Trẻ em là những trang giấy trắng. Các con được sinh ra đời, được khám phá, tiếp xúc với môi trường xung quanh, dần dần hiểu biết và hình thành tính cách. Mỗi bé đều có nét riêng của mình, có bé năng động thích nói cười. Có những bé lại ít nói ,hay ngại, nhút nhát. Sự khác biệt như vậy một phần là do môi trường quanh bé, một phần là do cách dạy dỗ của bố mẹ. Vậy làm sao để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ? Để giúp bé tự tin giao tiếp với mọi người, tự tin khám phá thế giới xung quanh, mẹ hãy cùng tham khảo những cách dưới đây nhé.
Mục lục
1. Tại sao cần phải dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ?
– Các nghiên cứu cho thấy, trẻ trong độ tuổi mầm non nên cần được học các kỹ năng giao tiếp . Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, góp phần tạo nên thành công trong cuộc sống.
– Một nghiên cứu tại MIT cũng đã nghiên cứu và cho thấy những trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt thường có nhiều mối quan hệ lành mạnh. Khi trưởng thành hôn nhân lâu dài, có tự trọng và hài lòng với cuộc sống.
– Các nhà khoa học của Đại học Harvard còn cho rằng trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt, khi lớn lên thường trở thành những nhà đàm phán xuất sắc. Việc này giúp con giành được nhiều điều có lợi về cho mình và trở nên giàu có.
Có thể bố mẹ muốn biết : Hình thành tính cách cho trẻ như thế nào là đúng
2. Những cách giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
2.1. Cho con thấy mình luôn được lắng nghe
Một trong những cách đầu tiên để dạy cho trẻ kỹ năng giao tiếp đó chính là lắng nghe. Khi bố mẹ nói chuyện với bé, hãy cho bé thấy mình đang thật sự tập trung lắng nghe bé. Như vậy bé sẽ tập được thái độ tập trung lắng nghe khi người khác nói chuyện. Rất nhiều bố mẹ không để ý đến con, con hỏi nhiều lần không trả lời. Thậm trí nhiều bố mẹ còn trở nên cáu gắt khi con hỏi quá nhiều.Thật ra các con rất nhạy cảm. Con có thể phân biệt được bố mẹ có thật sự lắng nghe, hay chỉ nói chuyện với con một cách qua loa.
Khi con kể chuyện hay tâm sự với bố mẹ, hãy toàn tâm chú ý con. Như vậy, con sẽ cởi mở và muốn nói chuyện thường xuyên. Con không được để tâm, hoặc thấy bố mẹ bực bội khi mình hỏi hay nói chuyện. Dần dần,sẽ hình thành tâm lý lười nói, sợ nói chuyện. Ví dụ: khi con kể về việc bạn ở lớp hay khóc , bố mẹ có thể hỏi lại rằng “Bạn hay khóc nhè là hư hay ngoan nhỉ ?”.
Kinh nghiệm cho mẹ : Bỏ túi kinh nghiệm chọn trò chơi cho bé
2.2. To tiếng, quát mắng không phải là cách để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Lớn giọng quát mắng và la hét là hành động khá sai lầm của người lớn do không thể kiềm chế được cảm xúc vào những lúc trẻ nhỏ không nghe lời. Thế nhưng, thay vì có thể khiến con tự nguyện hợp tác thì hành động này lại khiến cho con sợ hãi và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý còn non nớt của con.
Thay vì la mắng con, bố mẹ hãy cố gắng kiềm chế và sử dụng những hình thức cảnh cáo nhẹ nhàng, tâm lý hơn để thông qua đó dạy trẻ kỹ năng hợp tác về lâu dài. Bởi vì trẻ nhỏ cần được nuôi dạy trong một môi trường tích cực và lành mạnh để phát triển trí não khỏe mạnh, cũng như tránh được nguy cơ mắc những vấn đề tâm lý về sau.
2.3. Chủ động đưa ra những gợi ý cho con
Đôi khi con không chịu nghe lời bố mẹ và có những phản ứng thái quá . Bố mẹ cần bình tĩnh nhìn nhận vấn đề. Có thể là do khả năng kiểm soát vấn đề của bố mẹ chưa tốt. Hoặc cách làm của bố mẹ chưa đúng, khiến con khó chịu gây ra phản kháng.
Khi con muốn chơi đồ chơi, bố mẹ hãy đưa ra một vài món đồ cho con lựa chọn. Tuy nhiên hãy giới hạn trong khoảng 2 đến 3 món. Hay thay vì bắt con mặc quần áo bố mẹ chọn, hãy để con tự lựa đồ cho mình. Qua đó trẻ có thể định hình được sở thích như màu sắc, kiểu dáng…
Việc để con được lựa chọn sẽ giúp trẻ hào hứng vì được tôn trọng, được làm theo ý mình. Đồng thời khiến con thoải mái, hợp tác và giảm sự vòi vĩnh ở trẻ. Tuy nhiên, hãy đưa ra sự lựa chọn trong khuôn khổ và có giới hạn. Như vậy giúp bố mẹ tạo ra hạn mức vừa phải để kiểm soát được tình hình. Nếu trẻ vẫn đòi hỏi thêm những thứ khác ngoài những lựa chọn bố mẹ đã đưa ra thì hãy cố gắng kiên quyết nói không.
