Tim thai yếu nên và không nên ăn gì là điều mẹ bầu băn khoăn. Nhịp tim thai là một trong những dấu hiệu để mẹ nhận biết, theo dõi bé có đang phát triển khỏe mạnh hay không? Tim thai càng yếu thì tỷ lệ sảy thai càng tăng cao. Vậy mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc thai nhi? Mang thai 3 tháng đầu cần làm gì. Sau đây, Góc của mẹ sẽ giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc của mẹ!
Mục lục
1. Thế nào là tim thai yếu?
Tim là cơ quan phát triển sớm nhất của thai nhi nên mẹ đã có thể lắng nghe được nhịp tim của bé trong các buổi khám thai định kỳ. Tuy nhiên, phải đến tuần thai thứ 14 thì nhịp tim mới rõ ràng và phải sang đến tuần thứ 20 thì mẹ mới có thể dùng tai nghe để lắng nghe nhịp tim thai.
Nhịp tim thai thông thường dao động từ 120 – 160 nhịp/phút. Vào tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ, nhịp tim có thể đạt 110 nhịp/phút và tăng dần ở những tuần thai tiếp theo. Đến tuần thứ 14, nhịp tim có xu hướng giảm dần, cụ thể là khoảng 150 nhịp/phút. Tới tuần 20, tim thai còn khoảng 140 nhịp/phút vào những tháng cuối thai kỳ thì tim thai khoảng 130 nhịp/phút.
Với trường hợp tim thai yếu, tim thai nhanh bất thường thì mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra để có sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp nguy hiểm. Theo các chuyên gia, mẹ nên đặc biệt lưu ý hơn trong trường hợp tim thai yếu bởi đó có thể là dấu hiệu suy thai.
2. Nguyên nhân của hiện tượng tim thai yếu
Vậy nguyên nhân của hiện tượng tim thai yếu là gì? Theo các chuyên gia và các bác sĩ thì có 2 yếu tố chính ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi.
2.1. Yếu tố nội tại
- Thai nghén quá lâu khiến sức ăn của mẹ sụt giảm. Vì vậy, cơ thể của mẹ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và các dưỡng chất cần thiết nên không thể nuôi lớn thai nhi, khiến tim thai suy yếu.
- Một số mẹ mắc bệnh phụ khoa do quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ quá mức khiến cổ tử cung hoạt động nhiều gây ra nấm, viêm nhiễm. Từ đó, hình thành nên bệnh ung thư, u bướu,…
- Mẹ mắc một số bệnh mãn tính, ví dụ: suy thận, suy tim, tiểu đường…
2.2. Yếu tố bên ngoài
- Vào những tháng đầu thai kỳ, mẹ thường làm việc quá sức, không nghỉ ngơi đầy đủ có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng.
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu dinh dưỡng và các dưỡng chất quan trọng trong như sắt, canxi, đạm,… cũng khiến thai nhi phát triển kém.
- Mẹ bị tai nạn như đụng chạm mạnh ở phần bụng, té ngã, ngã xe,…
- Tâm lý cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển thai nhi. Mẹ hay bị xúc động mạnh, suy nghĩ nhiều cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
3. Tim thai yếu có nguy hiểm không?
Trong trường hợp tim thai yếu, nhất là trong khoảng 3 tháng đầu thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho mẹ về nguy cơ sảy thai sớm. Cụ thể nhất, ở tuần thai thứ 6-8, nếu nhịp tim khoảng dưới 70 nhịp/phút sẽ có nguy cơ sảy thai lên tới 100%. Còn tim thai đập ở dưới 90 nhịp/phút thì tỷ lệ sảy thai khoảng 86% và dưới 120 nhịp/phút nguy cơ sảy thai vào khoảng 50%.
Vì vậy, tim thai yếu đang là vấn đề đáng lo ngại bởi nó không chỉ đe dọa trực tiếp tới tính mạng thai nhi, còn ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ. Tim của thai nhi yếu sẽ khiến quá trình lưu thông máu từ cơ thể mẹ đến thai nhi kém đi. Từ đó, thai nhi không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất thiết yếu thúc đẩy sự hình thành của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Thậm chí, bé có thể bị dị tật bẩm sinh, dị tật thần kinh, dị tật tim,…
Ngoài ra, tim thai yếu còn gây ra những bất thường ở nhau thai, mẹ có thể bị vỡ tử cung và phải đối mặt với nguy cơ sảy thai bất cứ lúc nào.
