Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tìm hiểu về bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ! Mẹ bầu đặc biệt lưu ý!

Bệnh thiếu hồng cầu nhỏ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Người mắc thiếu máu hồng cầu nhỏ lại càng nguy hiểm hơn nếu đang mang bầu. Bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thai nhi và sức khỏe của mẹ khi tình trạng này kéo dài. Mẹ tìm hiểu thêm về thiếu máu hồng cầu nhỏ và những biện pháp đề phòng nhé!

 

Các thành phần trong máu
Các thành phần trong máu

1. Thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì?

Đây là hiện tượng kích thước hồng cầu bên trong cơ thể không đều nhau và có xu hướng nhỏ hơn so với kích thước bình thường. Tế bào hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt. Đường kính trung bình khoảng 7,8 µm và dày 2,5 µm và không quá 1 µm ở trung tâm. Thực chất đây là dạng của thiếu máu.

Tình trạng các mô và cơ quan không nhận đủ đủ oxy khiến số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường. Điều này còn có thể xảy ra khi hồng cầu không chứa đủ hemoglobin (là một protein giàu chất sắt giúp sản sinh ra máu có màu đỏ). Protein có tác dụng vận chuyển oxy từ phổi đi khắp cơ thể.

2. Nguyên nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ

Y học chia nguyên nhân dựa trên 3 loại huyết sắc tố hồng cầu. 

Nguyên nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ
Nguyên nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ

2.1. Nhược sắc

Hồng cầu nhỏ nhược sắc là huyết sắc tố hồng cầu nhạt hơn và ít hơn mức trung bình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hồng cầu nhỏ nhược sắc như:

  • Thiếu máu thiếu sắt: nguyên nhân phổ biến là do thiếu chất sắt trong cơ thể hoặc do gen mang bệnh lý Thalassemia.
  • Cơ thể thiếu sắt hay không thể hấp thụ sắt do mắc các bệnh như nhiễm khuẩn hay celiac,..
  • Ăn uống không khoa học, lành mạnh dẫn đến thiếu sắt (tăng cường thực phẩm như gan, hải sản, đậu, hạt,..)
  • Mất máu nhiều trong chu kỳ kinh cũng là một nguyên nhân đáng lo ngại,..
  • Viêm ruột, xuất huyết đường tiêu hóa,..
  • Bệnh thalassemia (do đột biến gen gây biến dạng xương hoặc chậm phát triển..)

2.2. Đẳng sắc

Do hồng cầu bị hủy hoại (sốt rét, liên cầu tan huyết; nhiễm độc,..), do mất máu cấp (đứt mạch máu, vỡ tử cung…) hay suy tủy. Tình trạng này thường thấy ở người bệnh mãn tính phổ biến nhất là người già. Các tế bào hồng cầu có lượng huyết sắc tố bình thường, màu đỏ không quá nhạt hoặc đậm 

  • Ung thư (máu,..) , mắc các bệnh về thận (suy thận, sỏi thận) ,..
  • Bệnh truyền nhiễm, viêm nhiễm (viêm khớp dạng thấp), HIV/AIDS, tiểu đường hoặc viêm nội tâm mạc…

2.3. Ưu sắc

Nguyên nhân do thiếu vitamin b12 hoặc axit folic. Ngoài ra người bệnh còn cảm thấy miệng, lưỡi và họng rát bỏng, kiến bò ở các chi,…Tế bào hồng cầu khi xét nghiệm màu đỏ đậm.

Nguyên nhân do thiếu vitamin b12 hoặc axit folic
Nguyên nhân do thiếu vitamin b12 hoặc axit folic

Các nguyên nhân dẫn tới ưu sắc gồm: thừa kẽm, sử dụng rượu bia và các chất kích thích

Xem thêm:

Đặt tên con gái họ Nguyễn 2022: Gợi ý 100 tên cực hay và ý nghĩa nhất!

Cách đặt tên con là Đạt hay và ý nghĩa nhất năm 2022!

