3 tháng cuối là giai đoạn mẹ và bé cùng cố gắng để “cán đích” thành công, mẹ cẩn trọng từng chút một, đặc biệt là trong chế độ dinh dưỡng. Mẹ cũng rất chú trọng đến việc bổ sung nhiều nguồn sữa bên cạnh sữa bầu để đảm bảo con yêu nhận được đủ đầy dưỡng chất. Thấy sữa đậu nành ngon và lành, mẹ cứ lăn tăn mãi, chẳng biết bà bầu uống sữa đậu nành 3 tháng cuối được không. Đừng lo lắng bởi bài viết này sẽ “mách” mẹ nhiều kiến thức thú vị!
Mục lục
1. Bà bầu 3 tháng cuối uống sữa đậu nành được không?
Bà bầu 3 tháng cuối hoàn toàn có thể uống sữa đậu nành nhé mẹ ơi! Bởi loại sữa này không chỉ có ích cho mẹ bầu mà còn giúp thai nhi khỏe mạnh nhờ nhiều dưỡng chất thiết yếu đó ạ. Cụ thể là gì mẹ đọc tiếp những thông tin cực hữu ích bên dưới nhé:
1 – Đối với mẹ bầu 3 tháng cuối
Trong mỗi cốc sữa đậu nành chứa 6,3g protein, đây được xem là nguồn cung protein dồi dào giúp mẹ bầu khỏe mạnh. Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn nói không với cholesterol và chất béo xuất phát từ động vật, mẹ an tâm bổ sung mà không lo ngại tình trạng tiểu đường thai kỳ hay tăng cân mất kiểm soát. Chưa dừng lại ở đó đâu ạ, sữa đậu nành còn chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe như A, D, B12,…
Dù có nguồn gốc từ thực vật nhưng hàm lượng dinh dưỡng của sữa đậu nành vẫn “ngang ngửa” sữa bò đó ạ. Nếu mẹ đã quá ngấy sữa bầu hoặc dị ứng lactose trong sữa bò thì sữa đậu nành sẽ là “vị cứu tinh” mà mẹ nên ưu ái lựa chọn. Hương thơm dịu nhẹ, quyến luyến nơi cánh mũi và mùi vị dễ uống, thanh đạm đặc trưng sẽ giúp mẹ “thanh lọc” vị giác, đem đến trải nghiệm tuyệt vời!
2 – Đối với thai nhi 3 tháng cuối
Ngoài những dưỡng chất thiết yếu giúp mẹ bầu khỏe mạnh, sữa đậu nành còn hỗ trợ mẹ nâng đỡ “mầm sống” bé nhỏ đang lớn lên từng ngày. Bởi loại sữa này chứa rất nhiều axit folic, hỗ trợ trí não của con yêu phát triển vượt bậc.
Nguồn đạm dồi dào trong sữa đậu nành cũng thúc đẩy các cơ quan trong cơ thể con yêu khỏe mạnh, đảm bảo cấu trúc hài hòa, không bị tật hay khiếm chỗ này khuyết chỗ kia. Nhờ đó, mẹ an tâm phần nào và cũng đỡ gánh âu lo bé cưng có đang lớn nhanh lớn khỏe hay không.
Tuy nhiên, mẹ cũng nên uống sữa đậu nành đúng cách, đúng lượng để đảm bảo an toàn. Ông bà luôn truyền tai nhau câu nói “cái gì nhiều quá cũng không tốt” quả thực chẳng sai đâu mẹ ơi! Trên thực tế, đậu nành chứa hàm lượng glucose khá cao, nếu sử dụng nhiều và liên tục trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tim mạch đó ạ.
Tốt nhất, mẹ vẫn nên uống sữa đậu nành ở mức vừa phải. Chi tiết về lợi ích, liều lượng, cách uống ra sao, mẹ đừng bỏ qua phần nội dung cực hấp dẫn bên dưới nhé.
2. 8 lợi ích của sữa đậu nành với mẹ và thai nhi 3 tháng cuối thai kỳ
Sữa đậu nành béo bùi, thơm ngon chẳng những cung cấp năng lượng, tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé mà còn củng cố hệ xương của mẹ, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi và vô vàn công dụng đáng nể khác:
2.1. Cung cấp năng lượng cho mẹ bầu
Mang trong mình hình hài bé nhỏ, mẹ ý thức về sứ mệnh thiêng liêng của mình. Mỗi ngày mẹ đều dành thật nhiều thời gian để chuyện trò cùng con, kể con nghe về thế giới tươi đẹp bên ngoài. Mẹ háo hức chờ đến ngày con cất tiếng khóc oe oe và da kề da với mẹ. Càng về giai đoạn cuối, niềm hân hoan trong mẹ càng to lớn dần. Thế nhưng, trên chặng hành trình ấy, mẹ không thể tránh khỏi những nhọc nhằn, vất vả do thường xuyên hụt hơi, đuối sức, ngồi thôi cũng thấy mệt rã rời.
