Bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ, lúc này bụng của mẹ lớn hơn nên việc nằm ngủ, chuyển mình qua lại rất khó khăn. Mẹ lại nghe nói nằm ngửa khi mang thai 3 tháng cuối sẽ ảnh hưởng không tốt đến em bé khiến mẹ hoang mang, lo lắng, muốn tìm hiểu kỹ xem thông tin này có đúng không? Mẹ băn khoăn không biết nên nằm tư thế nào để vừa nghỉ ngơi tốt, vừa bảo đảm an toàn cho bé cưng trong bụng phát triển khỏe mạnh? Góc của mẹ sẽ giải đáp tất tần tật thắc mắc về mang thai tháng thứ 9 có nên nằm ngửa không ngay sau đây mẹ nhé!
Mục lục
1. Nguy hiểm tiềm tàng từ việc nằm ngửa ở 3 tháng cuối
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Đại học Auckland ở New Zealand (Trưởng nhóm là GS. Peter Stone) đã cảnh báo về nguy cơ gây thai lưu ở mẹ bầu khi nằm ngửa ở 3 tháng cuối. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy nằm ngửa khi mang thai có thể thay đổi nhịp tim và trạng thái hoạt động của em bé, giảm tiêu thụ oxy và tăng nguy cơ thai chết lưu.
Bên cạnh đó, nằm ngửa trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến mẹ và cả thai nhi trong bụng.Gây ứ trệ các mạch máu ở tử cung, dẫn đến giảm cung cấp oxy cho thai nhi
- Tạo áp lực lên mạch máu lớn của mẹ, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và làm thay đổi nhịp tim của thai nhi
- Việc chèn ép tĩnh mạch khi mẹ nằm ngửa có thể dẫn đến trẻ sinh nhẹ cân, tiền sản giật, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Chính vì thế, mẹ không nên nằm ngửa khi mang thai 3 tháng cuối nhé. Thay vào đó, mẹ thử áp dụng 3 tư thế nằm cực dễ chịu sau đây để vừa ngủ ngon, vừa đảm bảo an toàn cho bé.
2. 3 tư thế nằm an toàn – dễ chịu nhất cho mẹ bầu tam cá nguyệt thứ 3
Peter Stone (Giáo sư khoa Y sản nhi tại Đại học Auckland, New Zealand) cho biết, tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu tam cá nguyệt thứ 3h là nằm nghiêng. Mẹ kéo xuống dưới để tìm hiểu kỹ hơn về 3 tư thế nằm nghiêng an toàn – dễ chịu nhất cho mình nhé!
2.1. Mẹ nằm nghiêng trái
Ngủ nghiêng về bên trái được xem là tư thế lý tưởng nhất cho mẹ bầu. Van hồi tràng (nằm ở bên phải ổ bụng) giữ chức năng trung gian để ruột non chuyển chất thải đến ruột già. Do vậy với tư thế nghiêng trái, van hồi tràng không chịu sức ép và hoạt động trơn tru hơn, từ đó giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu luôn khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, khi mẹ nằm nghiêng trái, tử cung không chèn ép và tạo áp lực lên cột sống. Nhờ vậy mà mẹ bầu sẽ loại bỏ được tình trạng đau mỏi, căng tức thắt lưng hay chuột rút ở chân.
Tư thế nằm nghiêng trái còn giúp đưa trục tử cung về vị trí trung lập, giảm áp lực lên mạch máu và các cơ quan trong ổ bụng. Từ đó giúp tăng lượng máu từ tứ chi về tim, đảm bảo hoạt động trơn tru của tuần hoàn máu, thúc đẩy cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho bé yêu.
Đặc biệt, vị trí của gan và thận nằm ở phía bên phải của bụng, vì vậy ngủ nghiêng về bên trái cũng làm giảm áp lực cho gan và thận của mẹ. Điều này có nghĩa các chức năng của gan và thận có không gian để hoạt động tốt hơn, giảm các vấn đề về sưng tấy ở bàn tay, mắt cá chân và bàn chân của mẹ trong tam cá nguyệt thứ 3.
