Trước hôn nhân, nhiều cặp vợ chồng chuẩn bị rất kỹ cho ngày trọng đại: chụp ảnh cưới, thiệp cưới, địa điểm cưới, tuần trăng mật,… Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua: khám sức khoẻ. Vậy tại sao phải khám sức khoẻ trước khi kết hôn? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu ngay sau đây các bạn nhé!
Mục lục
1. Khám sức khoẻ trước hôn nhân là gì?
Kiểm tra sức khoẻ trước hôn nhân được định nghĩa là những bước kiểm tra được tiến hành cho những cặp vợ chồng sắp cưới để xác định có bất kỳ tổn thương nào với các bệnh như:
- Các bệnh di truyền về máu như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm
- Các bệnh truyền nhiễm: viêm gan B, C hay HIV/ AIDS
2. Tại sao phải khám sức khoẻ trước khi kết hôn?
Có 2 lý do chính sau:
- Cung cấp cho các cặp đôi những thông tin về khả năng các bệnh có thể mắc. Từ đó đưa ra những lựa chọn/ giải pháp thay thế để cả hai luôn khoẻ mạnh.
- Kiểm tra sức khoẻ trước khi kết hôn cũng giúp vợ chồng cách chăm sóc lẫn nhau. Giả sử người chồng có xu hướng bị bệnh huyết áp cao, người vợ hoặc cả hai vợ chồng sẽ ý thức hơn về việc ăn uống lành mạnh sau đám cưới.
3. Khi nào là thời điểm thích hợp để tiến hành kiểm tra sức khoẻ trước hôn nhân?
Về cơ bản, khám sức khoẻ trước khi kết hôn có thể được thực hiện bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp là sáu tháng trước đám cưới.
4. Kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân là kiểm tra gì?
4.1. Xét nghiệm máu và phân tích huyết sắc tố
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra xem hai vợ chồng có bất thường gì về máu hay không. Ví dụ như bệnh thalassemia – tan máu bẩm sinh.
4.2. Xét nghiệm tốc độ lắng của hồng cầu – Erythrocyte Sedimentation Rate (ESR)
Xét nghiệm này giúp:
- Chẩn đoán bệnh và theo dõi điều kiện cụ thể. Ví dụ bệnh viêm mạch hệ thống, viêm khớp dạng thấp,…
- Phát hiện sự hiện diện của viên nhiễm gây ra bởi một hoặc nhiều điều kiện. Ví dụ: nhiễm trùng khối u hoặc các bệnh tự miễn
4.3. Kiểm tra và xét nghiệm nước tiểu
Mục đích: theo dõi chức năng thận và các bệnh có liên quan đến thận/ đường tiết niệu
4.4. Xét nghiệm nhóm máu và yếu tố Rhesus
Mục đích: Để biết khả năng nhóm máu của em bé.
4.5. Xét nghiệm đường huyết
Mục đích: Để theo dõi khả năng đái tháo đường.
4.6. Xét nghiệm HBsAG
Mục đích: Để biết khả năng viêm gan B.
4.7. Xét nghiệm VDLR/ RPR
Mục đích: để biết khả năng mắc bệnh giang mai
4.8. Xét nghiệm TORCH
Mục đích: Để phát hiện nhiễm trùng do ký sinh trùng Toxoplasma, vi rút Rubella, vi rút Cytomegalo (CMV), vi rút Herpes. Bởi chúng có thể gây dị tật cho thai nhi và trẻ sinh non.
Khám sức khoẻ trước khi kết hôn là việc quan trọng cần làm đối với mỗi cặp đôi. Bởi sức khoẻ của cả hai có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống hôn nhân, khả năng sinh sản. Hi vọng thông qua bài viết này giúp các bạn có thêm lời khuyên hữu ích để có cuộc sống khoẻ mạnh hơn.