Đau đẻ là hiện tượng sinh lý bình thường của tất cả mẹ bầu trước khi em bé chào đời. Có thể nói đau đẻ chính là cơn đau dữ dội nhất trong suốt quá trình mẹ mang thai. Vậy cảm giác đau đẻ như thế nào? Liệu có cách nào khắc phục các cơn đau đẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Mục lục
1. Cảm giác đau đẻ như thế nào?
Đau bụng đẻ như thế nào? Để nắm rõ mô tả cơn đau đẻ một cách rõ ràng, thì các cơn đau đẻ sẽ bắt đầu từ những cơn co thắt tử cung trong giai đoạn đầu chuyển dạ. Sau đó cơn đau sẽ tiếp tục kéo dài đến khi thai nhi được đẩy ra ngoài. Các cơn đau đẻ sẽ xuất hiện theo chu kỳ với tần suất và cường độ tăng theo thời gian. Thời gian của các cơn đau diễn ra cũng được kéo dài hơn. Nếu lúc bắt đầu các cơn đau chỉ kéo dài 15 – 20 giây thì sau này có thể tăng đến 35 – 45 giây cho từng cơn đau thắt.
Trong quá trình chuyển dạ, các cơn đau đẻ sẽ bắt đầu từ giai đoạn 1 xóa mở cổ tử cung. Để cổ tử cung có thể xóa mở hoàn toàn, mẹ phải chịu đựng các cơn co thắt tử cung rất mạnh mẽ. Khi cổ tử cung đã mở hết, mẹ sẽ bước vào giai đoạn 2. Đây là giai đoạn rặn sinh bé ra. Các cơn đau đẻ lúc này sẽ càng trở nên dữ dội và kết hợp với sức rặn của mẹ, em bé sẽ được đẩy ra ngoài.
Đặc biệt, khi nằm lên bàn sinh, mẹ sẽ được nằm trong tư thế ngửa. Tư thế này khiến cho đầu của bé sẽ gây sức nặng lên vùng chậu, khiến cho các cơn đau đẻ càng thêm gay gắt.
Nhưng kết quả của cơn đau ám ảnh này chính là sự chào đời của một thiên thần. Khi nghe thấy tiếng khóc đầu đời của con, mẹ sẽ cảm thấy mọi cơn đau kia đều xứng đáng.
2. Quá trình chuyển dạ
Sau khi rõ đau bụng đẻ như thế nào, hẳn mẹ rất muốn biết cách giảm đi những cơn đau đúng không? Nếu muốn khắc phục cơn đau đẻ hiệu quả nhất thì mẹ nên nắm rõ quá trình chuyển dạ diễn ra như thế nào. Chuẩn bị cho bản thân một tâm lý vững vàng và sẵn sàng vượt qua nhé!
2.1. Dấu hiệu báo chuyển dạ sớm
Việc đầu tiên mà mẹ cần nắm để chuẩn bị tâm lý đó là các giai đoạn chuyển dạ. Thật ra trước khi sinh vài ngày đến vài tuần, một số mẹ bầu đã có thể cảm nhận được một số dấu hiệu báo chuyển dạ sớm như:
- Thấy bụng “sụt” xuống: có nghĩa là em bé đã bắt đầu nằm ổn định, đầu áp vào khung chậu mẹ chuẩn bị sinh.
- Ra nhớt hồng âm đạo: thực chất đây là chất nhầy cổ tử cung. Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung mở ra, lớp chất nhầy này sẽ bị bong và trôi ra ngoài. Mẹ lưu ý là lớp nhầy này chỉ có màu hồng thôi hay ít nâu sậm thôi nhé. Nếu ra máu đỏ tươi mẹ nên đi khám ngay tại bệnh viện gần nhất nhé
- Cơn đau do gò tử cung: Những tháng cuối thai kỳ sẽ xuất hiện những cơn đau do tử cung gò gọi là cơn gò “chuyển dạ giả”. Những cơn gò này có đặc điểm không đều, hiếm khi nào gây đau dữ dội. Đây có thể được xem như giai đoạn “tập dợt” của tử cung trước khi tham chiến thực sự. Tuy nhiên nếu cơn gò trở nên đều đặn, lặp đi lặp lại và tăng dần về cường độ và tần số thì có thể đây là dấu hiệu chuyển dạ thật sự rồi đấy!
