Với những ai lần đầu làm mẹ, gần đến ngày sinh các mẹ khá lo lắng và bỡ ngỡ không biết mình sẽ gặp những dấu hiệu sắp sinh nào. Liệu có đúng đến ngày dự sinh thì những dấu hiệu này mới có? Hay có trước đó vài ngày, vài tuần? Để các mẹ chủ động nhận biết những dấu hiệu sắp sinh chuẩn cũng như chuẩn bị cho cuộc vượt cạn thành công, Góc của mẹ đã tổng hợp 10 dấu hiệu sau. Đọc ngay bài viết này các mẹ nhé!
Mục lục
1. Chuyển dạ là gì?
Chuyển dạ là quá trình sinh nở bắt đầu bằng các cơn co tử cung và kết thúc bằng việc em bé được sinh ra.
1.1. Dấu hiệu trước khi chuyển dạ – xuất hiện khoảng một vài tuần
1.1.1. Thai nhi di chuyển xuống phía dưới trong phần khung chậu
Với những mẹ sinh lần đầu, em bé có thể di chuyển dần xuống phía dưới trong phần khung chậu để chuẩn bị chui ra ngoài. Hay các mẹ có thể thấy bụng bầu tụt xuống/ sa xuống. Điều này xảy ra vào khoảng một vài tuần (2-4 tuần) trước khi bắt đầu chuyển dạ.
1.1.2. Cổ tử cung giãn ra
Để chuẩn bị sinh, cổ tử cung bắt đầu giãn mở ra trong vài ngày hoặc vài tuần trước khi sinh. Khi đi khám thai hoặc siêu âm thai, bác sĩ cũng có thể kiểm tra và theo dõi được sự giãn nở của cổ tử cung. Trước khi chuyển dạ, cổ tử cung dài khoảng 3,5 – 4cm. Khi nó giãn hoàn toàn cho quá trình chuyển dạ là khoảng 10 cm. Khi chuyển dạ bắt đầu, các cơn co thắt giúp mở cổ tung.
1.1.3. Chuột rút và đau lưng nhiều hơn
Các mẹ có thể thấy chuột rút và đau lưng phần dưới nhiều hơn khi chuyển dạ gần kề. Các cơ và khớp đang căng ra để các mẹ chuẩn bị vượt cạn.
1.1.4. Các khớp cảm giác “lỏng lẻo” hơn
Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin làm dây chằng lỏng hơn so với thông thường. Trước khi chuyển dạ, các mẹ có thể cảm thấy các khớp khắp cơ thể “lỏng lẻo” hơn, thư giãn hơn. Đây là cách tự nhiên giúp mở xương chậu để em bé chui ra ngoài.
1.1.5. Bị tiêu chảy
Giống như các cơ trong tử cung đang thư giãn để chuẩn bị cho việc sinh nở, các cơ khác trong cơ thể cũng vậy. Bao gồm cả các cơ trong trực tràng. Và điều này có thể dẫn đến tiêu chảy. Triệu chứng chuyển dạ nhỏ này bạn có thể gặp phải vào những thời điểm khác trong thai kỳ. Mặc dù khó chịu, nhưng nó hoàn toàn bình thường các mẹ nhé.
1.1.6. Ngừng tăng cân hoặc giảm cân
Tăng cân thường giảm dần vào cuối thai kỳ. Một số mẹ bầu thậm chí còn giảm một vài cân. Điều này là bình thường và sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng khi sinh của bé.
1.1.7. Có bản năng làm tổ
Đây là lúc các mẹ muốn sắp xếp mọi thứ trong nhà để sẵn sàng cho sự chào đời của em bé. Các mẹ có thể muốn nấu ăn hoặc chuẩn bị quần áo cho em bé. Các mẹ nhớ đừng làm quá sức nhé, cần giữ sức để chuyển dạ và sinh.
1.2. Dấu hiệu chuyển dạ sớm – xuất hiện khoảng một vài giờ/ vài ngày
1.2.1. Có dịch nhầy màu nâu hoặc hơi đỏ
Trong những ngày trước khi chuyển dạ, các mẹ có thể sẽ thấy dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều hơn, đặc hơn. Bởi nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung, ngăn ngừa viêm nhiễm sẽ bong ra trong tử cung. Nút nhầy bong ra có thể lẫn một chút máu. Dấu hiệu sắp sinh này thường được gọi là “máu báo sắp sinh”.
1.2.2. Các cơn co thắt mạnh hơn, thường xuyên hơn
Các cơn co thắt là một dấu hiệu sớm của chuyển dạ. Các mẹ có thể từng trải nghiệm các cơn co thắt Braxton Hicks (chuyển dạ giả) trong nhiều tuần và thậm chí vài tháng trước khi sinh. Mẹ sẽ cảm thấy như các cơ trong tử cung đang thắt chặt lại để chuẩn bị cho thời điểm quan trọng: đẩy em bé ra. Những cơn co thắt sẽ khiến mẹ cảm thấy khá đau điếng, nhưng có những cách giảm đau tự nhiên khi chuyển dạ mẹ có thể áp dụng.
Đây là dấu hiệu sắp sinh mà hầu hết các mẹ bầu đều trải qua. Thời gian vỡ ối của mỗi mẹ là khác nhau. Sự chuyển dạ có thể kéo dài vài giờ trước khi sinh.
2. Lúc nào nên gọi bác sĩ khi có dấu hiệu sắp sinh?
Nếu các mẹ thấy các cơn co thắt trở nên nhất quán, đau hơn, lâu hơn (kéo dài khoảng 30 – 70 giây) thì nên gọi bác sĩ/ chuẩn bị vào viện để sinh. Với những mẹ bầu nghĩ rằng có thể đang chuyển dạ nhưng không chắc chắn, hãy gọi điện thoại trước cho bác sĩ.
Các mẹ phải gọi bác sĩ/ vào viện ngay nếu:
- Chảy máu bất thường: máu đỏ tươi, không phải ra dịch nhầy màu nâu/ hồng
- Vỡ nước ối. Đặc biệt nước ối trông có màu xanh/ nâu. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy có phân su của bé. Nó có thể nguy hiểm nếu bé ăn phải trong khi sinh.
- Mẹ bầu thấy hoa mắt, nhức đầu dữ dội hoặc sưng phù đột ngột. Đây đều có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Đặc trưng bởi huyết áp cao do mang thai.
Sinh non là gì?
Sinh non là quá trình chuyển dạ bắt đầu quá sớm, trước tuần 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non (sinh trước tuần 37 tuần) có thể gặp vấn đề về sức khỏe khi sinh và sau này trong cuộc đời. Nếu mẹ bầu chưa đến tuần thứ 37 và có dấu hiệu hoặc triệu chứng chuyển dạ sinh non, hãy gọi điện/ đến ngay bệnh viện nhé.
Nguồn tham khảo
What to Expect When You’re Expecting, 5th Edition, Heidi Murkoff and Sharon Mazel.
WhatToExpect.com, Giving Birth by Vaginal Delivery, March 2017.
WhatToExpect.com, Childbirth Stage One: The Three Phases of Labor, March 2019.
American College of Obstetricians and Gynecologists, How to Tell When Labor Begins, May 2011.
National Institutes of Health, When Does Labor Usually Start?, July 2013.
Mayo Clinic, Signs of Labor: Know What to Expect, June 2016.