Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Dấu hiệu thai lưu ở bà bầu và các nguyên nhân gây lưu thai

Để hiểu rõ hơn thai lưu là gì và những dấu hiệu thai lưu mẹ bầu hay những chị em có ý định mang thai hãy cùng theo dõi toàn bộ bài viết phía dưới. 

1. Thai lưu là gì?

Thai lưu là việc em bé mất trước hoặc trong khi sinh và tồn tại trong bụng mẹ trong vòng 48 giờ (2 ngày). Cả sảy thai và thai chết lưu đều là hiện tượng mất thai. Nhưng chúng khác nhau tùy theo thời điểm. Sảy thai thường là mất con trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Thai chết lưu là sau tuần 20 của thai kỳ.

Thai chết lưu gồm 3 trường hợp 

  • Thai chết lưu sớm là tình trạng thai chết lưu xảy ra từ tuần thứ 20–27 của thai kỳ.
  • Thai chết lưu muộn xảy ra từ tuần 2836 của thai kỳ.
  • Thai chết lưu đủ tháng xảy ra từ tuần 37 trở lên.
Thai lưu là việc em bé mất trước hoặc trong khi sinh và tồn tại trong bụng mẹ trong vòng 48 giờ
Thai lưu là việc em bé mất trước hoặc trong khi sinh và tồn tại trong bụng mẹ trong vòng 48 giờ

2. Dấu hiệu thai lưu

Mẹ có thể không gặp bất kỳ dấu hiệu thai lưu nào đặc biệt là trong thời gian đầu. Các dấu hiệu thai lưu là chuột rút, đau hoặc chảy máu âm đạo. Bụng nhỏ dần đi, tuyến vú tiết ra sữa non. Một số dấu hiệu thai lưu khác là em bé ngừng di chuyển,..

Từ tuần thứ 26 đến tuần thứ 28, mẹ có thể bắt đầu đếm lượt cử động hàng ngày của bé. Tất cả các em bé đều khác nhau. Vì vậy muốn biết mức độ thường xuyên di chuyển của em bé mẹ hãy nằm nghiêng về bên trái và đếm các cú đá, động tác lăn,.. Ghi lại số phút bé di chuyển 10 lần. Lặp lại điều này mỗi ngày cùng một lúc. Nếu hai giờ trôi qua mà em bé của mẹ không cử động 10 lần hoặc nếu đột nhiên ít cử động hơn nhiều, hãy gọi cho bác sĩ. Vì có thể đó là hiện tượng thai chết lưu. 

3. Nguyên nhân gây thai lưu

Vậy thì đâu là các nguyên nhân dẫn đến các dấu hiệu thai lưu ở mẹ bầu xuất hiện?

Dị tật bẩm sinh về cấu trúc hoặc di truyền có thể gây ra cái chết
Dị tật bẩm sinh về cấu trúc hoặc di truyền có thể gây ra cái chết

3.1. Các nguyên nhân chính

  • Các biến chứng mang thai và chuyển dạ. Các vấn đề với thai kỳ có thể gây ra gần 1/3 trường hợp thai chết lưu bao gồm. Chuyển dạ sinh non, mang thai đôi hoặc sinh ba và tách nhau thai khỏi tử cung. Các biến chứng mang thai và chuyển dạ là những nguyên nhân phổ biến hơn gây ra thai chết lưu trước tuần 24.
  • Dị tật bẩm sinh về cấu trúc hoặc di truyền có thể gây ra cái chết.
  • Nhiễm trùng ở thai nhi, nhau thai hoặc do nhiễm trùng nặng ở mẹ và do các virus gây bệnh khác như. Enterococcus, haemophilus venza, mycoplasma, klebsiella,chlamydia hoặc ureaplasma.
  • Tư thế ngủ của các mẹ mang thai như một yếu tố quan trọng đối với thai chết lưu. Những mẹ cho biết nằm ngửa khi mang thai sau 28 tuần có nguy cơ thai chết lưu tăng gần gấp ba lần.
  • Các vấn đề với dây rốn là nguyên nhân có thể xảy ra hoặc có thể gây ra khoảng 1/10 trường hợp thai chết lưu. Như bị thắt hoặc bị siết chặt, cắt mất oxy cho thai nhi đang phát triển, có xu hướng xảy ra nhiều hơn vào cuối thai kỳ.
  • Huyết áp cao hay tiền sản giật cũng góp phần gây ra thai chết lưu. Những dạng thai chết lưu này phổ biến hơn vào cuối quý hai và đầu quý ba so với các phần khác của thai kỳ
  • Những mẹ từng trải qua căng thẳng và mắc bệnh lý như tiểu đường trước khi sinh nở có nguy cơ bị thai chết lưu cao hơn.
Những dạng thai chết lưu này phổ biến hơn vào cuối quý hai và đầu quý ba so với các phần khác của thai kỳ
Huyết áp cao hay tiền sản giật cũng góp phần gây ra thai chết lưu

3.2. Các nguyên nhân khác

  • Sử dụng chất kích thích, uống thuốc giảm đau hoặc sử dụng ma túy bất hợp pháp trong thời kỳ mang thai có liên quan đến nguy cơ thai chết lưu gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba lần.
  • Các bệnh lý nhiễm trùng khác có thể gây ra thai chết lưu
  • Cúm. Các loại cúm mùa, vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ có thể gây hại cho mẹ và bé.
  • Virus coxsackie. Là bắt nguồn của bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em Việt Nam.
  • Herpes simplex. Gây lở miệng và mụn rộp sinh dục ở mẹ bầu.
  • Lyme. Lây truyền từ bọ chét sang người 
  • Toxoplasmosis. Bệnh từ ký sinh trùng trong đất 
  • Sốt rét. Là loại bệnh thường được nhắc đến do ký sinh trùng Plasmodium gây ra. Muỗi là sinh vật trực tiếp chuyển mầm bệnh từ người bệnh sang người lành.
  • Listeriosis. Xảy ra khi thai phụ ăn thực phẩm nhiễm vi khuẩn từ sữa không được bảo quản lạnh thích hợp, pate, thịt tươi sống hoặc đông lạnh,…
Các bệnh lý nhiễm trùng khác có thể gây ra thai chết lưu
Các bệnh lý nhiễm trùng khác có thể gây ra thai chết lưu

