Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chữa tắc tia sữa không đau đơn giản và an toàn

Tắc tia sữa làm ngực mẹ căng đau khó chịu, chỉ cần chạm nhẹ vào ngực thôi cũng khiến mẹ đau điếng người. Vậy cách chữa tắc tia sữa không đau như thế nào? Góc của mẹ sẽ hướng dẫn 5 cách an toàn, hiệu quả, mẹ tham khảo nhé! 

Mẹ tắc tia sữa do chất béo trong sữa đông đặc và “kẹt” trong hệ thống tuyến sữa.
Mẹ tắc tia sữa do chất béo trong sữa đông đặc và “kẹt” trong hệ thống tuyến sữa.

1. 5 cách chữa tắc tia sữa không đau

Nguyên nhân chính gây tắc tia sữa là các cặn sữa đông đặc và ứ đọng trong hệ thống tuyến sữa. Sữa không chảy được, tạo áp lực lên ngực mẹ, gây căng tức, khó chịu và ít ra sữa.

5 cách làm sau đây sẽ không làm mẹ đau mà vẫn hiệu quả giúp mẹ loại bỏ các cục sữa đông và cải thiện tình trạng tắc tia sữa.

1.1. Vắt/hút sữa giảm tắc tia sữa

Vắt/hút sữa là cách dùng tác động lực để đẩy cặn sữa và sữa thừa ra khỏi vị trí tắc sữa. Các ống dẫn không bị cặn sữa bít kín. Sữa mẹ được di chuyển dễ dàng. Mẹ không còn cảm giác căng tức ngực nữa.

Hút sữa giúp mẹ giảm tắc sữa hiệu quả
Hút sữa giúp mẹ giảm tắc sữa hiệu quả

1.1.1. Cách thực hiện:

Mẹ rửa tay sạch sẽ, ngồi thẳng lưng thoải mái và thực hiện vắt sữa bằng tay theo các bước:

  • Một tay mẹ đỡ và ôm lấy bầu ngực, ngón tay cái ở phía trên đầu ti, các ngón khác nằm đối diện với ngón tay cái.Tay còn lại cầm bình sữa để đựng sữa vắt được.
  • Ấn nhẹ các đầu ngón tay và vuốt xuôi xuống để đẩy sữa từ ngực mẹ vào bình sữa.

Chỉnh lực ấn các ngón tay để ngực mẹ không cảm thấy đau.

  • Nới lỏng tay và lặp lại các thao tác trên. Di chuyển bàn tay xung quanh bầu ngực để tiếp cận được hết các nang sữa.
  • Khi sữa chảy chậm lại, sau khoảng 3 – 5 phút, mẹ đổi bên ngực và thực hiện tương tự như các bước trên.
  • Vắt sữa luân phiên hai bên ngực trong khoảng 20 -30 phút.

Ban đầu, mẹ chưa quen, vắt sữa sẽ hơi khó khăn một chút. Nhưng chắc chắn, sau 2 – 3 lần thực hiện, mẹ sẽ thành thạo ngay thôi.

Mẹo nhỏ cho mẹ: Máy hút sữa là “trợ lý” tuyệt vời trong việc vắt sữa giảm tắc tia sữa. Mẹ tham khảo bài viết: Hút sữa đúng cách để hiểu thêm về cách sử dụng máy hút sữa mẹ nhé!

1.1.2. Một số lưu ý cho mẹ khi vắt sữa và bảo quản sữa sau khi vắt:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi vắt sữa.
  • Vệ sinh ti mẹ bằng khăn khô đa năng ẩm để tránh lây nhiễm mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn vào sữa
  • Bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh, sử dụng sữa vắt trong vòng không quá 3 ngày.
  • Làm ấm sữa trước khi sử dụng cho bé bằng các nhúng bình sữa vào nước ấm 40 độ C.
Bảo quản sữa trong tủ lạnh để giữ chất dinh dưỡng trong sữa cho bé.
Bảo quản sữa trong tủ lạnh để giữ chất dinh dưỡng trong sữa cho bé.

1.2. Chườm nóng

Chườm nóng là biện pháp tác động nhiệt độ ấm khoảng 40 độ C lên bầu ngực mẹ. Tương tự như việc đun chảy dầu ăn hay mỡ động vật; các cục sữa đông sẽ tan thành dạng lỏng, không còn chặn đường di chuyển của sữa mẹ nữa.

