lực lớn như thế nào không? Sau khi sinh, các bệnh lý như cong vẹo cột sống, viêm dây thần kinh sẽ trở nên nặng hơn. Do đó, việc nịt bụng giúp giữ vùng cơ lưng được điều chỉnh đúng vị trí, làm giảm áp lực và giảm đau thắt lưng cho mẹ sau sinh.
Khi đeo nịt bụng, mẹ chỉ cần giữ tư thế thẳng lưng, hạn chế cong vẹo cột sống, chắc chắn tình trạng mỏi lưng, đau lưng thường gặp ở mẹ bỉm sữa sẽ giảm nhanh thôi!
2.3. Hỗ trợ mẹ kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể
Thời điểm tốt nhất để mẹ sử dụng nịt bụng trong ngày là vào giờ ăn cơm trưa hoặc giờ cơm chiều. Vì đeo vào thời gian này sẽ giúp ngăn chặn dạ dày mở rộng, kiểm soát chế độ ăn uống và lượng calo mẹ nạp vào cơ thể mình. Thêm nữa, nịt bụng ôm sát cơ thể, giúp mẹ hình thành ý thức về khẩu phần ăn. Bởi sau khi ăn, đai nịt bụng sẽ chật hơn, cảnh báo rằng mẹ không nên tiếp tục ăn nữa. Từ đó, có thể giúp giảm khẩu phần thức ăn cần thiết và dễ dàng kiểm soát chế độ ăn uống của mình đó mẹ.
2.4. Mẹ tự tin thả dáng khi mặc quần áo
Không chỉ hỗ trợ giảm cân, lấy lại vóc dáng cho mẹ bỉm sau sinh, sử dụng đai nịt bụng còn giúp vòng eo của mẹ được siết lại, tạo đường nét cho cơ thể.Mẹ tự tin mặc quần áo mà không lo lộ mỡ rồi. nhiều.
2.5. Ngăn ngừa sự chuyển động vùng da giữa ngực và lưng
Sau sinh mổ, trong quá trình đi lại, vận động hàng ngày, sự chuyển động liên tục của vùng mỡ thừa và vùng da kém đàn hồi giữa ngực và lưng khiến mẹ không thoải mái, thậm chí tạo ra các vết rạn và làm giảm tính đàn hồi của da. Nhưng với phương pháp nịt bụng mẹ sẽ không phải lo lắng, bởi nịt bụng có thể ngăn ngừa sự chuyển động của cơ bụng, cố định phần cơ thể giữa ngực và lưng, giúp vùng da bị tổn thương khôi phục nhanh hơn, vết mổ được cố định, giảm đau vùng sưng mổ và hạn chế bị rách vết mổ.
2.6. Giúp mẹ hồi phục các cơ nhanh chóng
Sau khi sinh bụng mẹ sẽ xẹp xuống, cơ lỏng ra, khiến vùng da bụng bị nhão, chảy xệ. Để các cơ và da lấy lại độ linh hoạt vốn có, phải mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, với phương pháp nịt bụng, cơ và da được giữ về đúng vị trí, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sự đàn hồi của da, cho da săn chắc và gọn gàng hơn.
3. 5 Tác hại khôn lường nếu mẹ sinh mổ sử dụng nịt bụng sai cách
Bên cạnh những lợi ích to lớn cho mẹ sau sinh mổ, phương pháp nịt bụng cũng có thể dẫn đến nhiều tác hại ảnh hưởng tới cơ thể của mẹ sau này, nếu sử dụng sai cách.
3.1. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Theo các chuyên gia, chứng trào ngược dạ dày thực quản là do vòng bụng bị bó ép quá chặt. Phương pháp nịt bụng hoạt động theo cơ chế thắt chặt vùng bụng. Thế nhưng, sức ép quá lớn từ bên ngoài thành bụng sẽ vô tình làm cản trở quá trình tiêu hóa của mẹ, khiến thức ăn trong dạ dày bị dồn ép gây nên hiện tượng trào ngược lên thực quản, dẫn đến đầy bụng, chướng khí, ợ hơi, thậm chí làm tắc nghẽn trong đường tiêu hóa… Không những vậy, về lâu dài, quá trình này còn làm giảm cảm giác thèm ăn, khiến cơ thể mẹ không nạp đủ chất dinh dưỡng để tạo sữa cho con.
