Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chăm sóc da khi mang thai: Mọi Điều Mẹ Cần Biết Ở Đây!

Khi mang thai, có nhiều sự thay đổi có thể xảy ra trên da liên quan đến sự gia tăng nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone). Bên cạnh chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc da khi mang thai cũng vô cùng quan trọng. Để chăm sóc da khi mang thai đúng cách, mẹ hãy đọc bài viết này ngay nhé!

1. Những thay đổi ở da phổ biến – Chăm sóc da cho bà bầu

1.1. Tăng sắc tố da 

Khi mang thai, mẹ sẽ thấy màu da ở núm ti, bộ phận vùng kín và vùng bụng trở nên tối màu hơn. Tàn nhang hay mụn ruồi cũng trở nên sẫm màu hơn. Ngoài ra, trên má, trán, mũi có thể xuất hiện nám thai kỳ. Nguyên nhân do melanin xuất hiện nhiều hơn ở trên bề mặt và lớp giữa của da trong thời kỳ mang thai. Sau khi sinh, những sắc tố này sẽ giảm dần.

Phụ nữ thường có một đường trắng (được gọi là linea alba) chạy từ rốn đến gần vùng kín. Thường chúng ta không để ý bởi linea alba tương đồng với màu da. Nhưng khi mang thai, đường trắng này sẽ sẫm màu hơn, nhất là từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Đường sọc nâu này sẽ dần mờ đi sau khi sinh con.

1.2. Vết rạn da

Khi mang thai, kích thước vòng bụng mẹ ngày càng to, tăng cân nhanh,… Điều này khiến da căng, gây đứt gãy mô liên kết dưới trung bì của da, tạo nên các vết rạn da. Các vết rạn có thể có màu tím, hồng hoặc nâu đỏ. Tuy không đau nhưng có thể gây ngứa cho một số mẹ và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Vết rạn da sẽ rõ hơn nếu mẹ không chăm sóc da khi mang thai!
Vết rạn da sẽ rõ hơn nếu mẹ không chăm sóc da khi mang thai!

1.3. Giãn tĩnh mạch

Nhiều mẹ bầu sẽ thấy phù cổ chân, bắp chân, chân có búi tĩnh mạch giãn bất thường. Có một số trường hợp, nhiều mẹ thấy bàn chân tê dại, khiến đi lại khó khăn. Có khoảng 20% mẹ bầu mang thai bị giãn tĩnh mạch ở âm và âm đạo. Việc này cũng sẽ khiến nhiều mẹ thấy khó chịu. 

1.4. Thay đổi tóc và móng tay

Khi mang thai, nhiều mẹ cảm thấy tóc mọc nhiều hơn, dày hơn. Sau đó, khi sinh xong, tóc sẽ bị rụng khá nhiều. Có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Ngoài ra, trên mặc, lưng hay chân cũng có thể xuất hiện nhiều lông hơn. Móng tay của các mẹ có thể trở nên giòn và dễ gãy hơn.

1.5. Nổi mụn trứng cá

Thay đổi nội tiết tố có thể khiến nhiều mẹ bầu nổi mụn khi mang thai. Đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba, các tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ hơn.

1.6. Phát ban

Một số mẹ bầu có thể phát ban, nổi thành mề đay trên bụng. Thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc trong những tuần đầu sau khi sinh con. Một số bệnh về da trở nên tồi tệ hơn khi mang thai. Đó có thể là bệnh chàm, bệnh vẩy nến, mụn trứng cá, lupus ban đỏ và nấm âm đạo.

2. Những thành phần dưỡng da cần tránh dùng nếu chăm sóc da khi mang thai

2.1. Retinoids – Chăm sóc da cho bà bầu

Retinoids - Chăm sóc da khi mang thai
Retinoids – Chăm sóc da khi mang thai

Retinoids được tìm thấy trong một số loại kem dưỡng ẩm chống lão hóa và hay điều trị mụn trứng cá, rối loạn sắc tố và bệnh vẩy nến. Retinoids (còn được gọi là tretinoin) là một loại vitamin A giúp tăng tốc độ phân chia tế bào (đẩy nhanh quá trình tái tạo da) và ngăn ngừa collagen của da bị phá vỡ.

Nhưng retinoids là một trong những thành phần chăm sóc da mà các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tránh xa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng vitamin A liều cao khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi. Và retinoids uống, chẳng hạn như isotretinoin được biết là gây ra dị tật bẩm sinh.

Nếu mẹ nào đã sử dụng kem dưỡng da có chứa retinoid, đừng lo lắng quá mẹ nhé. Retinoids sử dụng trên da chưa được chứng minh là gây ra vấn đề ở phụ nữ mang thai. Chỉ là các mẹ nên tránh sử dụng sản phẩm dưỡng da chứa retinoids khi đang mang thai.

2.2. Tránh các sản phẩm dưỡng da chứa các thành phần chăm sóc da khi mang thai

  • Avage, Fabior, Tazorac (tazarotene) 
  • Avita (tretinoin) 
  • Differin (adapelene) 
  • Panretin (alitretinoin) 
  • Retin-A, Renova (tretinoin) 
  • Retinoic Acid 
  • Retinol 
  • Retinyl linoleate 
  • Retinyl palmitate 
  • Targretin gel (bexarotene)

3. Những thành phần dưỡng da có thể chăm sóc da khi mang thai với một lượng ít

3.1. Hydroxy Acids – Chăm sóc da khi mang thai

Hydroxy Acids - Chăm sóc da khi mang thai
Hydroxy Acids – Chăm sóc da khi mang thai

Các hydroxy acids như BHA (beta hydroxy acid) và AHA (alpha hydroxy acid) được tìm thấy trong các sản phẩm để điều trị một số vấn đề về da như mụn trứng cá, mụn bọc,… Ngoài ra, thành phần này cũng có trong một số sản phẩm như toner, tẩy da chết hoá học,… Axit salicylic là BHA phổ biến nhất trong các sản phẩm dưỡng da và cũng là BHA duy nhất đã được nghiên cứu về ảnh hưởng của nó đối với thai kỳ. Axit salicylic ở dạng uống liều cao (một thành phần trong aspirin) đã được chứng minh trong các nghiên cứu gây ra dị tật bẩm sinh và các biến chứng thai kỳ khác nhau. Các BHA khác chưa được nghiên cứu trong thai kỳ.

3.1.1. BHA

Rất ít BHA sẽ được hấp thụ vào da khi bôi tại chỗ. Nhưng vì axit salicylic đường uống không an toàn khi mang thai, các bác sĩ cũng khuyên nên tránh sử dụng quá nhiều hoặc thường xuyên các sản phẩm chăm sóc da khi mang thai có chứa BHA. Một lượng nhỏ sử dụng cho da – chẳng hạn như toner chứa axit salicylic được sử dụng một hoặc hai lần một ngày – được coi là an toàn.  

3.1.2. AHA

Ngoài ra, khi tẩy da chết cho mặt và cơ thể, các mẹ nhớ kiểm tra bảng thành phần của sản phẩm tẩy da chết nhé. Vì nó có thể chứa axit salicylic. Để an toàn hơn cả, các mẹ hãy hỏi và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Bên cạnh BHA thì 2 axit phổ biến nhất của AHA là glycolic acid và lactic acid cũng thường được sử dụng trong mỹ phẩm. Mặc dù AHA chưa được nghiên cứu về khả năng ảnh hưởng đến thai kỳ nhưng để an toàn, các mẹ hạn chế sử dụng chúng trong thai kỳ nhé.

Ngoài ra, nếu các mẹ sử dụng sản phẩm chứa AHA, BHA thì nhớ sử dụng kem chống nắng hàng ngày nhé. Vì AHA, BHA khiến da dễ bắt nắng hơn. 

3.1.3. Sản phẩm chăm sóc da khi mang thai chứa các thành phần sau nên được sử dụng với lượng nhỏ

  • Alpha hydroxy acid (AHA)
  • Azelaic acid
  • Benzoyl peroxide
  • Beta hydroxy acids (BHA)
  • Beta hydroxybutanoic acid
  • Betaine salicylate
  • Citric acid
  • Dicarbonous acid
  • Glycolic acid
  • Hydroacetic acid
  • Hydroxyacetic acid
  • Hydroxycaproic acid
  • Lactic acid
  • Salicylic acid
  • Trethocanic acid
  • Tropic acid2-hydroxyethanoic acid

3.2. Đậu nành – Chăm sóc da khi mang thai

Đậu nành - Chăm sóc da khi mang thai
Đậu nành – Chăm sóc da khi mang thai

Mặc dù các loại kem dưỡng da và các sản phẩm chăm sóc da mặt chứa thành phần đậu nành thường an toàn khi sử dụng, nhưng đậu nành có chứa estrogen có thể làm cho các vùng da tối màu hơn. Nhất là vùng da bị nám hoặc chloasma. được gọi là nám hoặc chloasma ). Tuy nhiên, một số dòng sản phẩm chứa đậu nành được loại bỏ các thành phần estrogen vẫn có thể dùng được cho mẹ bầu. Các mẹ nhớ đọc kỹ bảng thành phần nhé.

Tránh các sản phẩm để chăm sóc da khi mang thai có các thành phần sau nếu các mẹ bị nám nhé:

  • Lethicin
  • Phosphatidylcholine
  • Soy
  • Textured vegetable protein (TVP)

3.3. Sản phẩm trị mụn – Chăm sóc da khi mang thai

Sản phẩm trị mụn - Chăm sóc da khi mang thai
Sản phẩm trị mụn – Chăm sóc da khi mang thai

Nhiều mẹ bầu bị nổi mụn trong 3 tháng đầu do thay đổi nồng độ estrogen, dù trước đó da không gặp vấn đề gì cả. Nếu bị mụn do mang thai, bác sĩ da liễu có thể kê kháng sinh bôi tại chỗ để trị mụn đó. Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng sữa rửa mặt có chứa không quá 2% axit salicylic (xem tỷ lệ % trên nhãn sản phẩm). Số lượng nhỏ hơn 2% được coi là an toàn. Tuy nhiên, để an toàn và chắc chắn hơn, các mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất nhé. 

Tránh các sản phẩm chứa những thành phần:

  • Avage, Fabior, Tazorac (tazarotene)
  • Avita (tretinoin)
  • Differin (adapelene)
  • Panretin (alitretinoin)
  • Retin-A, Renova (tretinoin)
  • Retinoic acid
  • Retinol
  • Retinyl linoleate
  • Retinyl palmitate
  • Salicylic acid
  • Targretin gel (bexarotene)
  • Tretinoin

3.4. Kem tẩy lông – Chăm sóc da cho bà bầu

Các loại kem tẩy lông được coi là an toàn nếu sử dụng theo chỉ dẫn và mua từ những thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Nếu mẹ nào đã từng bị dị ứng với thuốc/ kem tẩy lông thì khi mang thai cũng nên tránh những sản phẩm này. Ngoài ra, làn da của một số mẹ trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai. Vì vậy, các mẹ có thể kích ứng/ phản ứng với các thành phần trong kem tẩy lông ngay cả trước đó chưa từng bị kích ứng bao giờ. Do đó, nếu mẹ nào muốn tẩy lông thì hãy thử trước ở một vùng nhỏ và đợi 24 giờ để xem có bị kích ứng hay không.

Kem tẩy lông - Chăm sóc da khi mang thai
Kem tẩy lông – Chăm sóc da khi mang thai

Những thành phần sau được coi là có nguy cấp thấp khi sử dụng trong lúc mang thai:

  • Calcium thioglycolate (depilatory)
  • Hydrolyzed soy protein (minimizer)
  • Potassium thioglycolate (depilatory)
  • Sanguisorba officinalis root extract (minimizer)
  • Sodium hydroxide (minimizer)

3.5. Kem chống nắng – Chăm sóc da cho bà bầu

Dù mang thai hay không thì việc sử dụng kem chống nắng là vô cùng quan trọng và cần thiết với chăm sóc da khi mang thai. Tuy nhiên, với mẹ bầu thì nên lựa chọn sản phẩm kem chống nắng vật lý để dùng.

Kem chống nắng - Chăm sóc da cho bà bầu
Kem chống nắng – Chăm sóc da cho bà bầu

Những thành phần sau ít có nguy cơ với mẹ bầu:

  • Avobenzone (Parsol 1789)
  • Benzophenone
  • Dioxybenzone
  • Hydroquinone
  • Octocrylene
  • Octyl methoxycinnamate (OMC)
  • Oxybenzone
  • Para-aminobenzoic acid (PABA)
  • Titanium dioxide
  • Zinc oxide

3.6. Trang điểm – Chăm sóc da khi mang thai

Thường với nhiều mẹ, khi mang thai sẽ hạn chế việc trang điểm. Tuy nhiên, nếu vào những dịp cần thiết hoặc các mẹ vẫn muốn trang điểm nhẹ nhàng hàng ngày thì hãy lựa chọn mỹ phẩm thật cẩn thận. Những sản phẩm trang điểm được gắn mác là “noncomedogenic” hoặc “nonacnegenic” có nghĩa là chúng không chứa dầu và không làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là những sản phẩm an toàn, không ảnh hưởng đến mẹ bầu. Các mẹ có thể cân nhắc lựa chọn. 

Ngoài ra, các mẹ nên tránh mỹ phẩm chứa thành phần retinol hoặc axit salicylic nhé.

Trang điểm - Chăm sóc da cho bà bầu
Trang điểm – Chăm sóc da cho bà bầu

Tránh mỹ phẩm có chứa các thành phần sau:

  • Avage, Fabior, Tazorac (tazarotene)
  • Differin (adapelene)
  • Panretin (alitretinoin)
  • Retin-A, Renova (tretinoin)
  • Retinoic acid
  • RetinolRetinyl linoleate
  • Retinyl palmitate
  • Targretin gel (bexarotene)
  • Tretinoin

3.7. Steroid – Chăm sóc da khi mang bầu

Kem steroid – chẳng hạn như kem hydrocortisone không kê đơn – thường được sử dụng cho các kích ứng da nhỏ, viêm, ngứa và phát ban do viêm da tiếp xúc, chàm nhẹ,  vẩy nến,… Những loại kem chứa steroid bôi tại chỗ được coi là an toàn để sử dụng trong khi mang thai. Các sản phẩm chứa steroid liều mạnh hơn đôi khi được kê bởi bác sĩ da liễu và hầu hết trong số này cũng an toàn. Nhưng các mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ về sự an toàn của bất kỳ sản phẩm được kê đơn nào trước khi sử dụng nhé. 

Những thành phần được coi là an toàn cho mẹ bầu sử dụng:

  • Alclometasone (Aclovate)
  • Desonide (Desonate, DesOwen)
  • Fluocinolone (Capex, Derma-smoothe)
  • Hydrocortisone (Aquanil HC)
  • Triamcinolone (Aristocort A, Kenalog)
Steroid - Chăm sóc da cho bà bầu
Steroid – Chăm sóc da cho bà bầu

4. 12 Mẹo chăm sóc da cho bà bầu

4.1. 7 Mẹo mẹ có thể tự chăm sóc da khi mang thai áp dụng tại nhà

  • Sử dụng kem chống nắng hàng ngày, tránh tia UV tiếp xúc da quá lâu, dễ làm các sắc tố xuất hiện nhiều hơn, sẫm màu hơn. Chỉ số chống nắng tối thiểu từ 15 SPF.
  • Sử dụng sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng, có chức năng dưỡng ẩm. Tránh sử dụng loại có sử dụng nhiều chất hoạt động bề mặt, chất bảo quản hay dạng hạt.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm/ oil dưỡng da massage bụng, đùi,.. tránh hoặc hạn chế những vết rạn khi mang thai. Các mẹ chủ động bôi càng sớm, đều đặn hàng ngày giúp giảm bớt những vết rạn da đó. 
  • Mặc quần lót dành riêng cho bà bầu.
  • Ngủ đủ giấc. Tập thể dục đầy đủ giúp da sáng, rạng rỡ hơn. Sử dụng đồ dưỡng da ở mức tối giản nhất. Những sản phẩm cơ bản cần có: kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, sữa rửa mặt dịu nhẹ.
  • Ăn uống lành mạnh, đủ chất. Không ăn quá nhiều với suy nghĩ “ăn cho hai người”. Tăng cân quá nhanh, không hợp lý khiến mẹ dễ mắc nhiều bệnh khi mang thai. Mẹ tham khảo thêm thêm Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu nhé!
  • Giữ cơ thể sạch sẽ, không nên tắm quá 1 lần/ ngày. Gội đầu với dầu gội nhẹ nhàng, hàng ngày.

4.2. 5 Mẹo mẹ cần đi khám bác sĩ trước khi áp dụng chăm sóc da cho bà bầu

  • Gặp bác sĩ nếu mẹ bầu bị bệnh chàm hoặc các bệnh về da khác khi mang thai.
  • Đảm bảo cung cấp đủ vitamin và canxi cho cơ thể. Một số loại bệnh như vẩy nến trở nên tồi tệ hơn nếu lượng canxi trong cơ thể ở mức thấp.
  • Mụn, mụn trứng cá có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh. Ví dụ, các loại kem chứa erythromycin hoặc clindamycin. Không sử dụng kem tretinoin (Retin-A) khi mang thai. Vì nó được cho là chất có thể gây ra dị tật ở thai nhi.
  • Giảm lượng thức ăn có nhiều đường, đồ chiên rán,.. nếu bị nhiễm nấm phụ khoa
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da khi mang thai với bảng thành phần lành tính, tự nhiên. 

Nguồn tham khảo

https://www.lancerskincare.com/blog/4-skin-care-must-haves-for-labor-day-weekend/

Bozzo P. et al. 2011. Safely of skin care products during pregnancy. Canadian Family Physician; 57(6). http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3114665 [Accessed August 2016]

Briggs GG, Freeman RK. 2014. Drugs in Pregnancy and Lactation. 10th ed. Philadelphia, PA: Wolters Kluwer. FDA. 2015. Alpha Hydroxy Acids. http://www.fda.gov/cosmetics/productsingredients/ingredients/ucm107940.htm [Accessed September 2016]

FDA. 2014. Beta Hydroxy Acids. http://www.fda.gov/Cosmetics/ProductsIngredients/Ingredients/ucm107943.htm [Accessed September 2016]

Jick SS, et al. 1993. First trimester topical tretinoin and congenital disorders. Lancet; 341(8854):1181-2. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8098078 [Accessed September 2016]

Infant Risk Center, Texas Tech University Health Sciences Center. http://www.infantrisk.com/content/overview-safety-skin-care-products-during-pregnancy [Accessed August 2016]

Lipson AH, et al. 1993. Multiple congenital defects associated with maternal use of topical tretinoin. Lancet; 341(8856):1352-3. http://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PII0140-6736%2893%2990868-H/abstract[Accessed September 2016]

Loureiro KD, et al. 2005. Minor malformations characteristic of the retinoic acid embryopathy and other birth outcomes in children of women exposed to topical tretinoin during early pregnancy. American Journal of Medical Genetics Part A;136(2):117-21. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15940677 [Accessed September 2016]

MotherToBaby, fact sheet: Topical Corticosteroids 2016 https://mothertobaby.org/fact-sheets/topical-corticosteroids-pregnancy/pdf/ [Accessed August 2016]

MotherToBaby fact sheet: Isotretinoin 2014. https://mothertobaby.org/fact-sheets/isotretinoin-accutane…/pdf/ [Accessed August 2016]

MotherToBaby fact sheet: Prednisone 2016. http://mothertobaby.org/?s=prednisone [Accessed August 2016]

MotherToBaby fact sheet: Topical Acne Treatments 2014. http://mothertobaby.org/?s=topical+acne+treatments [Accessed August 2016]

MotherToBaby fact sheet: Tretinoin 2014. http://mothertobaby.org/fact-sheets/tretinoin-retin-a-pregnancy/[Accessed August 2016]

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chăm sóc da khi mang thai: Mọi Điều Mẹ Cần Biết Ở Đây!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Trong suốt thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Các loại rau tốt cho bà bầu với hàm lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất chính là nhóm thực phẩm rất cần thiết để tham khảo đưa ngay […]
45+ cách đặt tên pháp danh cho con gái đạo Phật ngụ ý tốt lành
45+ cách đặt tên pháp danh cho con gái đạo Phật ngụ ý tốt lành
Pháp danh là tên gọi của người Phật tử, thể hiện lý tưởng và nguyện vọng của người tu hành. Do đó, đặt tên pháp danh cho con gái thể hiện mong ước con có cuộc sống thanh tịnh, hạnh phúc, tránh được mọi sự ưu phiền. Nếu mẹ còn loay hoay chưa tìm được […]
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Việc tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất béo có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc chọn lựa các loại hạt giàu dinh dưỡng là một giải pháp hữu ích, giúp bổ sung năng lượng, chất xơ, các dạng vitamin và khoáng chất mà không tăng cao […]
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Lá lốt là một loại rau khá quen thuộc, tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho rất nhiều món ăn. Đặc biệt, chúng còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, với bà bầu, việc bổ sung bất kỳ loại thực […]
Các dấu hiệu đặc trưng nhất để mẹ nhận biết mình mang thai con trai hay con gái
Các dấu hiệu đặc trưng nhất để mẹ nhận biết mình mang thai con trai hay con gái
Trong hành trình mang thai diệu kỳ, việc nhận biết giới tính của em bé là một trong những điều tò mò và đặc biệt quan trọng đối với nhiều mẹ bầu. Dấu hiệu xuất hiện trong quá trình mang thai có thể là những gợi ý tiêu biểu, khiến cho việc đoán giới tính […]
55 tên đệm hay cho tên Hòa hay – nhiều ý nghĩa mới nhất 2023
55 tên đệm hay cho tên Hòa hay – nhiều ý nghĩa mới nhất 2023
Hòa là tên gọi thể hiện sự an lành, bình yên, con có cuộc đời tươi đẹp, nhưng mẹ không biết nên đặt tên đệm hay cho tên Hòa như thế nào để vừa ý nghĩa vừa đẹp. Đừng lo quá mẹ nhé, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi đó […]
Giỏ hàng 0