1.2.1. Cách thực hiện:

Chườm nóng sử dụng nước ấm 40 độ C. Ở nhiệt độ này, mẹ sẽ không sợ bị đau rát, kích ứng hay bỏng da. Mẹ thực hiện chườm ấm theo các bước:

  • Pha nước ấm 40 độ C: Mẹ sử dụng nhiệt kế hoặc pha nước ấm theo tỉ lệ 1 nước sôi: 3 nước thường.
  • Dùng khăn nhúng và nước ấm đã chuẩn bị sau đó vắt bớt nước. Hoặc đổ nước ấm vào chai nước/ túi chườm. Cách này sạch sẽ hơn, không làm mẹ bị ướt quần áo.
  • Đặt khăn hoặc túi chườm lên mặt trên của ngực.
  • Chườm nóng trong khoảng 20 phút.

1.2.2. Một số lưu ý khi chườm nóng chữa tắc tia sữa:

  • Đảm bảo nhiệt độ nước 40 độ C. Trong quá trình chườm, nếu mẹ thấy nóng rát thì cần pha lại nước chườm với nhiệt độ thấp hơn, sử dụng ít nước sôi hơn.
  • Chườm nóng trong khoảng 20 phút, chườm lâu hơn làm da tấy đỏ, tăng khả năng kích ứng.
Chườm nóng sử dụng nước ấm 40 độ C.
Chườm nóng sử dụng nước ấm 40 độ C.

1.3. Massage ngực chữa tắc tia sữa

Massage làm mềm, thư giãn cơ ngực và đẩy các các sữa vón ra khỏi vị trí tắc tia sữa. Từ đó, mẹ không còn cảm thấy căng tức bầu ngực; dòng sữa được lưu thông và di chuyển dễ dàng ra ngoài khi bé bú mẹ.

1.3.1. Cách thực hiện

Massage bầu ngực bất kỳ lúc nào theo chiều sữa chảy, hướng về phía đầu ti. Có nhiều cách massage chữa tắc tia sữa khác nhau. Trong đó, mẹ thực hiện massage mỗi bên ngực theo cách đơn giản như như sau.

  • Dùng bàn tay xoa bóp cả bầu ngực hoặc xoay bầu ngực theo hình tròn.
  • Dùng 3 đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa kéo đầu núm ti ra ngoài. Việc này tạo cảm giác tương tự bé đang bú mẹ, kích thích phản xạ tăng tiết sữa.
  • Mỗi thao tác thực hiện trong vòng 30 giây, luân phiên 2 thao tác trong vòng 5 phút.

1.3.2. Một số lưu ý khi mẹ massage ngực chữa tắc tia sữa:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi massage ngực
  • Dùng lực vừa phải, không làm đau ngực mẹ.
  • Massage ngực trong khoảng 10 phút. Nếu massage quá lâu, ngực liên tục bị tác động dẫn tới nhão, chảy xệ.
Massage ngực làm cơ ngực được thư giãn, thúc đẩy lưu thông dòng chảy sữa.
Massage ngực làm cơ ngực được thư giãn, thúc đẩy lưu thông dòng chảy sữa.

1.4. Sử dụng viên uống lợi sữa

Viên uống lợi sữa giúp sữa mẹ về đều hơn và làm tăng chất lượng nguồn sữa: Sữa dinh dưỡng hơn, thơm ngon hơn, giảm khả năng kết dính, giảm đông vón sữa thành cục gây tắc tia sữa.

Mẹ yên tâm vì đây là sản phẩm có thành phần lành tính, thiên nhiên, hoàn toàn an toàn cho mẹ và bé trong thời kỳ cho con bú.

1.4.1. Cách thực hiện

Mẹ sử dụng viên uống lợi sữa theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì của từng loại mẹ nhé! Các sản phẩm lợi sữa giảm thông tắc tia sữa để mẹ tham khảo như:

  • Viên uống lợi sữa Motherlove More milk special blend
  • Viên uống lợi sữa Mabio.
  • Viên uống Ích mẫu lợi nhi.
  • Viên uống lợi sữa Pigeon.
  • Viên uống lợi sữa New ForMilk LH.