Mẹ ơi, quan tâm sức khỏe của bản thân nhiều thêm một chút để đảm bảo thai kỳ an toàn nhé! Mỗi khi xuống sức, chẳng muốn làm gì, mẹ có thể nạp thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng, giàu năng lượng giúp mẹ hoạt động suốt ngày dài.
Trong vô vàn thực phẩm ngoài kia, mẹ không nên bỏ qua sữa đậu nành đâu ạ. Bởi đây là loại sữa có hàm lượng carbohydrate và protein khá cao, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh năng lượng, kích thích sản sinh tế bào mới và chi phối quá trình trao đổi chất, chuyển hóa chất béo thành năng lượng đi khắp cơ thể.
2.2. Tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé
Khi mang thai con yêu, mẹ luôn dốc lòng dốc sức bảo vệ con, chẳng muốn con có chuyện gì nên ăn uống, đi đứng mẹ đều chú trọng. Nhưng những yếu tố khách quan cũng khó tránh khỏi mẹ nhỉ? Bọn vi khuẩn, vi khuẩn xấu xa luôn tìm cách “thừa nước đục thả câu”, biết sức đề kháng của mẹ không quật cường bằng lúc chưa mang bầu nên chúng cứ “nhăm nhe” tấn công, khiến mẹ đau nhức, khụt khịt mãi thôi.
Những lúc thế này, sữa đậu nành sẽ “cứu cánh”, giúp mẹ tăng cường khả năng đề kháng, xây dựng hàng rào miễn dịch kiên cố để chống lại bọn “ngoại xâm” không mời mà đến. Với một cốc sữa ấm thơm, mẹ đã bổ sung thêm nhiều chất có lợi như canxi, magie, protein cùng hàng loạt vitamin như A, D, E,… Những dưỡng chất “thần thánh” này sẽ giúp mẹ khỏe mạnh hơn, con yêu cũng an tâm phát triển trong bụng mẹ mà không phải lo sợ những chuyện bên ngoài nữa rồi!
2.3. Hệ xương của mẹ thêm phần chắc khỏe
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu không tránh khỏi những cơn đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, thậm chí ảnh hưởng đến cột sống, xương chậu. Bởi bé yêu mỗi ngày một lớn sẽ chèn ép lên các cơ quan của mẹ, đặc biệt là dây chằng, khiến mẹ mệt mỏi, đi đứng khó khăn.
Trong 3 tháng cuối, bụng bầu đã to vượt mặt càng khiến mẹ di chuyển nặng nhọc hơn. Mẹ đừng chủ quan nhé! Nếu tình trạng đau mỏi diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến kỳ vượt cạn sắp tới đó ạ, chưa kể còn có nguy cơ để lại biến chứng sau sinh nữa.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần duy trì thói quen uống sữa đậu nành, bởi theo các nghiên cứu hàm lượng canxi trong sữa giúp ổn định mật độ xương, hạn chế tối đa tình trạng giòn xương, gãy xương hoặc thoái hóa đốt sống cổ. Ngoài ra, vitamin D trong sữa đậu nành còn hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi diễn ra trơn tru hơn, hệ xương của mẹ nhờ đó mà cũng thêm phần chắc khỏe.
2.4. Nhuận tràng – đi tiêu dễ dàng hơn
Khi mang thai, cơ thể mẹ sản sinh ra nhiều hormone, đặc biệt là progesterone, gây rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột và cản trở quá trình đi tiêu. Chính vì thế mà mẹ thường ra ra vào vào nhà vệ sinh nhiều lần trong ngày mà chẳng thể nào “tống khứ” chất bẩn ra bên ngoài.
Hiện tượng này diễn ra ngày một ngày hai có thể không nhưng nếu cứ kéo dài từ tuần này qua tuần nọ, tháng này qua tháng khác thì không ổn tí nào Dần dà, mẹ dễ bị viêm ruột cấp mà chẳng hề hay biết.