Để đảm bảo an toàn, mẹ chú ý điều chỉnh tư thế nằm nghiêng trái chuẩn. Đầu tiên mẹ nằm nghiêng người sang trái, đầu gối co nhẹ, vị trí chân đặt gần bụng để cột sống uốn cong tự nhiên. Sau đó, mẹ dùng gối để kê cao chân khoảng 30 độ giúp tư thế nằm thoải mái, dễ chịu hơn nhé.
2.2. Mẹ nằm nghiêng phải
Một số bác sĩ khuyên mẹ nên nằm nghiêng trái vì tĩnh mạch chủ nằm ở bên phải cột sống, vì vậy khi ngủ nghiêng về bên trái sẽ cho phép máu lưu thông đến thai nhi tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu mẹ nằm nghiêng phải cũng không tạo ra sự khác biệt quá lớn. Quan trọng là mẹ thấy bên nào cảm thấy dễ chịu, thoải mái nhất là được. Giấc ngủ ngon quan trọng đối với cả mẹ và bé, vì vậy hãy chọn sự thoải mái hơn là “nghiêng bên nào tốt hơn” mẹ nhé.
Theo thử nghiệm năm 2019 được công bố trên The Lancet (một tuần san y khoa tổng quan) cho biết không tìm thấy sự khác biệt nào về sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi khi ngủ nghiêng về bên trái hoặc bên phải. Như vậy, mẹ bầu nào có thói quen ngủ nghiêng phải và cảm thấy dễ chịu, thoải mái với tư thế đó thì cứ yên tâm không sao đâu mẹ nhé.
Tư thế nằm nghiêng bên phải cũng tương tự như nghiêng trái. Đầu tiên mẹ nằm nghiêng sang bên phải, đầu gối co nhẹ và thu dần vào gần bụng, điều chỉnh sống lưng cong tự nhiên. Mẹ chuẩn bị một chiếc gối, kê cao chân khoảng 30 độ so với mặt giường để tạo tư thế thoải mái nhất.
2.3. Luân phiên thay đổi tư thế nằm nghiêng
Tư thế nằm nghiêng về một bên kéo dài dễ khiến mẹ mỏi người, đau nhức lưng, tay chân tê cứng và chuột rút. Vì thế, mẹ có thể luân phiên thay đổi tư thế nằm nghiêng để có giấc ngủ ngon và trọn vẹn hơn. Cần lưu ý điều chỉnh tư thế nằm chuẩn sau mỗi lần đổi bên nghiêng trái hoặc phải mẹ nhé.
3. 4 mẹo giúp mẹ nằm nghiêng không mỏi – không chuột rút
Mẹ nằm nghiêng nhiều thường dễ bị mỏi, đôi khi còn bị chuột rút nữa. Tham khảo ngay 4 mẹo sau dưới đây để nằm thoải mái, khỏi lo mỏi người mẹ nhé.
3.1. Mẹ kê gối xung quanh người
Khi bụng càng lớn, việc nằm nghiêng sẽ chèn ép đến hệ hô hấp của mẹ, mẹ bầu thường “ngáy” to hoặc bị khô họng, mũi khi ngủ. Bên cạnh đó, giữ nguyên tư thế nằm nghiêng quá lâu khiến mẹ bị tê, nhức mỏi và không thoải mái.
Để cải thiện, mẹ nên kê gối xung quanh người để nâng cao đầu, chân và chèn vào lưng, vừa giúp mẹ hít thở dễ dàng, vừa hạn chế mỏi, chuột rút. Từ đó mang đến giấc ngủ trọn vẹn cho mẹ và bé.