Để gần gũi con hơn : Những trò chơi sáng tạo mẹ có thể chơi cùng con
2.4. Dành nhiều sự quan tâm chú ý đến con cũng là cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con trẻ
Trong giai đoạn trưởng thành để đôi khi trẻ sẽ tìm mọi cách để thu hút sự chú ý của người lớn. Bố mẹ rất dễ để nhận thấy trẻ có biểu hiện này. Con có thể thường xuyên hành xử không đúng mực và có thể gây ra một chút phiền nhiễu. Ví dụ chạy nhảy ,tạo tiếng động to, la hét….
Cho dù bố mẹ bận rộn nhiều việc và không phải lúc nào cũng có thể chơi với con . Nhưng khi trẻ cần quan tâm, bố mẹ hãy tạm dừng cô việc một chút để lắng nghe, âu yếm con. Hoặc hãy nói con chờ một chút, nhưng nhớ cố gắng nhanh chóng và giữ lời hứa với con. Đôi khi thứ con cần có thể chỉ là một cái ôm đấy bố mẹ.
2.5. Thường xuyên âu yếm con
Người lớn chúng ta cũng thích được nhẹ nhàng âu yếm,. Trẻ con cũng vậy, con cần được nhận sự yêu thương từ người lớn. Vì vậy hãy luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay để âu yếm và ôm chặt con. Và ngay cả khi có những biểu hiện khiến bố mẹ chưa hài lòng lắm, nhưng đừng ngại ngần và nói: “Bố mẹ yêu con” nhé!
Hãy gần gũi với con : Kể chuyện cho bé
2.6. Cách rèn luyện kỹ năng cho trẻ – Dạy con hợp tác
Mọi thứ còn quá mới lạ với con trẻ, Con chưa có khả năng phân biệt đúng sai và hành xử đúng mực. Để có được những phẩm chất đó thì đều cần quá trình rèn luyện.
Bí quyết để dạy trẻ kỹ năng hợp tác đó chính là tạo cho trẻ cảm giác tự hào , Con sẽ vui vẻ khi được mọi người khen ngợi. Để luyện tập kỹ năng này, bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu con thực hiện những hành động đơn giản. Khen ngợi con mỗi khi con hoàn thành một nhiệm vụ đã được giao. Khi bố mẹ khen ngợi đúng cách sẽ giúp trẻ tự tin hơn . Đấy chính là cách có thêm động lực để cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
2.7. Trách phạt, kỷ luật con theo cách lành mạnh
Đòn roi hay quát mắng chưa bao giờ là cách dạy đúng đắn. Thay vì quát mắng, đánh đòn con thì bố mẹ hãy tìm hiểu và thử áp dụng các biện pháp kỷ luật lành mạnh không đòn roi phù hợp với con. Kỷ luật là điều cần thiết để uốn nắn cho con. Nhưng hãy lứng xử đúng mực, đồng thời giúp con bình tĩnh hơn.
2.8. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ bằng cách trở thành tấm gương cho con
Bố mẹ chính là tấm gương để các con học theo. Con luôn quan sát và làm theo những hành động, lời nói của bố mẹ. Từ đó con học được những điều mới và hình thành cách cư xử. Có thể đôi khi bố mẹ rất mệt mỏi nhưng hãy để mọi muộn phiền ngoài cách cửa. Đừng để con trẻ thấy những hành động không hay. Từ đó trẻ rèn luyện được kỹ năng giao tiếp cho mình. Học được cách điều chỉnh bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh
Đôi khi,vì nóng giận mà bố mẹ có thể nặng lời hay nói những điều không hay với con. Bé có thể học theo những câu nói ấy và giao tiếp với mọi người xung quanh giống như vậy. Hãy để ý đến hành động, lời nói của mình để con có thể noi gương và làm theo.
Chăm sóc trẻ tốt hơn : Cách chăm sóc trẻ biếng ăn
2.9. Khuyến khích trẻ cởi mở hơn trong giao tiếp
Trẻ con rất mong manh và chỉ thích những lời nói nhẹ nhàng. Bố mẹ hãy thường xuyên khuyến khích con để kích thích trí tò mò của trẻ. Hãy gợi ý để bé đưa ra nhiều câu hỏi hơn. Bố mẹ có thể nêu ra các vấn đề hay các sự kiện, đồ vật. Sau đó gợi mở một số câu hỏi để bé trả lời. Hãy trò chuyện với con như một người bạn, để con thấy thoải mái hơn.
2.10. Giúp trẻ biết những gì nên làm và không nên làm
Con không phải là người máy. Con có suy nghĩ và tâm tư riêng của mình. Vì vậy đừng bắt con phải làm những gì bố mẹ muốn. Bố mẹ chỉ nên hướng dẫn và giải thích cho con điều gì là tốt, điều gì là xấu. Để con tự nhận định, đánh giá về những việc nên làm và không nên làm.
Đây là một trong những cách cơ bản rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con trẻ. Để giúp bé phát triển khoẻ mạnh và tự tin trong cuộc sống bố mẹ hãy dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc con. Trở thành tấm gương để con học tập. Giúp con hình thành tính cách và hoàn thiện bản thân.