4. Mẹ cần làm gì khi tim thai yếu?
4.1. Mẹ bầu nên có tâm lý bình tĩnh, suy nghĩ tích cực
Tâm lý chung của mẹ khi nhận được thông tin từ bác sĩ là hoang mang, lo lắng dẫn tới mất ăn, mất ngủ. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới sức sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bởi vậy, việc mà mẹ nên làm quan trọng nhất lúc này là cố gắng thật bình tĩnh và suy nghĩ tích cực. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm trạng của mẹ có sự ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ đến nhịp tim thai nhi. Suy nghĩ tích cực không chỉ giúp tinh thần của mẹ thoải mái mà còn tốt cho sức khỏe,, sự phát triển của thai nhi và em bé sinh ra khỏe mạnh. Ngược lại, nếu tâm lý mẹ luôn lo lắng và căng thẳng thì có thể dẫn đến sinh non, bé sinh ra bị nhẹ cân, trí tuệ phát triển chậm hơn so với các bạn đồng lứa.
4.2. Chế độ ăn uống cho bà bầu để tốt cho tim thai của bé
Trong vòng 3 tháng đầu, mẹ cần bổ sung các nhóm thực phẩm giàu chất đạm. Bởi đạm là chất dinh dưỡng chính tạo thành các bộ phận và cơ quan của cơ thể người. Vì vậy, trong quá trình mang thai mẹ nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất đạm để bé được khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Một số nhóm thực phẩm thịt giàu chất đạm, ví dụ: thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt gà, thịt lợn. Một số loại cá như: cá cơm, cá chép, cá hồi, cá mòi. Hải sản và rau củ cũng là nhóm thực phẩm giàu chất đạm mà mẹ không nên bỏ qua. Một số loại rau củ, hoa quả và loại hạt tốt cho sức khỏe của mẹ: Đậu đỗ, bông cải xanh, bí đỏ, măng tây, hạt hướng dương, bí đỏ, đậu phộng, chuối, măng cụt,… Trước khi ăn, mẹ nên rửa sạch các loại rau củ quả bằng nước rửa rau quả Mamamy để đảm bảo an toàn mẹ nhé!
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm chất béo, chất sắt, canxi và các khoáng chất vitamin cần thiết cho cơ thể.
4.3. Chế độ sinh hoạt trong 3 tháng đầu
Chế độ sinh hoạt trong 3 tháng đầu rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Trong khoảng thời gian này, mẹ cần có một chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm các công việc nặng và không “quan hệ” vợ chồng.
Ngoài ra, mẹ cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và khám thai theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ cũng nên luyện tập các bài tập thể thao nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ, tập yoga.
4.4. Đi khám thai theo chỉ định của bác sĩ
Khám thai định kỳ là việc giúp mẹ và bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng hiệu quả. Đồng thời phát hiện được các dấu hiệu bất thường, các bệnh lý tiềm ẩn ở mẹ và bé trong quá trình mang thai. Từ đó giúp các bác sĩ có giải pháp khắc phục kịp thời để hạn chế tối đa nguy cơ sảy thai. Với trường hợp tim thai yếu, bác sĩ có thể cần các lần siêu âm sau đó để xác định chính xác tình trạng tim thai. Sau khi xét nghiệm và có các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý chính xác, phù hợp nhất. Vì vậy việc mẹ khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ là một việc hết sức quan trọng và cần thiết mà mẹ không nên bỏ qua.
5. Mách mẹ biện pháp phòng ngừa tim thai yếu
Tim thai yếu gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, để phòng ngừa được tình trạng này, góc của mẹ sẽ mách mẹ một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
- Tiêm phòng trước khi mang thai sẽ giúp mẹ ngăn ngừa được một số loại bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
- Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là cần bổ sung axit folic. Nghiên cứu cho thấy, việc mẹ bổ sung folic trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến tủy sống và não đến 70%.
- Không sử dụng thuốc bừa bãi. Nếu muốn sử dụng thì mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
- Tập thể dục khi mang thai. Mẹ cần tập thể dục thường xuyên, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ. Việc mẹ tập thể dục giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh tim mạch ở bé.
- Từ bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe như hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc với các loại chất gây nghiện hoặc hóa chất độc hại…
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Vậy là qua bài viết trên, chắc hẳn mẹ cũng đã phần nào giải đáp được thắc mắc như thế nào là tim thai yếu, tim thai yếu nên ăn gì rồi phải không? Mong rằng bài viết trên đã giúp ích cho mẹ trong thời kỳ mang thai. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!