3.2. Cản trở lưu thông máu
Theo các chuyên gia, nịt bụng quá chặt có thể làm giảm dung tích phổi từ 30 – 60%, dẫn đến hiện tượng khó thở, hoa mắt, chóng mặt… do các cơ quan trong cơ thể thiếu oxy. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phục hồi sức khỏe của mẹ bỉm sau sinh cũng như làm mẹ không đủ sức để chăm chút thiên thần mới ra đời. Bởi sau khi trải qua quá trình “vượt cạn”, cơ thể mẹ yếu hơn và không thể hồi phục ngay được, khi đeo nịt bụng quá sớm, quá chặt sẽ làm cản trở lưu thông máu, khiến sức khỏe và sự phục hồi của cơ thể mẹ bị chậm lại.
3.3. Vết mổ của mẹ khó lành
Đối với mẹ bỉm sau sinh mổ, việc sử dụng nịt bụng cần hết sức cẩn thận đó ạ. Bởi vết mổ còn mới, chưa hoàn toàn hồi phục và cần thời gian để vết thương lành lại. Nếu trong thời điểm này, mẹ sử dụng nịt bụng ngay sẽ khiến vết mổ lâu lành hơn, khả năng bị nhiễm trùng cao, bị bục chỉ, rách trở lại rất nguy hiểm. Do đó, mẹ không nên sử dụng nịt bụng sau sinh quá sớm đâu mẹ nhé!
3.4. Mẹ đối mặt với tình trạng dị ứng, mẩn đỏ
Nhiều mẹ bỉm sau khi sử dụng phương pháp đã “nghiện” đeo gen nịt bụng mà không biết rằng đeo quá nhiều (vượt quá tần suất sử dụng theo từng giai đoạn) có thể dẫn đến tình trạng dị ứng, nổi mẩn đỏ, gây ngứa ngáy khó chịu ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với gen nịt bụng.
Bởi nếu nịt bụng liên tục trong thời gian dài, vùng da này khó thoát hơi, mẹ đổ nhiều mồ hôi, tích tụ lại và gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng, dẫn đến mẩn ngứa, mụn nhọt và nhiều vấn đề về da khác.
3.5. Ứ đọng sản dịch
Các chuyên gia cho rằng, tử cung của mẹ sau sinh sẽ mất khoảng 1 – 2 tháng để hoàn thành quá trình đào thải sản dịch tùy vào cơ địa của mỗi người. Vì vậy, khi chưa hết sản dịch mà mẹ sử dụng nịt bụng sẽ gây tình trạng ứ đọng, máu khó thoát ra ngoài làm đọng máu trong khoang xương chậu, dạ con khó co lại khiến sức khỏe mẹ bị ảnh hưởng.
4. Mách mẹ sinh mổ cách nịt bụng sau sinh mổ hiệu quả
Không phải chỉ sử dụng nịt bụng là sẽ nhanh lấy lại vóc dáng, giảm mỡ sau sinh đâu mẹ ạ! Để nhanh chóng phục hồi cơ thể và không ảnh hưởng tới sức khỏe sau này, mẹ lưu ý một số điều “nho nhỏ” sau trong cách nịt bụng sau sinh mổ của mình.
4.1. Mẹ lựa chọn kích cỡ phù hợp với thể trọng
Cũng giống như việc chọn quần áo, khi chọn đai nịt bụng, mẹ nên chọn size phù hợp với cơ thể và thể trọng của mình để tạo sự thoải mái và không bị chèn ép khi sử dụng. Bên cạnh đó, trong quá trình dùng, mẹ không nên cài gen quá chặt hoặc quá lỏng mà cần phải giữ được sự thỏa mái nhất định mẹ nhé. Nếu cài quá chặt sẽ gây ra tình trạng tức bụng, khó thở, cản trở lưu thông máu và ngược lại, nếu mẹ cài gen quá lỏng sẽ không mang lại những tác dụng nêu trên.