3. Triệu chứng

Triệu chứng thiếu máu khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu đi. Nhưng nhìn chung ban đầu khá khó nhận biết vì có thể mẹ bầu sẽ nghĩ đó là triệu chứng khi mang thai. Lâu dần bạn sẽ cảm thấy nhức đầu, hoa mắt, khó thở, tim đập nhanh, da dẻ xanh xao, dễ cáu gắt, nổi nóng hoặc lừ đừ,.. dần dần các tế bào hồng cầu sẽ ảnh hưởng đến các mô gây hậu quả nghiêm trọng.

Triệu chứng thiếu máu khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu đi
Triệu chứng thiếu máu khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu đi

Các loại khác của thiếu máu gồm:

  • Thiếu máu tán huyết (gan lách to, sỏi mật, nhịp tim nhanh,..)
  • Thiếu máu bất sản vô căn (xuất huyết võng mạc, rong kinh,..)
  • Thiếu máu do thiếu B12 (suy giảm trí nhớ, viêm lưỡi và các vấn đề khác,..)
  • Thiếu máu do thiếu sắt ( lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy,..)
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Thiếu máu địa trung hải (Thalassemia) (gây biến dạng xương, chậm phát triển thể lực..)
  • Thiếu máu do thiếu folate ( nôn, tiêu chảy, đau đầu, khó chịu,..)

Nếu có những triệu chứng trên và bạn cảm thấy tình trạng cơ thể ngày một xấu hãy đến  ngay trung tâm y tế để kịp thời chữa trị.

4. Nguyên nhân dẫn đến thiếu hồng cầu nhỏ và liệu có gây nguy hiểm?

Thiếu máu hồng cầu nhỏ được xác định dựa trên các chỉ số của công thức máu toàn phần (CBC). Trong đó bao gồm: (MCV) thể tích trung bình hồng cầu, (MCH) lượng huyết sắc tố trung bình, (MCHC) nồng độ huyết sắc tố trung bình. Chính vì vậy, các huyết sắc tố có thể bị ảnh hưởng do những lý do sau:

  • Sử dụng chất kích thích như cà phê, nước ngọt, hít khói thuốc, ăn uống không hợp lý,.. 
  • Thai phụ có các bệnh lý như u xơ tử cung, mất máu, ung thư, viêm nhiễm, bị chảy máu ở đường tiết niệu, mất máu, thiếu máu bẩm sinh( hồng cầu nhỏ)
  • Do di truyền, cơ thể không tổng hợp được transferrin
  • Rối loạn chuyển hóa sắt
  • Do thiếu sắt: Ngoài bổ sung các thực phẩm giàu vitamin cho thai kỳ,… Mẹ bầu nên lưu ý bổ sung sắt vì đó là thành phần cần được bổ sung cao gấp đôi để mẹ tránh bị thiếu máu (cung cấp cho mẹ và cả thai nhi). Viêm đường ruột, dạ dày, thậm chí là phải cắt một phần là hậu quả của việc thiếu sắt trong chế độ dinh dưỡng mẹ bầu 
  • Do di truyền: Trường hợp này xuất hiện khi cơ thể không tự tổng hợp được transferrin, bệnh tan máu do di truyền
Thiếu máu hồng cầu nhỏ được xác định dựa trên các chỉ số của công thức máu toàn phần (CBC)
Thiếu máu hồng cầu nhỏ được xác định dựa trên các chỉ số của công thức máu toàn phần (CBC)

Tác hại của bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ ở sản phụ:

Ban đầu bạn có thể cảm thấy bình thường. Nhưng về sau sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, rong kinh, sỏi mật, buồn nôn, xanh xao,…. Thế nhưng nếu bạn tiếp tục không điều trị, tình trạng này có thể phá hủy các cơ quan quan trọng trong cơ thể do thiếu oxy mô. Từ đó xuất hiện các biến chứng như:

  • Phổi có vấn đề
  • Huyết áp thấp
  • Ảnh hưởng động mạch vành

5. Các biện pháp phòng và điều trị 

Việc điều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ còn tùy thuộc vào mức độ bệnh tình mẹ bầu. Thông thường khi khám và theo dõi bác sĩ sẽ đưa cho bạn những lời khuyên cụ thể. Như những cách sau đây:

