Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Nằm nghiêng bên phải giúp bé dễ quay đầu? Không đúng đâu mẹ ơi!

Chúc mừng mẹ đã đến giai đoạn cuối cùng của trình mang thai. Vậy là mẹ sắp được gặp bé cưng rồi, mẹ chuẩn bị mọi thứ đến đâu rồi? Một trong những vấn đề mẹ quan tâm nhất lúc này chính là làm thế nào để bé quay đầu sớm để thiên thần nhỏ chào đời với tư thế tự nhiên an toàn nhất đúng không ạ? Lại nghe được thông tin nằm nghiêng bên phải giúp bé dễ quay đầu, mà mẹ bầu nào cũng rất cẩn thận, nhận được gì cũng cần kiểm chứng kỹ càng. Để mẹ đỡ mất công tìm kiếm, Góc của mẹ tổng hợp những nghiên cứu khoa học nhất xoay quanh vấn đề này cho mẹ tham khảo ngay dưới đây! 

Mẹ bầu làm gì để giúp bé dễ quay đầu hơn
Có đúng là nằm nghiêng bên phải giúp bé dễ quay đầu không mẹ nhỉ?

1. Thời điểm thai nhi quay đầu trong bụng mẹ

Trước khi tìm cách nằm nghiêng bên phải giúp bé dễ quay đầu có đúng hay không, mẹ cần nắm thời điểm thai nhi quay đầu để có chế độ sinh hoạt phù hợp và điều chỉnh tư thế nằm cho chuẩn. Có những cách nằm có lợi ở giai đoạn bé quay đầu nhưng nếu mẹ vội vàng áp dụng quá sớm sẽ dễ gây ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng. Tùy thuộc vào số lần mẹ mang thai, bé cưng sẽ có thời điểm quay đầu khác nhau:

  • Mẹ mang thai lần đầu (con so): thai nhi sẽ quay đầu vào tuần thai thứ 34 hoặc 35.
  • Mẹ mang thai từ lần thứ 2 trở đi: thai nhi thường quay đầu muộn hơn, từ tuần 36 hoặc 37 của chu kỳ mang thai.
Thai nhi dễ quay đầu ở tuần thứ 34-37
Thai nhi được từ 34 – 37 tuần tuổi sẽ quay đầu về ngôi thuận

2. Nằm nghiêng bên phải giúp bé dễ quay đầu không?

Nhiều mẹ bỉm vừa có thai lần đầu, nghe thông tin được truyền tai nằm nghiêng bên phải giúp bé dễ quay đầu và mẹ sinh bé dễ hơn. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ minh chứng nào cho thấy nằm nghiêng bên phải bé dễ quay đầu hơn đâu mẹ ạ. 

Ngoài ra, tư thế nằm nghiêng bên phải này nhiều nguy cơ sẽ khiến trục tử cung của mẹ bị lệch sang phải, gây chèn ép tĩnh mạch chủ khiến lượng máu vận chuyển trong cơ thể bị giảm sút. Đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ, vì lượng máu đến thai nhi giảm đi nên dễ xảy ra tình trạng sinh non ở mẹ bầu.

Nằm nghiêng bên phải có giúp bé dễ quay đầu hay không?
Chưa có minh chứng nào chứng minh rằng việc tư thế nằm nghiêng bên phải giúp bé dễ quay đầu

Do đó, mẹ bỉm mang thai ở tuần thứ 34 trở đi hạn chế nằm nghiêng bên phải để tránh tác động xấu đến bé cưng. Mẹ nên áp dụng 3 tư thế nằm chuẩn khoa học sau để ngủ ngon giấc và giúp bé yêu quay đầu dễ hơn nhé.

3. 3 tư thế nằm giúp bé quay đầu dễ hơn đã được khoa học chứng minh

Khi mẹ mang thai từ tháng thứ 6 – 7 trở đi, bụng mẹ sẽ lớn dần và việc nằm ngủ đôi khi khiến mẹ khó thở. Mách mẹ ngay 3 tư thế nằm chuẩn khoa học vừa dễ chịu cho mẹ vừa tạo điều kiện tốt để bé cưng quay đầu trong bụng mẹ nhé!

