Giây phút con chào đời, mẹ cảm thấy bao nhọc nhằn bỗng chốc tan biến, mẹ muốn chăm sóc con toàn diện và chu đáo nhưng sau khi sinh mổ lại thường xuyên đau nhói ở bụng, vận động không dễ dàng. Mẹ tìm kiếm các phương pháp cho cơ thể đỡ đau nhưng không biết cách nào mới hiệu quả. Mời mẹ tham khảo 9 mẹo giảm đau sau sinh mổ lành tính, có tác dụng tức thì sau đây để áp dụng ngay cho mình mẹ nhé!
Mục lục
1. 5 mẹo giảm đau sau sinh mổ theo tự nhiên lành tính cho mẹ
Các mẹo giảm đau sau sinh mổ theo phương pháp tự nhiên được nhiều sản phụ lựa chọn vì không gây tác dụng phụ và dễ dàng thực hiện tại nhà. Trong đó có 5 cách phổ biến nhất là dùng mùi hương, massage chân tay, uống dầu oliu, dùng gừng và cho bé ti mẹ. Mẹ theo dõi thông tin bên dưới để biết thêm chi tiết nha:
1.1. Mẹ sử dụng mùi hương
Sau sinh mổ mẹ nằm ở bệnh viện từ 5 – 7 ngày phải ngửi nhiều mùi thuốc kháng sinh, sát khuẩn nên trở nên nhạy cảm, “nhát” mùi, chỉ cần một chút mùi lạ sẽ khiến mẹ khó chịu. Tinh thần mẹ căng thẳng làm cơ thể giải phóng hormone cortisol khiến dòng sữa chảy chậm, giảm chất lượng. Biện pháp trị liệu bằng mùi hương sẽ là một mẹo hay để giúp mẹ xua tan những mệt mỏi, lấy lại tinh thần.
Mẹ biết không, một chút hương thơm nhẹ nhàng có thể giảm thiểu các cơn đau sau sinh mổ hiệu quả đấy. Biện pháp trị liệu này được gọi là Aromatherapy, là phương pháp sử dụng mùi hương từ tinh dầu để cải thiện sức khỏe cơ thể, tâm trí và tinh thần. Mùi hương sẽ kích thích khứu giác và truyền dẫn đến hệ thần kinh giúp xoa dịu tâm trí, giảm stress hiệu quả.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Điều dưỡng Port Said đã chứng minh phụ nữ sau sinh mổ sử dụng tinh dầu lavender có thể giảm đau đáng kể từ 30 phút – 16 tiếng. Bên cạnh đó liệu pháp mùi hương còn giúp mẹ thư giãn cơ thể, tinh thần khỏe khoắn, ngủ ngon hơn và không gây tác dụng phụ.
Biện pháp này sẽ đạt hiệu quả tốt nhất với những tinh dầu nguyên chất, có nguồn gốc thiên nhiên như oải hương, gừng, bạc hà, tràm trà,…. Cách thực hiện liệu pháp này rất đơn giản, mẹ chỉ cần pha loãng tinh dầu với nước hoặc dầu hữu cơ như oliu và thoa lên da, massage nhẹ nhàng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho vài giọt tinh dầu vào nước nóng hoặc máy xông tinh dầu để hít thở thư giãn.
1.2. Mẹ massage chân và tay
Trong quá trình mang thai, con yêu ngày càng lớn dần sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến xương khớp, chèn ép dây thần kinh khiến mẹ tê bì chân tay, đau lưng,… Sau khi con yêu chào đời, mẹ lại bị vết mổ “hành” đau nhói dai dẳng. Việc massage sau sinh sẽ giúp não giải phóng endorphin – hormone có tác dụng giảm đau tự nhiên, thư giãn cơ bắp, đầu óc bớt căng thẳng nhé. Lưu ý chỉ nên dùng ở chân và tay để hạn chế ảnh hưởng vết mổ mẹ nha.
Mẹ có thể tự massage chân bằng các từ từ ngồi dậy, co chân lên sao cho tay chạm vào bàn chân và dùng hai tay xoa bóp nhẹ nhàng từ lòng bàn chân lên đến cơ đùi. Đối với cánh tay, mẹ sẽ dùng tay còn lại xoa tròn nhẹ từ phần đầu vai xuống các ngón tay. Những động tác này sẽ giúp mẹ lưu thông máu huyết, tránh tình trạng tê tay tê chân sau khi sinh mổ.