1.4.2. Một số lưu ý khi mẹ sử dụng viên uống lợi sữa chữa tắc tia sữa:

  • Chỉ sử dụng viên uống lợi sữa trong trường hợp  tắc tia sữa nhẹ, không sốt, sờ nắn bầu ngực không thấy cục sữa đông cứng. Trong trường hợp tắc tia sữa nặng, thuốc lợi sữa làm sữa về nhiều hơn, tạo nhiều áp lực lên tuyến dẫn sữa, làm nặng hơn tình trạng tắc tia sữa.
  • Sử dụng viên uống đúng liều, đúng thời điểm theo hướng dẫn sử dụng.
  • Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ, mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Viên uống lợi sữa chữa tắc tia sữa trong trường hợp tắc tia sữa nhẹ
Viên uống lợi sữa chữa tắc tia sữa trong trường hợp tắc tia sữa nhẹ

1.5. Sử dụng cao dán

Cao dán là cách thông tắc tia sữa; đánh tan, làm mềm các cục sữa đông trong thời gian ngắn. Miếng cao dán thường có thành phần thảo dược thiên nhiên, êm ái trên da, không mùi, không gây ảnh hưởng sức khỏe của bé.

1.5.1. Cách thực hiện:

Trước khi sử dụng cao dán, mẹ làm sạch bề mặt da ngực; sau đó sử dụng miếng cao dán theo các bước:

  • Bóc miếng cao dán và dán trực tiếp lên phần có cục cứng, chỗ sưng đau nhất trên bầu ngực.
  • Giữ miếng dán trên ngực đến khi ngực mẹ hết sưng đau, tối đa trong vòng 1 tiếng.
  • Sử dụng miếng dán khác vào ngày hôm sau nếu mẹ vẫn còn cảm thấy căng tức ngực.

1.5.2. Một số lưu ý khi mẹ sử dụng cao dán chữa tắc tia sữa:

  • Lựa chọn sản phẩm có uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
  • Không dùng chung cao dán với các loại thuốc khác trừ khi được sự cho phép của bác sĩ.
  • Không sử dụng quá 3 ngày khi thấy ngực vẫn căng tức, nóng rát. Lúc này, mẹ nên đi khám để được hướng dẫn chăm sóc tốt nhất!
Cao dán ngực chữa tắc tia sữa
Cao dán ngực chữa tắc tia sữa

2. Thời điểm thích hợp để chữa tắc tia sữa không đau.

5 cách chữa tia sữa không đau kể trên chỉ phù hợp với những trường hợp tắc tia sữa nhẹ chưa quá 3 ngày. Trong các trường hợp tắc tia sữa nặng, mẹ cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tốt nhất:

  • Tắc tia sữa quá 3 ngày. Ngực mẹ vẫn căng tức, đau nhức, sữa ra ít dù đã áp dụng các biện pháp kể trên.
  • Sốt trên 38.5 độ C
  • Mất sữa hoàn toàn.
  • Sờ nắn bầu ngực thấy rõ cục sữa đông cứng.

Mẹ tắc tia sữa thường hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, tốt nhất mẹ nên chủ động phòng tránh để quá trình chăm con bằng sữa mẹ không bị ngắt quãng mẹ nhé!

Mẹ chỉ áp dụng các biện pháp tại nhà trong 3 ngày đầu tắc tia sữa. 
Mẹ chỉ áp dụng các biện pháp tại nhà trong 3 ngày đầu tắc tia sữa. 

3. Biện pháp phòng tránh tắc tia sữa

Tắc tia sữa tái phát nhiều lần cản trở mẹ trong việc cho con bú. Bé không được bú sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của bé. Để hạn chế điều này, mẹ làm theo những gợi ý sau đây:

  • Cho bé bú sữa mẹ hoặc vắt sữa mẹ hàng ngày: Khi bé bú sữa hay khi mẹ vắt sữa; sữa trong ngực mẹ được chuyển động và thay mới liên tục. Chúng không kịp đông vón, ứ đọng trong tia sữa, gây tắc tia sữa và gây đau cho mẹ.
  • Không để bầu ngực dư thừa sữa: Dư thừa sữa làm các ống dẫn sữa phải chịu nhiều áp lực, căng phồng, chèn ép lên nhau dễ dẫn tới tắc tia sữa.

Nếu thấy sữa mẹ dư thừa với những biểu hiện như: ngực căng, nặng, sữa tự chảy ra ngoài làm ướt áo mẹ; mẹ sử dụng máy hút sữa để đẩy sữa thừa ra khỏi bầu ngực. Phần sữa thừa này mẹ bỏ đi hoặc đem bảo quản tủ lạnh và sử dụng cho bé vào những lần ăn tiếp theo.

  • Giữ núm ti và bầu ngực khô ráo sạch sẽ: Những vùng da này thường ẩm ướt do chảy sữa, do mồ hôi, nước bọt của bé hay cặn sữa đọng sau mỗi lần cho bé bú. Điều này tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, tấn công và làm tắc tia sữa. Vì thế, sau mỗi lần cho con bú, mẹ lưu ý dùng khăn khô đa năng ẩm lau sạch bầu ngực, đặc biệt là đầu núm ti  mẹ nhé!
  • Sử dụng áo ngực rộng rãi, thoải mái: Trang phục thoải mái không tạo áp lực lên ngực và các ống dẫn sữa. Dòng chảy sữa được lưu thông mượt mà hơn.

Chữa tắc tia sữa không đau là biện pháp làm tan các cục sữa đông vón cục, “thủ phạm” chính cản trở sữa di chuyển trong bầu ngực mẹ. Các biện pháp này chỉ hiệu quả đối với các trường hợp tắc tia sữa mới chớm từ 1 – 3 ngày. Nếu quá 3 ngày, mẹ cần đi khám bác sĩ nhanh chóng mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chữa tắc tia sữa không đau đơn giản và an toàn”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

10+ bác sĩ chữa tắc tia sữa uy tín tại Hà Nội, Hồ Chí Minh
10+ bác sĩ chữa tắc tia sữa uy tín tại Hà Nội, Hồ Chí Minh
Mẹ muốn tìm một bác sĩ chữa tắc tia sữa có uy tín, gần nơi mình sinh sống để có thể tin tưởng khám, chữa trong suốt thời kỳ cho con bú. Dưới đây là một số các bác sĩ chữa tắc tia sữa hiệu quả được nhiều mẹ bỉm tin tưởng, mẹ tham khảo […]
Chữa tắc tia sữa bằng đu đủ xanh có thực sự hiệu quả không?
Chữa tắc tia sữa bằng đu đủ xanh có thực sự hiệu quả không?
Chữa tắc sữa bằng đu đủ xanh là phương pháp dân gian được một số mẹ truyền tai nhau áp dụng tại nhà. Nhưng thực hư về hiệu quả của phương pháp này ra sao? Mẹ có nên áp dụng hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!  1. Tác […]
Gợi ý 5 đơn vị chữa tắc tia sữa tại Hà Nội uy tín nhất cho mẹ
Gợi ý 5 đơn vị chữa tắc tia sữa tại Hà Nội uy tín nhất cho mẹ
Mẹ muốn tìm địa chỉ chữa tắc tia sữa tại nhà Hà Nội nhưng không biết đơn vị nào uy tín, được nhiều mẹ tin tưởng? Bài viết này sẽ gợi ý 5 địa chỉ tốt nhất để mẹ tham khảo, mẹ kéo xuống để đọc tiếp nhé!  1. Dịch vụ chữa tắc sữa tại […]
Mách mẹ phương pháp đèn hồng ngoại chữa tắc tia sữa
Mách mẹ phương pháp đèn hồng ngoại chữa tắc tia sữa
Gần đây một số mẹ bỉm sửa tung hô sử dụng đèn hồng ngoại chữa tắc tia sữa đơn giản mà rất hiệu quả. Tuy nhiên, để có được hiệu quả tuyệt đối và đảm bảo an toàn, mẹ cần tới cơ sở y tế và thực hiện theo tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ […]
Chữa tắc tia sữa bằng hành tím – Mẹ không nên lạm dụng
Chữa tắc tia sữa bằng hành tím – Mẹ không nên lạm dụng
Chữa tắc tia sữa bằng hành tím là phương pháp dân gian truyền lại, không an toàn tuyệt đối với mẹ bị tắc sữa. Tại sao vậy? Giải pháp an toàn hơn là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có câu trả lời chính xác cho những băn khoăn này! 1. Tác dụng […]
Giỏ hàng 0