Gần đến những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng thắc mắc ngôi thai đầu là em bé quay đầu chưa? Nếu bé không quay đầu có nguy hiểm hay không? Ngoài trăn trở đó, mẹ cũng muốn trang bị thêm nhiều kiến thức thai sản để chuẩn bị cho quá trình sinh nở cũng như đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con, nhất là với những mẹ tập đầu thì ngôi thai đầu là em bé quay đầu chưa là rất quan trọng. Thấu hiểu những tâm tư đó, Góc của mẹ xin giải đáp tất tần tật những thắc mắc của mẹ trong bài viết sau. Cùng đón xem ngay mẹ nhé!
Mục lục
1. Ngôi thai đầu là em bé đã quay đầu chưa?
Theo lý thuyết, với ngôi thai đầu (hay còn gọi là ngôi thai thuận), đầu của thai nhi hướng về phía âm hộ, gáy thai nhi hướng về phía bụng và mông hướng về phía ngực của mẹ bầu. Điều này đồng nghĩa ngôi thai đầu là em bé đã quay đầu rồi. Đây được đánh giá là ngôi thai thuận lợi cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, không phải ngôi thai đầu nào cũng giống nhau mà sẽ tùy thuộc vị trí của bé yêu đó mẹ ạ:
- Ngôi đầu hạ vị: Đây là ngôi thai mà bé cúi đầu xuống phần hạ vị (vùng thấp nhất của bụng dưới rốn hoặc vùng chậu) nhiều nhất, dần dần hình thành ngôi thai đầu. Thời điểm này, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát và đưa ra quyết định mẹ có thể sinh thường khi chuyển dạ.
- Ngôi thóp: Đầu thai nhi nằm ở lưng chừng, có thể sờ được những vị trí từ mũi đến miệng, không sờ được cằm.
- Ngôi trán: Đây là ngôi thai trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi mặt, có nghĩa là đầu thai nhi cúi không tốt (tỉ lệ cúi đầu không chuẩn như ngôi hạ vị) và ngửa không tối đa.
- Ngôi mặt: Lúc này, thai nhi ngửa đầu tối đa và nhiều hơn so với những ngôi thai còn lại, đưa toàn bộ mặt ra phía trước.
Ngoài ngôi đầu hạ vị tốt cho quá trình sinh nở, những ngôi thai còn lại đều được xếp vào nhóm bất thường. Bởi thai nhi cúi đầu không tốt sẽ gặp khó khăn khi đi qua âm đạo, khiến mẹ sinh khó, vỡ ối non,… Chính vì vậy, mẹ cần thăm khám định kỳ để bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất, tránh những biến chứng không đáng có trong giai đoạn lâm bồn.
Song song, mẹ cũng cần lưu ý những dấu hiệu thai nhi quay đầu dưới đây:
- Mẹ có thể nghe thấy và cảm nhận nhịp tim của con, nếu nhịp tim phát ra từ phía bụng dưới thì khả năng cao thai nhi đã quay đầu
- Mẹ nhận biết bằng những chuyển động bên trong cơ thể của con như quấy đạp ở phần bụng trên thay vì bụng dưới như trước đây.
- Đôi khi là những tiếng nấc nhẹ của con ở bụng dưới và đập mạnh ở phần bụng trên
2. Một số thắc mắc về vấn đề thai nhi quay đầu
Càng gần cuối thai kỳ mẹ càng có nhiều thắc mắc, mẹ đắn đo không biết thời điểm nào được xem là quay đầu sớm, thai quay đầu bao lâu thì có thể sinh, nhỡ thai không quay đầu thì có nguy hiểm không và cách khắc phục là gì. Đừng lo mẹ nhé, câu trả lời sẽ có ngay bên dưới:
2.1. Như thế nào là em bé quay đầu sớm?
Theo bác sĩ sản khoa, thai nhi thường quay đầu vào tuần thứ 32 – 36, đây cũng được xem là khoảng thời gian lý tưởng nhất. Tuy nhiên, vẫn không hiếm trường hợp em bé quay đầu sớm, thường rơi vào tuần thứ 28 của thai kỳ. Để xác định cụ thể hơn, mẹ nên đến bệnh viện thăm khám định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để quan sát xem thai nhi đã quay đầu chưa.
2.2. Thai quay đầu bao lâu thì sinh?
Trong trường hợp thai quay đầu ở tuần thứ 28 thì dự kiến khoảng 11 – 12 tuần sau mẹ bầu sẽ lâm bồn. Trong giai đoạn này, các cơ quan chức năng như mắt, phổi, não bộ của bé cũng dần được hoàn thiện, hệ thống thần kinh cũng có bước phát triển vượt bậc, chỉ số cơ thể thường là 1kg và dài khoảng 38cm.