Việc điều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ còn tùy thuộc vào mức độ bệnh tình mẹ bầu
Việc điều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ còn tùy thuộc vào mức độ bệnh tình mẹ bầu
  • Truyền máu trong trường hợp dày mẹ bầu bị mất máu nặng (trong trường hợp nguy kịp có thể ảnh hưởng đến thai nhi).
  • Giảm chì trong cơ thể (đặc biệt là ở trẻ em).
  • Bổ sung hormone để điều trị chảy máu kinh nguyệt nặng.
  • Dùng thuốc kích thích cơ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu như: Erythropoietin.. (đơn bác sĩ). Nhưng cần lưu ý với những bệnh nhân có tiền sử phản thuốc.
  • Phẫu thuật để điều trị loét dạ dày gây xuất huyết hoặc khối u trong ruột (đến trung tâm y tế uy tín).
  • Dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng mãn tính gây thiếu máu (trong trường hợp này, bác sĩ thường sử dụng một số loại thuốc để điều trị nhiễm trùng huyết, bao gồm kháng sinh qua đường tiêm tĩnh mạch để chống nhiễm trùng, thuốc vận mạch để tăng huyết áp,insulin để ổn định đường huyết, corticosteroid để kháng viêm và giảm đau).
  • Bổ sung thịt, cá, trứng, sữa cùng các vitamin B12 dạng viên trong thực phẩm chức năng.
  • Bổ sung axit folic có trong đu đủ, đậu bắp, cải, hành tây, bơ 400mcg – 600mcg/ngày. Thiếu axit folic có thể khiến thai nhi bị dị tật ống thần kinh. Phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai cần bắt đầu bổ sung đủ axit folic 3-4 tháng trước thời điểm dự định có thai.
  • Bổ sung các thực phẩm cần cho việc hấp thụ sắt như vitamin C: Ớt chuông đỏ, chuông xanh, cải xoăn, cải xanh, đu đủ, dâu tây, súp lơ…

Tìm hiểu thêm tại: BÀ BẦU NÊN ĂN GÌ TỐT CHO CẢ MẸ VÀ CON

Lời kết

Thiếu máu hồng cầu nhỏ tuy không diễn biến xấu trong thời gian đầu. Nhưng về lâu dài không phát hiện để điều trị nó có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Bất kể người già, trẻ nhỏ, đặc biệt là phụ nữ có thai. Do vậy, nhà mình hãy dành thời gian để xét nghiệm, siêu âm,.. thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho bản thân nhé! Nhà mình cũng lưu ý không được tự kê đơn, mua thuốc qua truyền miệng mà phải đến trung tâm y tế để điều trị.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tìm hiểu về bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ! Mẹ bầu đặc biệt lưu ý!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bầu ăn lươn được không? Lợi ích của thịt lươn tới sức khỏe mẹ bầu
Bầu ăn lươn được không? Lợi ích của thịt lươn tới sức khỏe mẹ bầu
Trong hành trình mang thai, chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Mẹ luôn băn khoăn không biết nên ăn gì để cung cấp nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé yêu. Trong đó, chắc hẳn đã có lần mẹ thắc mắc bầu ăn lươn […]
Bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Giải pháp cho mẹ “nghiền” cua
Bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Giải pháp cho mẹ “nghiền” cua
Bún riêu là một món ăn quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Thành phần chính của món ăn này là cua với hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Mẹ hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ để biết […]
Bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của quả bơ
Bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của quả bơ
Bơ là một loại quả quen thuộc và rất giàu chất dinh dưỡng, là loại trái cây yêu thích của rất nhiều người. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Sử dụng quả bơ như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Góc của mẹ đi tìm lời giải cho […]
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Mía có thể chế biến thành thức uống ngon miệng và cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Thế nhưng rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Bởi cây mía có chứa hàm lượng đường khá cao. Vậy hãy cùng Góc của mẹ khám phá những […]
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây vào chế độ ăn. Cherry là một trái cây thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Đọc ngay bài chia sẻ dưới đây của […]
Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Táo bón là một trong những hiện tượng phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ. Táo bón sẽ gây ra những tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi. Thế nên việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng này là rất […]
Giỏ hàng 0