- Một số dấu hiệu khác như đau lưng, tiêu chảy.
2.2. Các giai đoạn chuyển dạ
2.2.1. Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 là giai đoạn cổ tử cung mở dần nhờ cơn gò tử cung. Giai đoạn này được chia ra thành giai đoạn tiềm thời và giai đoạn hoạt động.
Giai đoạn tiềm thời: trong giai đoạn cổ tử cung mở dần với đường kính lỗ mở từ 0 đến 4cm. Cơn gò còn thưa và nhẹ, tần suất 5- 30 phút/ cơn, kéo dài 30-45 s, gò đều đặn, tăng dần về cường độ và tần số, đau tăng dần. Đối với người con so thì giai đoạn này có thể khá dài trên 12h. Đối với người con rạ thì chỉ khoảng 2-10h. Tại một số bệnh viện, ở giai đoạn này bạn sẽ nằm ở phòng chờ sinh.
Giai đoạn hoạt động: giai đoạn này được đánh dấu bởi cổ tử cung đã mở trên 4cm. Các cơn gò trở nên mạnh mẽ hơn và gây đau nhiều hơn. Tần suất cơn gò 3-5 phút/ cơn, kéo dài 60-90s. Giai đoạn này kéo dài khoảng 1-5h. Nếu trước đó đang nằm ở phòng chờ sinh thì bạn sẽ được đưa vào phòng sinh.
2.2.2. Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 là giai đoạn mẹ rặn sinh em bé. Dưới tác dụng của cơn gò tử cung và sức rặn của mẹ, em bé sẽ đi qua khung chậu, tầng sinh môn của mẹ và sổ ra ngoài.
2.2.3. Giai đoạn 3
Giai đoạn 3 là giai đoạn bánh nhau sổ ra ngoài. Việc may vá vùng kín cũng sẽ được thực hiện sau giai đoạn này.
3. Khắc phục cơn đau đẻ bằng cách hít thở và rặn đẻ đúng chuẩn
Một trong những cách hiệu quả để giảm nhanh và kết thúc sớm các cơn đau đẻ là cách hít thở và rặn đẻ đúng trong suốt quá trình chuyển dạ.
3.1. Cách hít thở đúng
Đau đẻ như thế nào? Ít nhiều mẹ cũng có thể tự chuẩn bị tâm lý cho các cơn đau dữ dội đến gây gắt. Khi các cơn đau diễn ra, mẹ cần giữ bình tĩnh và tập trung vào cách hít thở.
Khi các cơn đau chuyển dạ xuất hiện, mẹ hãy tập thở thật nhanh bằng cách hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Các cơn co thắt có cường độ càng cao thì mẹ cần thở nhanh và nông hơn để cung cấp đủ không khí. Cách thở này cũng giúp mẹ tăng thêm sức để rặn sinh bé. Sau khi các cơn đau qua đi, mẹ hãy thả lỏng cơ thể, thở chậm và sâu hơn để dưỡng sức cho các cơn đau sau.
Việc tập trung vào hơi thể để hít thở đều đặn sẽ giúp mẹ làm dịu cơn đau và cơ thể được thư giãn. Thay vì la hét vì các cơn đau quá sức khiến mẹ mất sức, mẹ hãy tập hít thở đúng cách để cải thiện các cơn đau đẻ cũng như sức rặn mẹ nhé.
3.2. Cách rặn đẻ đúng
Đau đẻ là cảm giác mà không ai muốn kéo dài. Vì thể, để kết thúc nhanh các cơn đau đẻ và thành công vượt cạn mẹ cần nắm vững cách rặn đẻ đúng. Cách rặn đẻ đúng vừa giúp mẹ tiết kiệm sức vừa giúp ngăn ngừa tình trạng bé bị ngạt khí.
Khi bước vào giai đoạn 2 và nằm lên bàn sinh mẹ sẽ chỉ bắt đầu rặn khi các cơn đau đẻ xuất hiện. Bởi lực dặn của mẹ và các cơn co thắt bụng và tử cung kết hợp mới có thể giúp đẩy bé ra thuận lợi nhất. Do đó, mẹ chỉ rặn khi các cơn đau đến và giữ sức khi các cơn đau qua đi. Khi rặn mẹ hít một hơi thật sâu và dồn tất cả lực để rặn.
Tránh la hét hay phát ra âm thanh để có thể tập trung dồn hết khí xuống bụng dưới giúp đẩy bé ra ngoài. Mẹ không cần rặn quá nhiều khi không cần thiết sẽ khiến mất sức cho các lần rặn sau. Đau đẻ như thế nào và ai cũng muốn được chấm dứt nó sớm nhất. Việc rặn đẻ đúng cách sẽ giúp mẹ giải quyết được các cơn đau ám ảnh này.
3.3. Một số cách khác để giảm các cơn đau đẻ
Đau đẻ như thế nào và cách khắc phục ra sao là điều mẹ bầu nào cũng thắc mắc. Mẹ có thể tham khảo một số biện pháp đơn giản dưới đây để làm dịu cơn đau:
- Massage tay và lưng.
- Di chuyển xung quanh hoặc thay đổi vị trí.
- Chườm ấm ở vùng lưng.
- Nghe nhạc thư giãn.
- Luôn có người bên cạnh để khích lệ và trấn an tinh thần.
Khi mẹ không thể kiểm soát được các cơn đau đẻ. Chúng trở nên quá dữ dội và ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác, bác sĩ sẽ dùng đến thuốc để hỗ trợ mẹ. Mẹ có thể tham khảo các biện pháp can thiệp của bác sĩ tại đây.
4. Biểu hiện nguy hiểm khi mẹ đau đẻ
Khi nhận thấy các biểu hiện sau mẹ cần nhập viện theo dõi ngay:
- Trong giai đoạn 1 của chuyển dạ, các cơn đau xuất hiện quá dữ dội khiến mẹ không chịu được. Bụng cũng trở nên căng cứng. Đây có thể là tình trạng nhau bong non. Đối tượng thường gặp là mẹ bị cao huyết áp, vừa bị té ngã hoặc tiền sản giật.
- Vỡ nước ối sớm dù không bị đau bụng. Khi nhận thấy bất thường ở nước ối dù mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ cũng hãy đưa mẹ đến bệnh viện sớm nhất.
- Dịch âm đạo có màu đỏ tươi hoặc vón cục cũng hãy đưa mẹ nhập viện ngay.
Cơn đau chuyển dạ là cảm giác không mẹ bầu nào tránh né được. Nhưng vẫn có biện pháp khắc phục các cơn đau đẻ ấy. Do đó, mẹ không cần quá sợ lo sợ cảm giác đau đẻ như thế nào khi bước vào giai đoạn chuyển dạ. Vì khi đến giai đoạn này là lúc mẹ đã rất gần để được gặp mặt thiên thần của mình. Giữ bình tĩnh và tin tưởng vào bản thân mẹ nhé. Sự bình tình và chuẩn bị cho bản thân một tâm lý vững vàng sẽ giúp mẹ vượt qua cơn đau một cách dễ dàng nhất.
Mẹ có thể quan tâm đến các bài viết dưới đây:
Uống lá tía tô trước khi sinh có thực sự tốt cho mẹ bầu không?
Những thứ cần mua cho trẻ sơ sinh – Đầy đủ từ A đến Z cho bé yêu