Giải pháp mỗi khi đi tiêu khó khăn là mẹ có thể uống một cốc sữa đậu bởi loại sữa chứa hàm lượng chất xơ vô cùng phong phú, đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhờ đó mà quá trình nhuận tràng diễn ra trơn tru, bài trừ tạp chất, cặn bẩn, chất béo, muối thừa giúp phân mềm hơn và dễ trôi tuột ra ngoài. Viện Dinh dưỡng Việt Nam cũng khuyến cáo mẹ nên bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hằng ngày để đánh bay chứng táo bón hiệu quả. Nếu không tin mẹ có thể thử ngay hôm nay nhé!
2.5. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở con
Mẹ nào cũng muốn con yêu chào đời khỏe mạnh, đến với thế giới này thật an toàn. Thế nên mẹ đừng quên bổ sung axit folic (vitamin B9) để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi và giúp con phát triển não bộ nhé. Ngoài ra, axit folic còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất DNA và RNA, bảo vệ các mô thần kinh khỏi những tác nhân xấu, ngừa dị tật ống thần kinh dẫn đến một số bệnh như hở hàm ếch, sứt môi,…
Nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ, đã chứng minh bổ sung axit folic trong suốt thai kỳ sẽ ngăn chặn nguy cơ dị tật bẩm sinh gấp 5 – 10 lần bình thường. Trộm vía dưỡng chất này lại có trong sữa đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng đó ạ! Bổ sung loại sữa này đúng cách sẽ giúp thai kỳ của mẹ khỏe mạnh hơn, con yêu cũng ngừa được vô vàn bệnh tật, ngại gì không thử phải không mẹ ơi!
2.6. Thai nhi lớn khỏe từng ngày
Sữa đậu nành chẳng những hỗ trợ mẹ nâng cao sức đề kháng mà còn giúp thai nhi lớn khỏe từng ngày. Các chất dinh dưỡng có trong sữa như vitamin A, C, D, kali, canxi, photpho,… đều được bé yêu tiếp nhận thông qua bánh nhau. Nhờ thế mà con yêu phát triển tốt, không gặp điều gì bất thường.
Bên cạnh đó, 3 tháng cuối thai kỳ cũng là giai đoạn cao điểm não bộ và khung xương của thai nhi phát triển mạnh nhất. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi khi mẹ nạp vào 500ml sữa là đã giúp cho con tăng lên khoảng 41g trọng lượng.
Ngoài sữa bầu, sữa tươi không đường mẹ cũng nên bổ sung thêm nhiều loại sữa hạt để cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo nguồn đạm từ động, thực vật, tránh tình trạng con thừa chất này thiếu chất kia. Sữa đậu nành là một trong những loại sữa mẹ “chọn mặt gửi vàng” bởi bảng thành phần “tinh tươm”, hút mắt, bao gồm canxi, sắt, omega-3,…
2.7. Da dẻ mẹ hồng hào – ẩm mịn
Chăm chỉ uống sữa đậu nành giúp mẹ có làn da căng bóng, ẩm mịn, đánh bay mụn nhọt và các tác nhân gây ra tình trạng lão hóa. Do protein có trong đậu nành đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh collagen, nuôi dưỡng tế bào tốt, loại trừ tế bào xấu. Từ đó, làn da của mẹ thêm phần xinh đẹp, tươi trẻ nói không với thâm nám, đồi mồi hay tàn nhang.
Nhưng mẹ ơi, để da đẹp “hết nấc”, mẹ nhớ chăm cả trong lẫn ngoài nhé! Ngoài uống sữa đậu nành, mẹ nên cân nhắc dùng thêm sản phẩm dưỡng da bên ngoài để da được hồng hào, căng tràn sức sống. Mẹ lưu ý lựa chọn sản phẩm dành riêng cho mẹ bầu để bảo vệ cả bé và mẹ, hạn chế tối đa tình trạng kích ứng, mẩn đỏ. Để tiện công và giảm cảm giác bết rít do lớp màng của kem dưỡng bám trên da, mẹ tham khảo sản phẩm dưỡng da dạng xịt.
Góc của mẹ gợi ý Xịt Skin Expert Mamamy “thần thánh” cho mẹ ngay đây ạ. Với thành phần siêu lành tính, tận dụng tế bào gốc của hoắc hương và hoa kim ngân có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn giúp mẹ dễ dàng loại trừ những đốm mụn xấu xí, ở lì trên da chẳng chịu bay biến. Khi con ra đời, mẹ dùng xịt để chăm sóc, dưỡng ẩm da, ngừa hăm cho con cực hiệu quả. Mua một mà cả hai mẹ con đều dùng được, quá hời đúng không mẹ ơi?