Lúc này, con đang chọn cho mình tư thế chào đời, mặt con sẽ hướng vào mông mẹ, bé sẽ có tư thế nằm chéo và đầu hướng xuống đùi trái của mẹ.
Giai đoạn này, mẹ sẽ đối mặt với một số thay đổi như các cơn đau ở vùng chậu, xương sườn; buồn nôn; chuột rút,… Chính vì thế mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung các dưỡng chất như canxi, protein, vitamin C, sắt,… để hạn chế tình trạng chuột rút, sưng phù. Mẹ lưu ý đến gặp bác sĩ thường xuyên để chẩn đoán sức khỏe, hạn chế tối đa tình trạng tiền sản giật để bảo vệ, sẵn sàng đón chào thành viên mới.
Để hiểu rõ hơn về thai 28 tuần tuổi và những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe thai kỳ trong giai đoạn “vàng” này, mẹ tham khảo bài viết Thai nhi tuần thứ 28 phát triển như thế nào?
2.3. Thai không quay đầu nguy hiểm không?
Thai quay đầu là hiện tượng tự nhiên ở em bé bình thường, phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên vì một vài nguyên nhân nào đó mà quá trình này chậm diễn ra, thậm chí không diễn ra như dây rốn quá dài, mẹ có tiền sử u xơ tử cung, mẹ mang đa thai (những em bé sinh đôi thường có tư thế đối nghịch nhau, dễ dẫn đến hiện tượng một bé quay đầu, một bé không), tử cung của mẹ có hình dáng không cân đối làm bé khó di chuyển.
Ngoài ra, thiếu nước ối cũng là lý do thai không quay đầu, bởi thiếu nước thai sẽ khó đổi xoay ngôi, làm ngôi thai bị ngược.
Thai nhi không quay đầu hoặc có quay nhưng phần gáy hướng về cột sống của mẹ (ngôi chẩm sau) sẽ khiến quá trình sinh nở của mẹ trở nên khó khăn, tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ xem xét nên sinh mổ hay sinh thường. Bên cạnh đó, hiện tượng thai không quay đầu cũng kéo theo nhiều vấn đề khác như thời gian chuyển dạ dài hơn; mẹ đau lưng dữ dội; em bé bị mắc kẹt và thiếu oxy từ dây rốn, nguy hiểm đến tính mạng.
2.4. Làm gì khi thai không quay đầu?
Nếu đến tuần thứ 36 mà thai nhi vẫn không có dấu hiệu quay đầu, mẹ bầu cần gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến, đồng thời, áp dụng 1 số biện pháp sau:
- Mẹ ngồi trên quả bóng mềm (dụng cụ dùng để tập thể dục) trong khoảng 15p phút, lặp lại 2-3 lần 1 ngày mẹ nhé!
- Mẹ nên tích cực vận động thay vì ngồi hoặc nằm mãi trong nhà, mỗi ngày dành ra 30 phút đi bộ để tạo sự chuyển động trong khung xương chậu, kích thích thai quay đầu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể quỳ bằng tứ chi giống em bé tập bò, rướn người lên xuống vài lần mỗi ngày
- Chưa hết, mẹ cũng lưu ý không ngồi quá lâu một tư thế mà cần đứng lên đi qua đi lại để máu huyết lưu thông, thai quay đầu dễ hơn nhé!
- Bên cạnh đó, các bác sĩ sản khoa cũng khuyên mẹ nằm nghiêng sang trái vì đây là tư thế tốt nhất khi ngủ, hạn chế nằm ngửa sẽ gây chèn ép tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi
Ngoài những “kim chỉ nam” trên, mẹ cần kết hợp thêm mẹo chăm sóc, nuôi dưỡng, cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để “mầm sống” trong bụng dễ quay đầu, mẹ cũng an tâm chào đón thành viên mới thật khỏe mạnh, bình an.
Nếu vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, chưa biết tìm kiếm thông tin ở đâu trong khi đã bước vào giai đoạn “nướt rút”, mẹ cập nhật tin tức khoa học và mới nhất tại chuyên mục Mang thai, đặc biệt, lưu lại các lưu ý quan trọng trong bài viết Cùng tìm hiểu các tuần thai kỳ trong suốt quá trình mang thai mẹ nhé! chỉ cần một cú nhấp chuột là đã có thêm vô vàn kiến thức bổ ích mà còn cực chi tiết nữa đó ạ!
Như vậy, mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi ngôi thai đầu là em bé quay đầu chưa. Bên cạnh đó, mẹ cũng được trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách chăm sóc và nuôi dưỡng thai kỳ khỏe mạnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ đừng quên để lại bình luận để Góc của mẹ giải đáp kịp thời nhé!