4.2. Tránh đeo nịt bụng vào ban đêm
Ban đêm là khoảng thời gian cơ thể mẹ cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Chính vì vậy, mẹ hạn chế đeo nịt bụng vào ban đêm, tránh dẫn đến tình trạng khó thở, mệt mỏi, cản trở quá trình nghỉ ngơi của các cơ quan nội tạng (đặc biệt là dạ dày), làm cho cơ thể mẹ khó chịu và khó ngủ.
Hơn nữa, khi ngủ mẹ thường xuyên vặn cột sống nhiều hoặc nằm ngủ ở những tư thế không theo quy định như nằm sấp chéo, nằm nghiêng người vắt chân,… Điều này sẽ làm cho nịt bụng mất form, vừa không hiệu quả, vừa ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ.
4.3. Mẹ kết hợp phương pháp nịt bụng với luyện tập thể dục, thể thao
Nếu chỉ sử dụng nịt bụng không thôi thì chưa đủ đâu mẹ ạ. Phương pháp chỉ thực sự phát huy tác dụng nếu mẹ kết hợp luyện tập thể dục thể thao. Hiện nay, có rất nhiều bài tập đơn giản, tốt cho sức khỏe và phù hợp với mẹ sinh mổ. Tham khảo để cùng thực hiện mẹ nhé!
1- Nâng chân giảm mỡ bụng: Đây là một bài tập nhẹ nhàng, giúp tăng cường sức mạnh của lưng và cơ bụng, từ đó giúp mẹ thu gọn vòng eo, nhanh chóng lấy lại vóc dáng hoàn hảo, thực hiện theo các bước dưới đây mẹ nhé!
- Bước 1: Mẹ nằm ngửa trên sàn hoặc giường, sau đó duỗi thẳng hai tay và đặt bên cạnh cơ thể.
- Bước 2: Mẹ từ từ nhấc chân và giữ thẳng cách mặt đất khoảng 25 – 30 cm. Nếu mẹ gặp khó khăn trong việc nâng cả hai chân thì có thể tập nhấc 1 chân trước, sau đó nhấc chân còn lại.
- Bước 3: Lặp lại động tác từ 10 đến 15 lần.
2 – Gập bụng nhẹ nhàng: Bài tập này tập trung chủ yếu vào phần bụng, giúp giảm mỡ thừa, làm vùng cơ bụng của mẹ săn chắc và hạn chế tình trạng chảy xệ sau sinh. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Mẹ nằm ngửa, lưng ép sát mặt đất, đầu gối co lại và hai chân chống đất.
- Bước 2: Giơ thẳng hai tay về phía trước mặt, sau đó mẹ từ từ gập nửa người về phía trước. Ở bước này, mẹ không cần gập người ngồi hẳn dậy, mà chỉ cần gập người lên cao khỏi mặt đất một góc khoảng 45 độ thôi mẹ nhé!
- Bước 3: Từ từ hạ lưng xuống và trở về ép sát mặt đất như ban đầu.
- Bước 4: Mẹ thực hiện lặp lại động tác khoảng 25 – 30 lần.
3 – Tư thế đạp xe: Bài tập tư thế đạp xe là một động tác cơ bản giúp giảm mỡ bụng sau sinh an toàn và làm cơ đùi chắc khỏe hơn. Cũng tương tự như hai bài tập trên, tư thế đạp xe được thực hiện vô cùng đơn giản theo các bước sau:
- Bước 1: Mẹ nằm thẳng, lưng áp sát mặt đất, đồng thời hai chân duỗi thẳng.
- Bước 2: Đưa hai tay đặt ngang lên đầu và lần lượt nâng từng đầu gối lên tạo thành động tác giống như đạp xe.
- Bước 3: Thực hiện lặp lại động tác 5 lần, mỗi lần kéo dài 30 – 60 giây là được rồi
4 – Động tác ngồi xổm: Bài tập giúp tác động vào phần mỡ thừa tại các vùng eo, bụng, hông và đùi. Cùng thực hiện mẹ nhé!