3.2. Chèn thêm khăn mềm dưới bụng
Mẹ nằm nghiêng nhiều thường dễ bị khó chịu, chủ yếu là do em bé ngày càng lớn, áp lực chèn xuống vùng xương chậu nhiều hơn gây đau lưng và tê nhức.
Để giúp nằm nghiêng không mỏi, mẹ chuẩn bị thêm một chiếc khăn mềm kê dưới bụng giúp giảm sức ép lên xương chậu, nhẹ nhàng nâng đỡ để có giấc ngủ ngon hơn. Cần lưu ý lựa chọn chất liệu khăn an toàn và lành tính cho mẹ bầu như vải bông cotton 90% trở lên hoặc vải sợi tre, tơ tằm, Rayon, Linen,…
3.3. Sử dụng gối ngủ chuyên dụng cho bà bầu
Đây là những chiếc gối mềm dùng để kê, ôm hoặc đặt lót dưới vùng thắt lưng, bụng và chân của mẹ bầu. Gối ngủ chuyên dụng cho bà bầu được thiết kế với tác dụng làm giảm áp lực thai nhi chèn lên vai gáy, cổ, lưng, xương chậu của mẹ, cũng giúp mẹ dễ dàng thay đổi tư thế trong khi ngủ.
Gợi ý cho mẹ một số thương hiệu gối ngủ chuyên dụng cho bà bầu uy tín như: Gối chữ C Hahuma, Gối chữ U Thivi, Gối kê bụng bầu BeCost,…
Trong giai đoạn mang bầu, do thay đổi của nội tiết tố nên cơ thể mẹ bầu thường nhạy cảm hơn với các tác nhân kích ứng như bụi mịn, ẩm mốc, chất hóa học,… Vì vậy, để giúp mẹ có giấc ngủ ngon, mẹ nhớ thường xuyên thay và giặt chăn, gối 1 lần/tuần.
Giai đoạn nhạy cảm này, mẹ nên sử dụng các sản phẩm nước giặt có thành an toàn, lành tính, tránh nước giặt hóa chất thông thường. Gợi ý mẹ sản phẩm nước giặt xả thiên nhiên chuyên dụng cho mẹ bầu với thành phần nguồn gốc thực vật, mùi hương nắng ban mai dễ chịu, không hắc hay nồng gắt, mẹ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Sản phẩm đang có giá cực ưu đãi, đồng giá 99K, đồng thời giảm giá đến 30% khi mua hàng, tặng 1 túi nước giặt 800ml trị giá 149K. Săn ngay để mẹ và bé cùng trải nghiệm sản phẩm mẹ ơi!
3.4. Thường xuyên đi bộ – tập thể dục nhẹ nhàng
Ở tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu thường bị mất ngủ vào ban đêm do tư thế nằm nghiêng kéo dài khiến mẹ đau nhức và mệt mỏi, chân thường xuyên bị sưng, phù nề. Tập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ giải phóng một phần năng lượng dư thừa, xương khớp và bắp chân, bàn chân được lưu thông khí huyết. Từ đó giảm đau lưng, mỏi khớp, phù nề và chuột rút, giúp mẹ ngủ ngon hơn đó ạ.
Mẹ nên kết hợp một số bài tập yoga để vận động nhẹ nhàng và đi bộ từ 15 – 20 phút mỗi ngày và 3 – 4 ngày/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Như vậy mẹ đã biết nằm ngửa khi mang thai 3 tháng cuối là không nên mẹ nhé. Mẹ nên nằm nghiêng bên trái, bên phải hoặc luân phiên thay đổi tư thế nằm nghiêng để tạo cảm giác thoải mái nhất, giúp ngủ ngon và sâu hơn. Song song với đó, mẹ đừng quên lưu lại ngay 4 mẹo nhỏ giúp nằm nghiêng không mỏi, không lo chuột rút. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về mang thai tháng thứ 9 có nên nằm ngửa không, đừng ngần ngại để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ giải đáp kịp thời!