Tư thế nằm chuẩn khoa học
3 tư thế nằm chuẩn khoa học cho mẹ bầu giúp bé quay đầu dễ hơn

3.1. Mẹ nằm nghiêng về bên trái

Vào những tháng cuối trước khi chào đời, thai nhi thường có xu hướng quay sang bên phải, đôi khi gây đè ép lên mạch máu làm giảm lượng máu lưu thông trong cơ thể mẹ. Việc nằm nghiêng bên trái sẽ giúp mẹ gạt bỏ nỗi lo này. Đồng thời, tư thế nằm này còn đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé như:

  • Giảm lực ép xuống vùng xương chậu, mẹ dễ trở mình và ngồi dậy hơn
  • Tăng lưu thông máu đến tử cung và tim thai, đảm bảo tim bé hoạt động bình thường và hấp thụ đủ lượng oxy cần thiết
  • Giúp làm giãn tĩnh mặt chân, hạn chế bệnh trĩ ở mẹ bầu.
Nằm nghiêng bên phải giúp bé dễ quay đầu
Mẹ nằm nghiêng bên trái là tư thế nằm chuẩn nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ

Các bác sĩ của Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương cũng đã đưa ra kết luận rằng, nằm nghiêng bên trái khi ngủ sẽ là tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu ở những tháng cuối của thai kỳ, tạo điều kiện cho bé quay đầu đúng thời điểm, sau này mẹ sinh bé sẽ dễ dàng hơn, chứ không phải như các mẹ truyền tai nhau là nằm nghiêng bên phải giúp bé dễ quay đầu đâu ạ. 

3.2. Mẹ nằm gác chân lên cao

Mẹ nằm gác chân lên cao cũng là tư thế được nhiều bác sĩ khuyên dùng nếu mẹ gặp khó khăn khi nằm nghiêng bên trái. Cụ thể, mẹ dùng gối cao từ 20 – 25 cm hoặc gác chân cạnh giường, đặt hai chân nằm song song, thả lỏng người ra cho thoải mái. Tư thế nằm này sẽ giúp thai nhi di chuyển đầu đến hướng cao hơn và tự xoay chuyển ngôi thai về đúng hướng. 

Mẹ lưu ý về tư thế nằm để giúp bé dễ quay đầu
Mẹ có thể nằm gác chân lên cao để bé xoay chuyển đầu về đúng hướng

Khi áp dụng tư thế nằm này, mẹ lưu ý không nằm ngay sau khi ăn vì dễ gây trào ngược dạ dày và nôn ói thức ăn. Đồng thời thực hiện với tần suất vừa phải, khoảng 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 15 phút để đạt hiệu quả tốt mẹ nhé.

3.3. Luân phiên các tư thế nằm

Nhiều mẹ bầu thường hay gặp tình trạng nằm mãi một tư thế suốt đêm gây mệt mỏi và uể oải, ngủ không ngon giấc. Mẹ sợ đổi tư thế khi ngủ sẽ gây sốc cho bé cưng, ảnh hưởng không tốt. Thực ra, không nhất định phải cố định một tư thế xuyên suốt lúc ngủ đâu mẹ. Mẹ có cách luân phiên tư thế nằm đúng vẫn đảm bảo an toàn cho bé và cảm thấy dễ chịu, ngủ ngon hơn đó ạ. Chẳng hạn, lúc đầu, mẹ nằm nghiêng bên trái, sau đó chuyển sang nằm kê chân lên cao, rồi đến gần sáng thì chuyển sang nằm bên trái lại. 

Tư thế ngủ dễ chịu cho mẹ
Nếu bị mỏi, mẹ luân phiên chuyển đổi các tư thế nằm để dễ chịu hơn nhé

Tuy nhiên, khi thay đổi tư thế, mẹ lưu ý không nên đổi quá nhanh dễ làm bé bị sốc nhé. Mỗi đêm mẹ chỉ nên đổi tư thế từ 2 – 3 lần sau ít nhất 4 – 6 h đồng hồ. Mẹ lưu ý không nằm sấp, nằm ngửa vì dễ gây đau thắt ngực, tụt huyết áp, còn làm giảm lượng oxy và máu lưu chuyển đến thai nhi.

 4. 7 điều mẹ nên làm giúp thai nhi dễ quay đầu 

Bên cạnh việc nằm đúng tư thế, mẹ duy trì chế độ sinh hoạt – ăn uống lành mạnh để đảm bảo bé quay đầu đúng thời điểm, hấp thụ đầy đủ dưỡng chất và sinh ra khỏe mạnh. Sau đây là tổng hợp 7 điều mẹ nên làm trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ áp dụng nhé.

