Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn mang thai đầu của mẹ bầu. Được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cho đến hết tuần thứ 13 của thai kì. Theo thống kê thì có đến 80% các ca tai biến xảy ra vào giai đoạn này. Vì thế đây là giai đoạn vô cùng quan trọng với mẹ bầu, mẹ đừng chủ quan nhé.
Mục lục
1. Thay đổi của mẹ trong tam cá nguyệt đầu tiên
Trong giai đoạn này cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi báo hiệu mẹ đang có một bé yêu đang lớn. Dấu hiệu hết sức bình thường đó là ốm nghén. Mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy buồn nôn và nôn, kèm theo đó là chán ăn. Bên cạnh đó mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn, tâm lí thất thường, thèm ăn vặt, nổi mụn…
Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ nhưng không phải mẹ nào cũng phải trải qua
Bầu ngực của mẹ cũng dần lớn hơn và căng tròn. Núm vú và quầng xung quanh vú sẽ thẫm màu lại. Mẹ hãy chọn cho mình những bộ đồ thoải mái, dễ chịu để mặc nhé.
Cơ thể mẹ bầu lúc này sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và thiếu sức sống. Mẹ bầu đừng quá lo lắng vì đây là những dấu hiệu bình thường khi mang thai. Mẹ hãy nghỉ ngơi nhiều hơn mỗi khi mệt mỏi nhé.
Trong tam cá nguyệt đầu tiên mẹ bầu dễ bị tăng cân. Ở mỗi mẹ bầu là khác nhau nhưng ước tính mẹ bầu sẽ tăng khoảng từ 1 đến 3 kg. Tuy nhiên không vì sợ tăng cân mà mẹ bầu ăn kiêng nhé. Hãy ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cho cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Ở một số mẹ bầu còn xuất hiện tình trạng thiếu máu. Mẹ bầu hay cảm thấy đau đầu và khi đứng lên ngồi xuống dễ bị chóng mặt.
2. Mẹ bầu hãy bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ
Tạm thời mình hãy tạm biệt chế độ ăn kiêng thiếu lành mạnh. Thay vào đó là hãy ăn uống đầy đủ. Mẹ bầu cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp bé yêu phát triển một cách lành mạnh. Mẹ hãy bổ sung các chất như axit flolic, sắt, canxi, vitamin A,B,C,D nhé.
Nếu mẹ bầu ăn kiêng trong giai đoạn này mẹ sẽ bị thiếu máu và dưỡng chất cho bé. Nếu không bổ sung, mẹ bầu bị thiếu hụt axic folic dễ dẫn đến bé bị khiêm khuyết ống thần kinh.
Đọc thêm:Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên?
3. Mẹ bầu hãy để tâm lí được thoải mái trong tam cá nguyệt đầu tiên
Trong giai đoạn mang bầu khó mà tránh được những cảm xúc tiêu cực. Vì là tam cá nguyệt đầu tiên nên mẹ bầu thường sẽ ốm nghén, cơ thể mệt mỏi nên tâm trạng cũng không mấy thoải mái. Mẹ bầu nên nhớ yếu tố tâm lí có ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình mang thai.
Nếu mẹ bầu luôn vui vẻ hay có tâm lí tốt khi mang thai thì bé của mẹ sau khi sinh sẽ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, năng động. Còn nếu ngược lại mẹ bầu luôn có tâm lí tiêu cực sau sinh bé dễ mắc phải một số vấn đè như trầm cảm, kém thông minh.
Trong khoảng thời gian mang thai này đừng để những cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Mẹ bầu hãy thử đọc sách, nghe nhạc, viết nhật kí, bơi lội hay tập yoga. Bên cạnh đó mẹ bầu có thể đi du lịch nhẹ nhàng hoặc đi bộ để tinh thần tốt hơn. Mẹ bầu hãy chia sẽ những băn khoăn, trăn trở của mình cho bố bé để được giải tỏa tâm lí nhé.
3.1 Hãy thận trọng trong việc sinh họat vợ chồng
Mẹ bầu hãy thận trọng việc sinh hoạt vợ chồng ở những tuần tam cá nguyệt thứ nhất này nhé. Tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ và thể trạng của bé để có những quyết định về số lần sinh hoạt.
3.2 Hãy tránh xa những thứ có thể gây ảnh hưởng đến bé
Hãy cẩn trọng trong thời gian này nhé mẹ bầu. Vô tình những thói quen sinh hoạt thường ngày của mẹ cũng gây nguy hại đến cho bé. Bởi bé yêu lúc này chỉ là một bào thai vô cùng non yếu cần được bảo vệ. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tránh các bức xạ từ môi trường như song điện thoại, wifi. Bên cạnh đó là các thiết bị văn phòng, mùi sơn móng tay, thuộc nhuộm tóc, bia, rượu, thuốc lá…
3.3 Mẹ bầu bị đau bụng trong thời gian này
Ở một số mẹ bầu trong kì tam cá nguyệt đầu tiên xuất hiện những cơn đau bụng. Những cơn đau này không thường xuyên và ngắt quãng. Nguyên nhân của các cơn đau này là do tử cung mẹ bầu to ra. Dây chằng căng khiến mẹ bị đau nhức. Mặc dù rất khó chịu nhưng mẹ bầu không cần lo lắng vì những cơn đau này không gây nguy hại gì.
3.4 Hãy xét nghiệm sàng lọc trong tam cá nguyệt đầu tiên
Xét nghiệm sàng lọc trong tam cá nguyệt đầu tiên là vô cùng quan trọng nhé mẹ bầu. Sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu thai kỳ được thực hiện vào thời điểm giữa tuần 11 và tuần 14. Kết quả xét nghiệm được thể hiện dưới dạng âm tính hoặc dương tính. Xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh có thể xác định đúng đến 85% số mẹ bầu có thai nhi mắc hội chứng Down. Có khoảng 5% mẹ bầu bị dương tính giả, tức bé không hề mắc hội chứng này.
Khám nghiệm sàng lọc trước khi sinh
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm để phát hiện sớm một số di truyền nguy hiểm ở bé. Đặc biệt là hội chứng Down (ba nhiễm sắc thể số 21) và rối loạn ba nhiễm sắc thể số 18. Những hội chứng này vô cùng nguy hiểm đến bé. Nó ảnh hưởng và theo bé suốt đời về cả tâm lí và phát triển. Thậm chí rối loạn nhiễm sắc thể thứ 18 còn có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Nếu xét nghiệm ra kết quả dương tính bác sĩ sẽ có thêm cho mẹ bầu những xét nghiệm khác. Đó là xét nghiệm sàng lọc trước sinh DNA vô bào, Sinh thiết gai nhau hay chọc dịch ối.
Mẹ bầu cần chuẩn bị gì không?
Mẹ bầu hoàn toàn yêu tâm vì xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh không gây nguy hại gì cả. Mẹ bầu cũng không cần chuẩn bị gì nhiều, không cần ăn uống kiêng hay nhịn trước khi tiến hành sàng lọc.
Việc mang thai là chuyện vui mà bất cứ các ông bố và mẹ bầu nào cũng mong chờ. Để bé yêu được phát triển bình thường và chào đời là một quá trình vô cùng gian nan. Bài viết trên đây nhằm cung cấp cho mẹ bầu những thông tin trong kì tam cá nguyệt đầu tiên. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh để đón chờ các tuần thai kế tiếp.