Để mẹo giảm đau sau sinh mổ này đạt hiệu quả hơn và mẹ cũng dư dả về mặt tài chính thì nên thuê nhân viên massage đến nhà theo giờ hoặc hàng ngày để hạn chế di chuyển nhiều động đến vết mổ.
1.3. Mẹ uống dầu oliu mỗi ngày
Một trong những mẹo giảm đau theo tự nhiên hiệu quả là bổ sung dầu oliu vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ. WebMD (trang tin cung cấp tài liệu y khoa toàn cầu) cho biết dầu oliu có chứa chất oleocanthal với tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả (tương tự như thuốc aspirin hoặc ibuprofen nhưng an toàn hơn).
Không chỉ vậy, mẹ còn cải thiện được làn da, lấy lại vóc dáng, ngừa các bệnh về tim mạch sau khi sinh mổ nếu dùng thực phẩm này đều đặn. Cụ thể, mẹ nên uống từ 1 – 3 thìa dầu oliu, tối đa 60ml mỗi ngày thay vì dùng trong chế biến để hấp thu trọn vẹn dưỡng chất.
1.4. Mẹ bổ sung gừng vào thực đơn ăn uống
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh bổ sung gừng vào khẩu phần ăn sẽ tăng cường khả năng kháng khuẩn, làm giảm mức độ các cơn đau, đặc biệt có lợi cho mẹ mắc bệnh về xương khớp. Nguyên do là chiết xuất gừng có chứa hợp chất ức chế COX-2 thường được dùng trong thuốc điều trị đau và viêm như ibuprofen. Do đó, mẹ nên thêm gừng vào thực đơn ăn uống của mình để cơ thể luôn tràn đầy sức lực, cho bé cưng sự chăm sóc toàn diện nhất.
Có rất nhiều cách để mẹ thêm gừng vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày, ví dụ như đun nóng gừng cùng với nước và uống 2 – 3 ly mỗi ngày hoặc sử dụng gừng như gia vị, thêm 1 muỗng cà phê gừng khô hoặc 2 muỗng gừng tươi vào món ăn sẽ giúp tăng khả năng trị đau, viêm, mẹ có thể an tâm sinh hoạt, nuôi dưỡng bé cưng mà không lo những cơn nhói bụng bất thình lình ghé qua.
1.5. Cho bé bú sữa mẹ sau khi sinh mổ
Khi chuyển dạ, mẹ sinh thường sẽ cảm thấy đau hơn do rặn đẻ, rạch tầng sinh môn nhưng sau đó cơn đau sẽ nhanh chóng qua đi. Còn mẹ sinh mẹ sinh mổ sẽ được tiêm thuốc giảm đau, thuốc tê nên không có cảm giác lúc sinh nhưng sau khi thuốc hết tác dụng sẽ gặp nhiều cơn đau dai dẳng ở vùng mổ, khiến hành trình chăm sóc bé cưng không được trọn vẹn, như ý.
Đừng quá lo mẹ ơi vì theo Sở Y tế Hà Nội, mẹ sau sinh cho con bú trên 2 tháng sẽ ít cảm thấy đau hơn so với mẹ chỉ cho con bú dưới 2 tháng. Nguyên do là khi mẹ cho bú thì các tế bào thần kinh ở tuyến vú sẽ truyền tín hiệu đến tuyến yên trong não giải phóng hormone oxytocin giảm bớt cảm giác đau, khiến tử cung co bóp tốt hơn để đẩy sản dịch ra ngoài.
Khi cho bé bú, mẹ nên chú ý nâng đỡ bé cưng sau cho đầu, lưng, mông bé trên một đường thẳng, bụng bé sát vào bụng mẹ và mặt bé đối diện với bầu vú. Cách làm này không chỉ hỗ trợ mẹ giảm căng cơ, đau mỏi mà còn giúp bé bú dễ dàng hơn, không còn bị sặc hay nôn trớ.
2. 2 mẹo giảm đau bằng thuốc cho mẹ sau sinh mổ
Mẹ sau sinh mổ thường lo ngại dùng thuốc giảm đau sẽ gặp tác dụng phụ, gây tổn thương gan, thận,…. Đừng quá lo mẹ nhé vì phương pháp này sẽ hỗ trợ mẹ đẩy lùi cơn đau nhanh chóng, cơ thể thoải mái hơn và đảm bảo an toàn nếu dùng đúng theo khuyến cáo của bác sĩ. Mời mẹ tham khảo 2 mẹo giảm đau sau sinh mổ bằng thuốc sau đây để cân nhắc áp dụng:
2.1. Mẹ uống thuốc giảm đau
Sau khi sinh mổ, mẹ đối mặt với nhiều cơn đau từ vết mổ, lưng, xương khớp, vùng đáy chậu vượt quá sức chịu đựng, cần phải dùng thuốc giảm đau để giảm thiểu cường độ đau, hỗ trợ thả lỏng cơ thể. Mẹ yên tâm vì các loại thuốc theo ý kiến bác sĩ sẽ không chứa thành phần ảnh hưởng đến sức khỏe và nguồn sữa cho con bú.
Theo đó, thuốc giảm đau sẽ hạn chế các tác nhân gây viêm, tổn thương mô, thần kinh,… giảm tín hiệu đau truyền đến não và tăng ngưỡng chịu đau trong cơ thể lên, làm dịu cơn đau, giúp mẹ cảm thấy nhẹ nhàng, thả lỏng hơn.
Để tránh các tác dụng phụ, mẹ nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ là uống tối đa 2 – 3 viên/tháng và chỉ khi cơn đau quá nặng, không chịu đựng nổi. Theo hướng dẫn của Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh, lúc này mẹ có thể trao đổi với bác sĩ để được chỉ định dùng các loại thuốc như paracetamol khi đau nhẹ, co-codamol lúc đau vừa và co-codamol với ibuprofen nếu cơn đau nặng hơn.
2.2. Dùng viên nhét hậu môn giảm đau sau sinh mổ
Sau sinh mổ khoảng 2 – 3 ngày, mẹ không dám xoay người hay di chuyển nhiều vì vết mổ đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình cho con bú và chăm sóc bé cưng. Lúc này mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để dùng viên nhét hậu môn để giảm bớt cơn đau.
Tùy vào từng tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định xem mẹ có được sử dụng thuốc hay không. Bởi sản phẩm này chỉ phù hợp với mẹ gặp khó khăn khi uống thuốc viên, bị nôn mửa, viêm loét dạ dày,… hoặc mẹ có bệnh lý về gan.
Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ, loại thuốc này có tác dụng giảm đau sau sinh mổ rất hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và bé. Thuốc thường có tác dụng từ 5 – 6 tiếng nên mẹ có thể vận động nhẹ nhàng cho cơ thể nhanh chóng hồi phục. Để thuốc phát huy tác dụng tối đa, mẹ cần đặt thuốc vào hậu môn đúng cách để tránh biến chứng xảy ra. Theo đó, mẹ sẽ thực hiện lần lượt các bước như sau:
- Rửa tay thật sạch với xà phòng.
- Mang bao tay y tế.
- Tháo lớp vỏ thuốc.
- Bôi trơn thuốc (dùng bôi trơn tan trong nước) hoặc làm ẩm hậu môn nếu không có bôi trơn.
- Nằm nghiêng một bên với tư thế chân dưới thẳng, chân trên co lên trước bụng.
- Nhấc mông lên để lộ vùng hậu môn
- Đưa thuốc giảm đau vào qua cơ vòng của hậu môn.
- Giữ chặt 2 bên mông khoảng 5 giây.
- Không di chuyển trong 5 phút để thuốc phát huy tác dụng. Theo đó thời gian thuốc ngấm có thể từ 15 – 60 phút tùy loại.
- Vứt bao tay, vỏ thuốc vào thùng rác và vệ sinh tay kỹ càng.
3. 2 mẹo giảm đau cho mẹ sau sinh mổ bằng các phương pháp tiên tiến
Các phương pháp giảm đau tiên tiến ra đời nhằm hạn chế cơn đau dai dẳng, rút ngắn thời gian hồi phục, mẹ chăm lo bé cưng kỹ càng hơn. Hiện nay có 2 phương pháp nổi bật là giảm đau kết hợp qua tủy sống và tĩnh mạch và truyền thuốc tê vào thân thần kinh. Mẹ tham khảo thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
3.1. Cách giảm đau sau sinh mổ cho mẹ bằng phương pháp giảm đau kết hợp qua tủy sống và tĩnh mạch
Mẹ sau sinh mổ sợ thuốc tê hết tác dụng, mỗi khi động đến vết thương sẽ bị nhói lên khiến mẹ cả ngày không thoải mái, sao nhãng việc chăm sóc con yêu. Do đó mẹ có thể lựa chọn cách giảm đau kết hợp qua tủy sống và tĩnh mạch để giải quyết các nỗi lo trên. Phương pháp tiên tiến này sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục, tránh các biến chứng về tim, huyết áp sau sinh mổ và dễ dàng vận động mà không sợ đau nhói vùng bụng.
Phương pháp này sẽ giúp mẹ phòng ngừa trước cho các cơn đau vì thuốc được truyền cho mẹ lúc phẫu thuật, sau sinh hết tác dụng tê vẫn còn tính giảm đau, mẹ có thể làm quen với cơn đau từ từ và dễ dàng cho con bú mà không ngại nhói bụng. Mẹ đừng quá lo lắng bởi phương pháp này sẽ được bác sĩ thao tác vô cùng cẩn thận trong lúc sinh. Theo đó, khi gây tê tủy sống, bác sĩ sẽ dùng thuốc gây tê có tác dụng giảm đau lâu sau mổ cho sản phụ.
Sau khi sinh mổ 20 giờ đầu, mẹ sẽ được truyền thuốc giảm đau qua đường tĩnh mạch 4 lần nữa, mỗi lần cách 6 tiếng. Đến ngày từ 3 sau khi mổ mẹ có thể không cần dùng thuốc giảm đau vì cơ thể bắt đầu hồi phục dần dần.
3.2. Cách giảm đau sau sinh mổ bằng truyền thuốc tê vào thân thần kinh
Mẹ sau sinh mổ muốn nhanh chóng thoát khỏi cơn đau âm ỉ nhưng ngại dùng thuốc sẽ gây tác dụng phụ. Thế nên mẹ có thể sử dụng cách giảm đau bằng truyền thuốc tê vào thân thần kinh để đạt hiệu quả cao, hạn chế bí tiểu, an thần sâu.
Mẹ yên tâm vì phương pháp này được thực hiện dưới máy siêu âm công nghệ mới, có độ phân giải cao, dễ dàng xác định đúng vị trí thân thần kinh để thông ống truyền thuốc vào. Sau đó thuốc tê sẽ làm suy yếu các tác nhân gây viêm, phản ứng đau cũng giảm đi nhiều khiến mẹ thở phào nhẹ nhõm vì không còn bị cơn đau đeo bám.
Bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật dưới máy siêu âm và máy kích thích thần kinh cơ và truyền thuốc tê liên tục vào thân thần kinh qua catheter (ống thông y tế) cho người bệnh. Thế nên mẹ có thể tìm hiểu và lựa chọn các bệnh viện có dịch vụ này để đặt lịch thăm khám và thực hiện sau khi sinh mổ.
4. 5 lưu ý cho mẹ sau sinh mổ để giảm thiểu cơn đau tốt nhất
Các biện pháp giảm thiểu cơn đau sẽ giúp mẹ vận động dễ dàng hơn, thuận tiện cho con bú, chăm sóc bé cưng cẩn thận nhưng mẹ cũng cần lưu ý về cơ thể, quần áo, tránh vận động quá sức để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất. Chẳng hạn mẹ có thể “bỏ túi” 5 điều quan trọng như sau:
1 – Thăm khám bác sĩ nếu cơn đau đầu xuất hiện quá nhiều
Do tác dụng của gây tê tủy sống mà mẹ sau khi sinh mổ sẽ cảm thấy đau vùng phía sau đầu trong thời gian từ vài ngày đến vài tuần. Các cơn đau thường nhói nhẹ hoặc liên tục, lan dần ra vùng vai, cổ và nặng hơn nếu mẹ đột ngột đứng lên ngồi xuống. Bên cạnh đó, mẹ còn “ám ảnh” hơn khi cơn đau đầu bỗng kèm theo buồn nôn, đau bụng khiến một ngày trôi qua thật nặng nề, mẹ chẳng đủ sức để chăm sóc bé cưng.
Đây là những triệu chứng bình thường sau quá trình vượt cạn trên bàn mổ. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý nếu cơn đau đầu ngày một trở nặng, các triệu chứng cũng bất thường hơn thì có dấu hiệu cột sống bị tổn thương nặng, gây nguy hiểm đến sức khỏe. Lúc này, mẹ cần tiến hành thăm khám bác sĩ ngay để hạn chế biến chứng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống sau này.
2 – Quan sát và chú ý những dấu hiệu bất thường
Sản phụ không đáp ứng điều kiện sinh thường như sức khỏe yếu, ngôi thai không đúng, không đủ sức rặn đẻ,… sẽ được bác sĩ khuyến cáo nên đẻ mổ để đảm bảo an toàn. Cũng vì thế phương pháp sinh mổ được ưa chuộng, nhiều mẹ còn muốn sinh mổ chủ động để không bị đau đớn khi sinh.
Tuy nhiên phương pháp nào cũng có 2 mặt nên sinh mổ đôi lúc vẫn có những dấu hiệu bất thường như sốt cao trên 38 độ C, vết mổ ở bụng bị đau rát, chảy mủ, đau nhức, âm đạo có mùi hôi, tử cung co thắt dữ dội,… Nếu mẹ phát hiện những hiện tượng đặc biệt này trên cơ thể sau khi sinh thì nên đi thăm khám ngay lập tức, tránh các rủi ro kéo theo ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé.
Khoảng thời gian 4 tuần sau khi sinh mổ là thời điểm tử cung mẹ co hồi trở lại bình thường nên sẽ đẩy các sản dịch ra ngoài, vi khuẩn gây hại dễ xâm nhập vào âm đạo. Vì vậy mẹ cần chú ý vệ sinh vùng kín 3 lần/ngày vào sáng, chiều và trước khi đi ngủ. Để đảm bảo sạch sẽ, an toàn, mẹ nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH<5 để duy trì môi trường âm đạo luôn khỏe mạnh, sát khuẩn hiệu quả.
Sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Intimate Feminine Wash Mamamy sẽ là lựa chọn lý tưởng cho mẹ. Bảng thành phần gồm dưa leo, dịch chiết cây củ cải đường, nha đam,… đặc biệt không có chất bảo quản, paraben sẽ giúp tăng tính kháng khuẩn, ngừa viêm, cho mẹ an tâm sử dụng kể cả mẹ có cơ địa nhạy cảm nhất. Dung dịch vệ sinh nhà Mamamy còn đảm bảo độ pH phù hợp <5%, giúp “cô bé” của mẹ luôn sạch sẽ, thơm tho, hạn chế vi khuẩn có hại xâm nhập.
Mẹ biết gì chưa, Mamamy hiện đang có ưu đãi hấp khi mua sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ cùng cơ hội nhận được nhiều quà tặng hấp dẫn. Tậu 1 mà được 2, 3, còn chần chờ gì mà không mua ngay mẹ ơi.
3- Cần tránh bê vật nặng hoặc vận động quá sức sau khi sinh mổ
Trong thời gian ở cữ sau khi sinh mổ, mẹ tránh bê vật nặng hoặc vận động quá sức vì khi đó mẹ cần gồng cơ tay và cơ bụng nên có thể làm ảnh hưởng đến vết mổ, thương lâu lành và dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây mưng mủ, chảy máu. Mẹ chỉ nên mang hay xách đồ vừa sức, dưới 5kg và đi lại nhẹ nhàng, tránh các hoạt động như chạy nhảy để đảm bảo sức khỏe, hạn chế tác động xấu đến cơ thể mẹ nha.
4 – Mặc quần áo thoải mái
Sau khi sinh mổ, vết thương ở bụng cần thời gian từ vài ngày đến vài tuần để hồi phục nên mẹ lưu ý chọn trang phục thoải mái như áo phông, quần cạp chéo, đồ bộ mặc nhà với chất liệu cotton, vải lanh, thun mỏng, không chọn đồ ôm sát để tránh động đến vết thương. Mặc quần áo rộng rãi sẽ tạo nhiều khoảng không giúp mẹ đỡ đau vùng bụng hơn, cảm giác thông thoáng, dễ chịu và hỗ trợ vết mổ nhanh chóng lành hơn.
5 – Vận động nhẹ mỗi ngày 30 phút
Sau khi sinh mổ, mẹ nên dành ra khoảng 30 phút để vận động nhẹ, giúp cơ thể chóng phục hồi, tránh táo bón hay tụ máu đông trong cơ thể. Cụ thể, mẹ có thể đứng dậy và đi lại quanh phòng, cử động tay chân nhẹ nhàng, tập đứng lên ngồi xuống để vừa lấy lại cảm giác vừa kích thích các cơ quan trong cơ thể làm việc tốt hơn. Không những thế, việc di chuyển sẽ giúp ích cho việc giảm áp lực lên bụng và vết mổ, mẹ cảm thấy đỡ đau và dễ dàng sinh hoạt hơn.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ tìm ra các mẹo giảm đau sau sinh mổ phù hợp với mình. Trước khi thực hiện các hình thức giảm đau này, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và đúng đắn nhé. Bên cạnh đó, mẹ nhớ chú ý quan sát tình trạng của cơ thể để thăm khám kịp thời khi phát hiện bất thường và thường xuyên vận động nhẹ nhàng để sớm hồi phục sức khỏe, có thể chăm sóc bé yêu toàn diện nhất. Nếu còn thắc mắc nào khác, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới nhé, Góc của mẹ sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc cho mẹ.