Mẹ lưu ý để giúp bé dễ quay đầu
Bên cạnh tư thế nằm đúng, mẹ cũng cần quan tâm đến các hoạt động khác

4.1. Hạn chế ngồi nhiều

Việc ngồi quá lâu sẽ làm mẹ bị nhức mỏi cơ thể, đau xương vùng thắt lưng, tệ hơn là sưng phù và mắc các bệnh về xương sống. Mẹ hạn chế ngồi cả ngày và nên thực hiện các hoạt động bên dưới để cơ thể thoải mái, bé yêu cũng khỏe mạnh hơn nhé.

Mẹ hạn chế ngồi vào thời gian cuối thai kỳ
Mẹ hạn chế ngồi quá nhiều trong thai kỳ, nhất là ở 3 tháng cuối

4.2. Tập bò thường xuyên

Trong thời gian xoay ngôi đầu, nếu thai nhi nằm ở ngôi sau thì việc quay đầu sẽ rất khó khăn và phức tạp. Để tránh trường hợp này, mẹ nên thực hiện tập bò thường xuyên để tạo điều kiện cho thai nhi nằm đúng hướng và xoay chuyển ngôi đầu dễ hơn.

Cụ thể, mẹ chống hai tay trên nền nhà (có lót lông mềm tránh trầy xước da), hai chân gập lại song song với tay, rồi bắt đầu di chuyển xung quanh nhà. Mỗi ngày, mẹ thực hiện động tác này khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần tầm 10 phút để thấy hiệu quả rõ rệt nhất.

Mẹo giúp bé dễ quay đầu
Tập bò là bài tập đơn giản và hữu hiệu giúp bé dễ quay đầu hơn

4.3. Tập các bài tập phù hợp

Mặc dù ở giai đoạn cuối thai kỳ, bác sĩ khuyên mẹ nên nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh nhưng không có nghĩa là mẹ nằm cả ngày trên giường và không làm gì cả. Thay vào đó, mẹ nên tập các bài tập phù hợp, cường độ nhẹ nhàng để tăng sức khỏe, thai nhi cũng dễ xoay chuyển ngôi đầu hơn.

1 – Bài tập tay – chân – hông

Mẹ đứng thẳng người, đặt hai chân rộng bằng vai, sau đó giơ tay lên xuống theo nhịp, lắc nhẹ hông qua trái và phải để các khớp xương được hoạt động, tránh gây gò bó lên xương hông do ngồi hoặc nằm nhiều. Mỗi ngày mẹ thực hiện bài tập này từ 1 – 2 lần nhé.

Mẹ bầu tập thể dục đúng cách
Tập thể dục đúng cách để mẹ khỏe – bé vui mẹ nhé

2 – Bài tập yoga quỳ gối

Từ tuần thứ 30 đến 37 của thai kỳ, mẹ bắt đầu tập bài yoga quỳ gối bằng cách quỳ hai gối xuống nền có lót mềm, duỗi thẳng hai tay, từ từ đưa cơ thể nằm sát mặt nền. Kế đến, mẹ dùng hai tay giữ lấy cơ thể. Duy trì tư thế này trong khoảng 10 phút rồi mẹ thả lỏng, nhẹ nhàng đứng lên nhé. Ở bài tập này, thai nhi cũng sẽ co giãn ra để tập cùng mẹ nên dễ di chuyển vào vị trí sinh thường đó ạ. 

Tập Yoga
Mẹ tập Yoga quỳ gối giúp thai dễ di chuyển vào vị trí sinh thường

3 – Bài tập giơ chân lên cao

Mẹ nằm thoải mái trên giường, hai tay đặt thẳng song song với người, thực hiện giơ lần lượt chân trái 5 nhịp – chân phải 5 nhịp lên cao một góc 45 – 60 độ để cử động gân cốt, giúp thai nhi xoay đầu dễ hơn. Mỗi ngày mẹ thực hiện bài tập 2 lần, mỗi lần 5 – 7 phút thôi, tránh tập quá sức dễ gây mệt lả và ảnh hưởng bé cưng nhé.

Mẹ bầu tập yoga
Mẹ tập yoga giúp thai nhi co giãn để luyện tập cùng mẹ, nhờ thế mà bé quay đầu dễ hơn

4.4. Tập bơi 

Bơi lội là bài vận động rất có lợi trong việc giúp thai nhi xoay đầu đúng hướng. Mẹ bơi lội trong suốt thai kỳ đều được hoặc bắt đầu bơi từ tuần thứ 30 để em bé xoay chuyển trong bụng về đúng vị trí ngôi thuận. Việc bơi lội cũng giúp mẹ được thư giãn và giảm thiểu triệt để các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức cơ bắp khi mang thai. Mỗi ngày, mẹ nên bơi khoảng 30 phút và ghi nhớ 7 điều quan trọng khi bơi này để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bơi lội rất có lợi trong việc đưa bé quay đầu về đúng ngôi thuận
Bơi lội rất có lợi trong việc đưa bé quay đầu về đúng ngôi thuận

4.5. Trò chuyện khích lệ bé

Ngay khi còn trong bụng mẹ, bé yêu đã bắt đầu biết lắng nghe giọng nói hay những câu chuyện của mẹ. Việc trò chuyện cùng bé sẽ tạo động lực, khích lệ bé xoay chuyển nằm đúng ngôi thuận. Hoặc mẹ cho bé nghe những bài nhạc nhẹ, nhạc giao hưởng, đặt loa ở hướng ngôi thuận để bé cưng cảm nhận và di chuyển gần về phía âm thanh, tránh tình trạng thai không quay đầu sau này mẹ khó sinh và ảnh hưởng không tốt đến bé.

Thai nhi có xu hướng di chuyển về hướng có âm thanh
Thai nhi có xu hướng di chuyển đầu về hướng có âm thanh

4.6. Sử dụng phương pháp nóng lạnh

Mẹ dùng một chiếc khăn mềm thấm vào nước lạnh, thoa lên bề mặt da bụng. Sau đó, dùng chính chiếc khăn đó để thấm vào nước ấm, lau nhẹ trên bụng thêm lần nữa. Bé yêu khi cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ nóng lạnh sẽ thay đổi vị trí nằm, từ đó chuyển về đúng vị trí ngôi thuận đó ạ.

Gợi ý mẹ bầu dùng khăn khô đa năng Mamamy để chườm nóng lạnh thay vì sử dụng khăn bông thông thường. Bởi lẽ, mẹ bầu ở những tháng cuối đi lại nặng nề, việc giặt giũ nhiều không những khó khăn cho mẹ mà còn ảnh hưởng không tốt đến em bé trong bụng. Khăn bông dùng nhiều lần dễ có nguy cơ bị vi khuẩn bám vào, khi mẹ dùng vi khuẩn sẽ len lỏi vào rồi tấn công da, khiến mẹ bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy khó chịu. Vì thế, mẹ sử dụng khăn khô dùng một lần để hạn chế việc giặt đi giặt lại nhiều lần lích kích, lại còn đảm bảo sạch khuẩn tối ưu. 

Hơn thế nữa, khăn khô cao cấp từ thương hiệu Mamamy được làm từ sợi vải không dệt đảm bảo độ mềm mịn tối ưu, thấm hút nước tốt và không để lại xơ trên da. Tuy nhiên, khăn khô hơi mỏng nên mỗi lần chườm, mẹ sử dụng 2 – 3 tờ chồng lên nhau để chườm nóng lạnh đạt hiệu quả tốt nhé. 

Phương pháp nóng lạnh giúp bé dễ quay đầu
Phương pháp nóng lạnh cũng là giải pháp hay để hỗ trợ bé quay đầu đúng thời điểm

4.7. Châm cứu và xông hơi

Một nghiên cứu của đại học Bắc California cho thấy có đến 20% mẹ bầu mang thai từ 30 – 41 tuần tuổi khi áp dụng biện pháp châm cứu đúng cách sẽ dễ sinh nở hơn. Châm cứu giúp giảm căng thẳng mệt mỏi cho mẹ, đồng thời giúp thai nhi di chuyển dễ hơn về hướng thai thuận. 

Bên cạnh châm cứu, mẹ áp dụng xông hơi với các loại tinh dầu, thảo dược tự nhiên như sả, lá bưởi, vỏ bưởi, chanh, gừng, hương nhu,… để giãn nở lỗ chân lông, tạo cảm giác thoải mái cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Mẹ bầu xông hơi và châm cứu
Mẹ bầu vẫn có thể xông hơi và châm cứu để giúp thai nhi dễ quay đầu

5. 3 dấu hiệu nhận biết thai nhi đã quay đầu

3 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp mẹ mẹ bầu xác nhận liệu thai nhi đã quay đầu hay chưa để có biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp thai chưa quay đầu.

  • Nhịp tim thai phát ra ở vùng bụng dưới
  • Thai đá mạnh vào bụng trên của mẹ
  • Mẹ sờ vùng xương quanh mu thấy hơi cứng 

Nếu có các dấu hiệu này thì chứng tỏ bé cưng đã quay đầu đúng hướng rồi mẹ nhé. Mẹ yên tâm nghỉ dưỡng và chuẩn bị đến ngày đón bé yêu thôi ạ.

Dấu hiệu nhận biết thai nhi quay đầu
3 dấu hiệu rõ ràng để mẹ nhận biết thai nhi đã quay đầu

Mẹ bầu chưa có nhiều kinh nghiệm, kiểm tra xong vẫn chưa yên tâm thì nên siêu âm để xác định chính xác thai đã quay đầu hay chưa. Từ đó có biện pháp hỗ trợ đúng đắn nếu lỡ thai nhi chưa quay đầu. 

6. Đến ngày nhưng bé không chịu quay đầu – Mẹ phải làm sao?

Sau tuần thứ 36 của chu kỳ mang thai mà bé vẫn chưa có dấu hiệu quay đầu nên mẹ rất lo lắng. Nhiều khả năng mẹ sẽ khó sinh, không sinh thường được mà phải nhờ can thiệp để sinh mổ. Biết là mẹ rất sợ và mong muốn con quay đầu nhưng mẹ đừng suy nghĩ nhiều quá gây ảnh hưởng đến tâm trạng, không tốt cho thai nhi đâu ạ. Mẹ hãy đi thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ nhé. 

Bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng thủ thuật ngoại xoay thai (ECV) để đưa bé về vị trí ngôi thuận, giúp mẹ dễ sinh. Tỷ lệ thành công lên đến 58% và còn cao hơn đối với mẹ mang thai từ lần 2 trở đi.

Mẹ bầu tham khảo
Mẹ thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời nếu bé quay đầu trễ hoặc không quay đầu nhé

Như vậy mẹ đã biết nằm nghiêng bên phải giúp bé dễ quay đầu là thông tin không chính xác, không nên thực hiện theo rồi. Để bé dễ quay đầu, mẹ nên nằm nghiêng bên trái hoặc nằm giơ chân cao và kết hợp thêm các hoạt động thể dục thể thao thích hợp nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời và nhanh chóng. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và có nhiều niềm vui!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nằm nghiêng bên phải giúp bé dễ quay đầu? Không đúng đâu mẹ ơi!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là một sản phẩm vitamin tổng hợp dành riêng cho phụ nữ mang thai, cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng, hỗ trợ cho một thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Trong bài viết này, hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về lợi ích, […]
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Thời kỳ mang thai là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự phát tri của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu về canxi, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình tăng trưởng của thai nhi và duy trì sức […]
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng và đủ
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng và đủ
Trong trong 3 tháng đầu, việc cung cấp đầy đủ axit folic là vô cùng quan trọng để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thai nhi và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu mẹ đang chưa biết Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho […]
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Axit folic là một loại vitamin cực kỳ quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khi mẹ bổ sung đủ lượng axit folic, vitamin này sẽ đóng vai trò thiết yếu trong hình thành và phát triển hệ thống thần kinh của em bé, đồng thời góp phần […]
Uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? Có mẹ nhé
Uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? Có mẹ nhé
Prenatal là loại vitamin tổng hợp, được thiết kế đặc biệt để bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ đang băn khoăn không biết uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? thì hãy tham khảo chia sẻ từ Góc của […]
Mách mẹ cách chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối
Mách mẹ cách chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối
3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bên cạnh thực phẩm, việc bổ sung vitamin tổng hợp là vô cùng cần thiết. Vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối cung cấp […]
Giỏ hàng 0