4. Cách phòng tránh thai lưu

4.1. Bổ sung axit folic

Axit folic là một loại vitamin B. Nếu một phụ nữ có đủ axit folic trong cơ thể ít nhất một tháng trước và trong khi mang thai. Điều đó có thể giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh lớn về não và cột sống đang phát triển (chứng thiếu máu não và nứt đốt sống). Phụ nữ có thể nhận được axit folic từ thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung tăng cường hoặc kết hợp cả hai

4.2. Thường xuyên gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe

Phụ nữ nên đến gặp bác sĩ khi lập kế hoạch mang thai và bắt đầu chăm sóc tiền sản ngay khi nghĩ rằng mình có thai. Điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ thường xuyên trong suốt thai kỳ

Phụ nữ nên đến gặp bác sĩ khi lập kế hoạch mang thai và bắt đầu chăm sóc tiền sản
Phụ nữ nên đến gặp bác sĩ khi lập kế hoạch mang thai và bắt đầu chăm sóc tiền sản

4.3. Tránh các chất độc hại.

Tránh uống rượu bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Rượu trong máu của phụ nữ truyền sang thai nhi đang phát triển qua dây rốn. Uống rượu khi mang thai có thể gây sẩy thai, thai chết lưu. Và một loạt các khuyết tật về thể chất, hành vi và trí tuệ suốt đời. 

Tránh hút thuốc lá. Những nguy hiểm của việc hút thuốc khi mang thai bao gồm sinh non, một số dị tật bẩm sinh (sứt môi hoặc hở hàm ếch) và tử vong ở trẻ sơ sinh. Ngay cả khi ở xung quanh khói thuốc lá, phụ nữ và thai kỳ có nguy cơ gặp vấn đề.

4.4. Duy trì cân nặng hợp lý 

Phụ nữ béo phì (chỉ số khối cơ thể [BMI] từ 30 trở lên) trước khi mang thai có nguy cơ cao bị các biến chứng trong thai kỳ. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh và thai lưu khi mang thai. 

4.5. Ngủ nghiêng trong tam cá nguyệt thứ ba

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ nghiêng trong tam cá nguyệt thứ ba sẽ an toàn hơn cho em bé. Điều này bao gồm giấc ngủ ban đêm và giấc ngủ ngắn ban ngày. Vị trí ngủ trong tam cá nguyệt thứ ba rất quan trọng. Vì nếu mẹ nằm ngửa, trọng lượng tổng hợp của em bé và bụng mẹ sẽ gây áp lực lên các cơ quan khác trong cơ thể mẹ.

Vị trí ngủ trong tam cá nguyệt thứ ba rất quan trọng
Vị trí ngủ trong tam cá nguyệt thứ ba rất quan trọng

5. Thai chết lưu có ảnh hưởng đến lần sinh sau?

Sau khi gặp tình trạng thai chết lưu, mẹ bầu cơ biểu hiện gia tăng lo lắng và sốc về mặt tinh thần. Tuy nhiên để nói rõ hơn về vấn đề này và để mẹ có thể yên tâm hơn và chuẩn bị cho trang mới. Nhiều chuyên gia cho rằng, mẹ sẽ không ảnh hưởng gì trong lần sinh tiếp theo. Dù vậy mẹ bầu cũng không nên chủ quan và cần đi thăm khám bác sĩ thường xuyên để sức khỏe của cả mẹ và thai nhi sau này khỏe mạnh.

Hy vọng sau toàn bộ chia sẻ trên cung cấp đầy đủ thông tin giúp mẹ bầu vượt qua những tháng ngày khó khăn và có thật nhiều hạnh phúc để cùng thai nhi đi hết hành trình.

Tham khảo: https://hellobacsi.com/mang-thai/cham-soc-me-bau/dau-hieu-thai-luu/#gref

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Dấu hiệu thai lưu ở bà bầu và các nguyên nhân gây lưu thai”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là một sản phẩm vitamin tổng hợp dành riêng cho phụ nữ mang thai, cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng, hỗ trợ cho một thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Trong bài viết này, hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về lợi ích, […]
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Thời kỳ mang thai là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự phát tri của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu về canxi, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình tăng trưởng của thai nhi và duy trì sức […]
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng và đủ
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng và đủ
Trong trong 3 tháng đầu, việc cung cấp đầy đủ axit folic là vô cùng quan trọng để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thai nhi và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu mẹ đang chưa biết Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho […]
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Axit folic là một loại vitamin cực kỳ quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khi mẹ bổ sung đủ lượng axit folic, vitamin này sẽ đóng vai trò thiết yếu trong hình thành và phát triển hệ thống thần kinh của em bé, đồng thời góp phần […]
Uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? Có mẹ nhé
Uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? Có mẹ nhé
Prenatal là loại vitamin tổng hợp, được thiết kế đặc biệt để bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ đang băn khoăn không biết uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? thì hãy tham khảo chia sẻ từ Góc của […]
Mách mẹ cách chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối
Mách mẹ cách chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối
3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bên cạnh thực phẩm, việc bổ sung vitamin tổng hợp là vô cùng cần thiết. Vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối cung cấp […]
Giỏ hàng 0