- Bước 1: Chuẩn bị tư thế, mẹ đứng hai chân mở rộng bằng vai và nâng hai tay lên cao qua đầu, rồi áp sát vào hai bên tai.
- Bước 2: Uốn cong bả vai xuống phía trước và căng ngực. Đồng thời, trùng cả hai gối và hạ thấp trọng tâm cho tới khi cả hai đùi của song song với mặt đất.
- Bước 3: Ở tư thế hạ thấp, mẹ đẩy hông ra phía sau và phần đầu gối nằm sau các ngón chân. Mẹ duy trì tư thế này 1 phút rồi trở lại tư thế ban đầu và tiếp tục thực hiện động tác 5 lần.
4.4. Mẹ xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Ngoài kết hợp tập thể dục, thể thao, song song với nịt bụng mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, vừa mau chóng lấy lại vóc dáng, lại không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và chất lượng sữa cho bé yêu nhà mình.
Mẹ hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, các loại thức ăn chiên rán. Thay vào đó, mẹ lựa chọn các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng mà chứa ít calo, chất béo như rau củ quả, ngũ cốc, các loại cá, trứng, sữa,… Chìa khóa dành cho mẹ đó chính là chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa mỗi ngày với các món ăn nhẹ lành mạnh thay vì 3 bữa chính. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nạp vào cơ thể các chất béo không bão hòa có trong các loại hạt, dầu oliu,…
Bên cạnh những nguồn cung từ động vật, mẹ cũng nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ như rau xanh, hoa quả. Nếu mẹ đã chán ngán với việc ăn trực tiếp thì có thể chế biến thành nước ép, đặc biệt là mùa hè nắng nóng như hiện tại. Tham khảo ngay bài viết Sau sinh uống nước ép gì tốt? – TOP 15 LOẠI NƯỚC ÉP ĐẸP DA – GIẢM CÂN – LỢI SỮA cho MẸ BỈM thông thái! để có lựa chọn tốt nhất cho mình mẹ nhé!
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Trước khi sử dụng rau xanh, hoa quả, mẹ đừng quên sử dụng nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy để làm sạch các hóa chất và chất bẩn còn tồn tại trên bề mặt thực phẩm mẹ nhé!
Tại sao nước rửa bình sữa mà lại rửa được rau quả mẹ nhỉ? Để đảm bảo sức khỏe và giúp mẹ tiện lợi hơn trong quá trình sinh nở, chăm sóc bé, Mamamy đã sử dụng AHS – thành phần hoàn toàn phù hợp làm sạch rau quả – thực phẩm mẹ ăn hàng ngày, giúp loại bỏ mầm bệnh, tồn dư hóa chất bảo vệ thực phẩm.
Mẹ chỉ cần nhấn vào đầu vòi pump và trực tiếp rửa rau củ quả, chẳng cần lỉnh kỉnh nào chậu, nào muối tinh, nào máy khử độc ozone. Lợi hại, an toàn, sử dụng lại nhanh gọn thì sắm ngay thôi mẹ ơi!
4.5. Lựa chọn nịt bụng uy tín, chất lượng mẹ nhé
Để mang lại hiệu quả cao và tốt cho sức khỏe, mẹ nên chọn những loại nịt bụng có chất liệu thoải mái, thoáng mát, co giãn tốt như cotton, satin, cao su non…Những chất liệu này thường có độ đàn hồi rất tốt, mang lại cho mẹ cảm giác thoải mái ngay cả khi nịt bụng. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lựa chọn gen nịt bụng của những thương hiệu uy tín để góp phần mang lại hiệu quả tốt nhất.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm gen bụng tốt, được nhiều mẹ bỉm tin dùng và đánh giá cao như thương hiệu Sego, Lanaform, Farmacell, Kuku,… với chất liệu và kiểu dáng đa dạng.
Qua bài viết này, mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được rồi. Nịt bụng được xem là “phao cứu tạm thời” cho mẹ bỉm sau sinh và mang lại những lợi ích tuyệt vời mẹ nhỉ. Nhưng mẹ cũng đừng quên sử dụng đúng cách để không gây ra những tác hại kể trên mẹ nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sau sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật!