Tiêu chảy là bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển ở các bé. Vậy điều trị như thế nào, mẹo để cầm tiêu chảy cấp cho bé 7 tháng bị tiêu chảy? Cùng theo dõi bài viết của Mamamy dưới đây nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân bé 7 tháng bị tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân gây trẻ 7 tháng bị tiêu chảy. Trong đó, tác nhân chính đe dọa đến tính mạng cũng như sức khỏe của bé là Rotavirus. Bởi vì Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trẻ rất dễ bị tiêu chảy do vi khuẩn, đặc biệt là Rotavirus. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân sau đây:
- Thay đổi thói quen ăn uống: Khi cho bé ăn cần ăn theo đúng giờ và đúng bữa để đảm bảo tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu đột ngột thay đổi thói quen ăn uống cũng khiến bé bị tiêu chảy
- Do hệ miễn dịch suy giảm: Cơ thể bé bị suy giảm miễn dịch cũng khiến bé bị tiêu chảy. Các bệnh như viêm đường hô hấp, sốt, bệnh sởi…khiến hệ miễn dịch của bé giảm và là nguyên nhân gây tiêu chảy
- Đồ ăn và thức uống không hợp vệ sinh: thức ăn và nước không được bảo quản kỹ chưa vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, trước khi cho bé ăn cần rửa tay thật sạch.
2. Dấu hiệu bé 7 tháng bị tiêu chảy
Đối với trẻ 7 tháng tuổi đang trong quá trình ăn dặm và bú sữa mẹ nên màu phân hơi khó phân biệt chút. Tuy nhiên, khi trẻ 7 tháng bị tiêu chảy thì số lần trẻ bị đại tiện sẽ gấp đôi ngày thường. Phân của bé có mùi hôi tanh, dạng lỏng, nhiều nước , màu vàng hoặc màu nâu.
Ngoài ra, bé bị tiêu chảy sẽ có các biểu hiện sau đây:
- Bé có biểu hiện mệt
- Bé quấy khóc
- Bé bị sốt
- Bé buồn nôn và bé nôn
- Bé bị đau bụng…
3. Cách cầm tiêu chảy cho bé khẩn cấp
Vấn đề trẻ bị tiêu chảy luôn là nỗi lo của nhiều bố mẹ. Đặc biệt là các bé lười ăn và bị thường xuyên. Vậy làm thế nào để cầm tiêu chảy cho bé khẩn cấp tại nhà? Cùng theo dõi dưới đây nhé!
3.1 Bé 7 tháng bị tiêu chảy nên uống gì?
Nếu trẻ bị tiêu chảy cấp và sốt từ 38.3°C đên 38.5°C, trong đó bé chưa bị co giật do sốt bao giờ thì bố mẹ nên cho uống thuốc hạ sốt như Acetaminophen. Tuy nhiên, tối đa một ngày chỉ cho bé 4 viên.
3.2 Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?
Bởi vì khi bé bị tiêu chảy, cơ thể rất mệt và khó chịu và dường như bé đều bỏ ăn. Đây là hiện tượng bình thường và thay vào đó chúng ta cần sự hỗ trợ của sữa. Ngoài ra, nên sử dụng thức ăn dạng lỏng để bé dễ ăn hơn và tốt cho tiêu hóa hơn.
Đối với các bé nôn nhiều thì cần phải cho bé ăn chậm, và cho ăn từng lượng một. Đặc biệt, các bé bị tiêu chảy nhiều lần sẽ có nguy cơ mấy nước, rối loạn điện giải,… Để tiếp nước và cân bằng điện giải nên cho bé uống sữa, bơm từ từ và thường xuyên. Sữa là thực phẩm quan trọng trong giai đoạn này để bảo vệ sức khỏe của bé.
4. Lưu ý khi bé bị tiêu chảy
Khi bé 7 tháng bị tiêu chảy rất dễ bị mất nước và rối loạn điện giải. Chính vì vậy, bé sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái mệt mỏi, nôn ói và mất sức. Tuy nhiên, bố mẹ tuyệt đối không cho bé sử dụng điện giải khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Thay vào đó, chúng ta cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức ít một và thường xuyên hơn.
Ngoài thị trường, các loại nước cung cấp điện giải rất nhiều, bố mẹ không nên cho bé uống vì có thể ảnh hưởng đến đường ruột. Trái cây ép nguyên chất chưa nhiều đường cũng là cũng là lựa chọn không tốt cho tiêu hóa của bé.
Xem thêm:
Ăn dặm bị tiêu chảy ở trẻ có phải là điều đáng lo?
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy- Dấu hiệu mẹ không được bỏ qua
5. Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ
Nếu trẻ 7 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp thì cần được đưa đến bác sĩ ngay để chữa trị kịp thời. Ngoài ra, xuất hiện các dấu hiệu dưới đây cần đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức:
- Phân có máu và bé có dấu hiệu mấy nước
- Bé nôn nhiều và không chịu ăn uống
- Bé không nạp thức ăn vào cơ thể nhưng vẫn tiêu chảy
- Trẻ bị tiêu chảy quá nhiều trong 1 ngày
- Khi bé nôn có xuất hiện dịch màu xanh
- Bé quấy khóc liên tục và ngủ li bì khó đánh thức
- Trẻ bị tiêu chảy và kéo dài trong nhiều ngày
- Trẻ bị sốt và đau bụng…
Bố mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc và sử dụng các phương pháp dân gian tại nhà mà không sự chỉ định của bác sĩ. Cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.
6. Kết luận
Khép lại bài viết trên, hy vòng rằng với các chia sẻ và mẹo trên có thể giúp trẻ 7 tháng bị tiêu chảy khỏe mạnh và nhanh chóng khỏi bệnh. Tất cả những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, bố mẹ cần làm theo chỉ định của bác sĩ để có phương pháp phù hợp. Đừng quên theo dõi các bài viết hữu ích tiếp theo của Mamamy nhé! Chúc bé yêu và gia đình luôn khỏe mạnh!
Xem thêm:
TOP 3 tiêu chí vàng khi sữa công thức cho trẻ sơ sinh mà mẹ nào cũng nên biết
Ưu điểm vượt trội của bình sữa Mamamy cho con
Nguồn tham khảo: Xử lý trẻ bị tiêu chảy cấp thế nào và khi nào nên đưa trẻ đi viện gấp?