2.8. Trái tim mẹ luôn khỏe mạnh
Trái tim khỏe mạnh là “cửa ngõ” để mẹ duy trì thai kỳ ở mức ổn định, mẹ sẵn sàng “lâm bồn” và đón chào con yêu. Nếu trái tim không khỏe, mẹ sẽ gặp khó khăn khi sinh con và ảnh hưởng quá trình “mẹ tròn con vuông”. Chắc chắn mẹ không hề mong muốn điều này xảy ra. Chính vì vậy, nên xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, tránh ăn đồ dầu mỡ, chiên rán.
Chất xơ, kali, folate (vitamin B9) trong sữa đậu nành sẽ là trợ thủ đắc lực giúp trái tim mẹ thêm phần khỏe mạnh. Folate (vitamin B9) vốn được biết đến là hợp chất có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ homocysteine. Khi lượng homocysteine tồn tại quá nhiều trong cơ thể mẹ sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu huyết, tổn hại đến các tế bào máu và gia tăng khả năng mắc bệnh tim của mẹ.
3. 4 tác hại khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống đậu nành sai cách
Bên cạnh những công dụng kể trên, mẹ bầu 3 tháng cuối cần lưu ý 4 tác hại khi uống đậu nành sai cách dưới để “tránh càng xa càng tốt”.
3.1. Mẹ uống sữa đậu nành với trứng
Mẹ nghe nói món sữa đậu nành trứng gà vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Mẹ định bụng vào bếp làm ngay một cốc sữa âm ấm để trải nghiệm xem như thế nào. Nhưng khoan mẹ ơi, bụng dạ của bà bầu dễ mẫn cảm hơn người bình thường, bổ sung “sai một li là đi một dặm” đó ạ.
Do protein có trong lòng trắng trứng khi hòa chung với trypsin trong sữa đậu nành sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ những dưỡng chất khác của cơ thể. Mẹ ăn vào bao nhiêu món dinh dưỡng cũng xem như công cốc, ngược lại còn gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến chướng bụng, đi ngoài phân lỏng.
3.2. Pha sữa đậu nành với đường nâu
Tương tự với trứng gà, mẹ cũng không nên pha sữa đậu nành với đường nâu. Protein có trong sữa khi “chạm mặt” các acid hữu cơ trong đường nâu sẽ tạo thành tổ hợp phá hủy mọi chất dinh dưỡng có trong sữa. Mẹ tưởng uống sữa vào sẽ tăng cường sức đề kháng, cung cấp nhiều dưỡng chất, hóa ra lại chẳng được gì, cực uổng phí đó ạ. Chẳng những vậy, pha sữa đậu nành với đường nâu cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn, gây đầy hơi, tức bụng, khó chịu vô cùng.
3.3. Uống sữa đậu nành thay nước
Có thể mẹ chưa biết, tiêu thụ lượng lớn sữa đậu nành trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng như phát ban, khó thở, chóng mặt, thậm chí nôn mửa do hàm lượng isoflavone tăng cao. Một số mẹ có quan niệm sữa đậu nành tốt nên có thể uống thay nước là hoàn toàn sai. Các y bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng cũng thường khuyên mẹ nên bổ sung đúng liều, đúng lượng và ăn uống thêm nhiều thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng.
3.4. Ăn cam, quýt trước sau khi uống sữa
Nếu mẹ vừa ăn cam, quýt để tráng miệng và bổ sung vitamin C thì không nên uống thêm sữa đậu nành. Do nồng độ acid của hai loại quả này khi gặp protein trong sữa đậu nành sẽ dẫn đến hiện tượng kết tủa ở đường ruột, khiến bụng mẹ râm ran, ê ẩm. Đồng thời, ăn cam, quýt trước vào sau khi uống sữa cũng khiến mẹ chọt bụng, tiêu chảy và đi ngoài mất kiểm soát.
4. Hướng dẫn mẹ làm sữa đậu nành ngon đúng điệu
Mẹ mang thai 3 tháng cuối nên vô cùng cẩn trọng trong khâu ăn uống, mong muốn mọi thứ đều phải “chuẩn chỉnh” để con yêu thoải mái phát triển mà không gặp bất trắc gì. Do đó, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ trọn mùi vị nguyên bản, mẹ đã “xắn tay” vào bếp làm mẻ sữa đậu nành thơm ngon nức mũi. Lưu lại ngay công thức dưới đây mẹ nhé:
1 – Chuẩn bị nguyên/vật liệu
- 300g đậu nành
- 3 lá dứa
- Máy xay sinh số
- Túi lọc hoặc khăn xô
2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Đậu nành mua về mẹ ngâm khoảng 6-8 tiếng (tốt nhất là qua đêm) để hạt đậu nở đều, đẹp. Sau khi ngâm, những hạt đậu vỡ, lép hoặc hư hại sẽ nổi lên bề mặt, mẹ dùng muôi vớt hết ra ngoài.
- Bước 2: Tiếp đến, mẹ vớt đậu ra ngoài để ráo nước rồi cho đậu vào nồi chứa 1,5 lít nước.
- Bước 3: Mẹ múc từng vá đậu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn khoảng 1 phút. Để mẻ đậu được thơm ngon, mềm mịn, mẹ nên chia thành nhiều đợt, tránh dồn vào cối một lần nhé.
- Bước 4: Sau khi xay xong mẹ cho phần đậu vào túi lọc hoặc một chiếc khăn xô sạch vắt lấy nước. Mẹ lặp lại bước này 2 lần đến khi phần bã đậu không còn nước.
- Bước 5: Mẹ cho nước đậu đã lọc vào nồi đun với lửa vừa cùng 3 lá dứa trong 20-25 phút. Trong quá trình nấu sữa, mẹ chú ý vớt bọt và khuấy đều tay để sữa không bị khê.
- Bước 6: Khi sữa chín, mẹ tắt bếp, để nguội rồi thêm chút đường và rót ra ly thưởng thức ngay thôi nào.
3 – Lưu ý cho mẹ
Nhiều mẹ mang thai 3 tháng cuối thường tiện công làm nhiều 1 lần để dùng dẫn cần chú ý trong khâu bảo quản mẹ nhé. Mẹ để ngăn mát tủ lạnh, đậy kín để vi khuẩn, vi rút không có cơ hội xâm nhập gây hại cho cả hai mẹ con. Ngoài ra, chú ý không để sữa đậu nành qua đêm ở nhiệt độ phòng (15 đến 25 độ C), sữa dễ bị thiu, không tốt chút nào đâu mẹ.
5. 3 lưu ý mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần biết khi uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành tuy tốt nhưng mẹ vẫn còn lăn tăn, không biết uống bao nhiêu là đủ, có cần kết hợp thêm thực phẩm nào hay không,… 5 lưu ý dưới đây giúp mẹ uống sữa đậu nành hiệu quả nhất:
1 – Mẹ uống sữa đậu nành bao nhiêu là đủ?
Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, mẹ không nên uống sữa đậu quá 500ml/ngày. Mẹ cũng lưu ý không uống lượng lớn cùng lúc hoặc uống nhiều ngày san sát nhau mà không có khoảng nghỉ, vì như vậy sẽ dễ dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, cản trở hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Tốt nhất mẹ chỉ nên uống tối đa 500ml sữa/ngày và chia làm 2 lần, mỗi lần 250ml, mỗi tuần mẹ bổ sung sữa 2-3 lần thôi ạ!
2 – Kết hợp thêm nhiều thực phẩm khác
Ngoài bổ sung sữa đậu nành, mẹ cần xây dựng thực đơn đa dạng các nhóm chất để cân bằng dinh dưỡng, tránh thừa thiếu chất nọ chất kia. Mẹ có thể ăn thêm nhiều món dinh dưỡng như thịt, cá, súp lơ, khoai lang, bí đỏ, tôm, cua, rau bina, bí đỏ,… Đồng thời, mẹ nên chế biến thành nhiều món khác nhau để đổi vị, tránh bị ngán như súp, cháo, cơm, phở, hủ tiếu,…
3 – Không uống khi đói mẹ nhé
Những lúc bụng đói, mẹ muốn uống một ly sữa để dằn bụng nhưng điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa của mẹ gặp vấn đề đó ạ. Các chất dinh dưỡng trong sữa khi vào bụng rỗng sẽ chuyển thành nhiệt và di chuyển đến ruột non, cơ thể chẳng hấp thụ được gì đâu mẹ. Muốn hàm lượng dinh dưỡng trong sữa phát huy một cách tốt nhất, mẹ nên ăn kèm một số món ăn chưa tinh bột như cơm, bánh mì,…
Như vậy, những chia sẻ trên mẹ đã lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu uống sữa đậu nành 3 tháng cuối được không. Ngoài ra, mẹ cũng “bỏ túi” thêm nhiều công dụng cũng như tác hại khi uống sai cách và 3 lưu ý “vàng’ trước khi bổ sung sữa đậu nành. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mẹ đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật!