Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Đau đầu sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa trị

Rất nhiều Mẹ mắc chứng đau đầu sau sinh. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lẫn tinh thần của Mẹ. Vậy nguyên nhân của chứng đau đầu này do đâu và cách trị như thế nào?

1. Nguyên nhân dẫn đến đau đầu sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ nữ đau đầu sau sinh. Nhưng dưới đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. 

1.1 Do tinh thần căng thẳng, stress

Stress là nguyên nhân khiến tình trạng đau đầu trở nên trầm trọng
Stress là nguyên nhân khiến tình trạng đau đầu trở nên trầm trọng

Căng thẳng là tâm lý chung của phụ nữ sau sinh, nó cũng là nguyên nhân khiến các Mẹ bị đau đầu. Đặc biệt hay xảy ra với những Mẹ sinh con đầu lòng, chưa có kinh nghiệm.

Ngoài ra, tình trạng mất ngủ dài để chăm bé cùng với việc thay đổi hormone sau sinh khiến sức khỏe các Mẹ bị giảm sút. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất dễ gây ra trầm cảm sau sinh.

1.2 Do ứ đọng huyết động

Ứ đọng huyết động là tình trạng ứ đọng sản dịch lại trong cơ thể rất dễ gặp ở phụ nữ sau sinh. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra đau đầu, co quắp chân tay. Thậm chí, nó còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn nữa với sức khỏe của Mẹ.

1.3 Thiếu máu

Thiếu máu sau sinh cũng là nguyên nhân khiến Mẹ bị đau đầu
Thiếu máu sau sinh cũng là nguyên nhân khiến Mẹ bị đau đầu

Quá trình mang thai và sinh con làm các tế bào ở niêm mạc tử cung bị bong tróc. Điều này dẫn đến việc cơ thể người phụ nữ bị mất một lượng máu lớn. Thiếu máu lưu thông tuần hoàn trong cơ thể chính là nguyên nhân của các cơn đau đầu sau sinh.

1.4 Do chịu tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của thuốc gây tê ngoài màng cứng mà các Mẹ được tiêm lúc sinh mổ cũng là một nguyên nhân phổ biến. Tùy vào cơ địa từng người mà cơn đau này sẽ kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Còn nếu lâu hơn thì có thể kéo dài đến 1 tuần mới có dấu hiệu giảm. 

2. Có những dạng đau đầu sau sinh nào?

Đau đầu sau sinh được giới chuyên môn chia làm nhiều dạng, mỗi dạng lại có những triệu chứng bệnh riêng.

2.1 Đau đầu căng thẳng

Với đau đầu dạng này, người mẹ sẽ gặp phải các cơn đau ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Nó có thể đau ở nhiều vùng trên cơ thể như vùng cổ rồi lan đến toàn bộ vùng đầu. Những cơn đau này sẽ kéo dài trong khoảng nửa tiếng hoặc lâu hơn mỗi đợt. 

2.2 Đau nửa đầu

Đau nửa đầu là dạng đau khá phổ biến
Đau nửa đầu là dạng đau khá phổ biến

Đây là dạng đau đầu có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên đầu. Kèm theo đó là một số triệu chứng như buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. Thậm chí, những cơn đau ở dạng này còn có thể khiến Mẹ bị rối loạn thị giác.

2.3 Tiền sản giật sau sinh

Đây là dạng đau đầu do việc thừa protein trong nước tiểu của người mẹ sau khi sinh. Người mẹ phải đối mặt với các cơn đau đầu dữ dội. Không chỉ vậy, các Mẹ còn cảm thấy buồn nôn, giảm tần suất đi tiểu hoặc thị lực thay đổi. Cơn nhức đầu thường xuất hiện ở cả hai bên đầu và nó càng trở nên tệ hơn khi vận động mạnh.

2.4 Máu tụ dưới màng cứng

Đây là dạng do một trong những tác dụng phụ của thuốc gây tê khi sinh mổ gây ra. Việc bị tụ máu dưới màng cứng khiến các mẹ đau đầu dữ dội trong vòng 72 giờ sau ca phẫu thuật. Và nó càng trở nên dữ dội hơn ngay cả khi Mẹ vận động nhẹ như ngồi xuống hoặc đứng thẳng.

Ngoài ra, Mẹ bỉm cũng có thể gặp phải một số triệu chứng kèm theo như nôn, cứng cổ, thay đổi thính giác và thị giác.

3. Cách chữa trị đau đầu sau sinh hiệu quả

Để làm giảm các triệu chứng của đau đầu sau sinh, các mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây.

3.1 Nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc

Ngủ một giấc là cách làm giảm cơn đau đầu hiệu quả
Ngủ một giấc là cách làm giảm cơn đau đầu hiệu quả

Theo ghi nhận từ các cuộc khảo sát thì việc nằm xuống sẽ giúp làm giảm đáng kể triệu chứng các cơn đau đầu. Do vậy, khi cơn đau đầu bắt đầu xuất hiện, chị em nên nằm xuống giường nghỉ ngơi. Mẹ nên chọn một không gian yên tĩnh và hạn chế ánh sáng trong phòng.

3.2 Chườm nóng để giảm đau đầu sau sinh mổ

Đây là một biện pháp cực hiệu quả đem lại công dụng giảm đau đầu đã được nhiều bà mẹ chia sẻ. Việc sử dụng túi chườm nóng chườm trực tiếp sẽ giúp làm dịu cơn đau đầu. Mẹ có thể chườm lên vùng cổ hoặc hai bên thái dương.

3.3 Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng là một cách làm giảm đau đầu hiệu quả
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng là một cách làm giảm đau đầu hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng là một trong những điều mà các mẹ cần phải đặc biệt lưu ý sau khi sinh. Một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất sẽ bổ sung lại năng lượng bị mất khi sinh con.

Phụ nữ sau sinh nên ăn ít nhưng ăn thành nhiều bữa trong ngày. Trong đó cần bao gồm các loại thực phẩm lành mạnh có nhiều chất vitamin, khoáng chất,…

Xem thêm: Dinh dưỡng sau sinh mổ để mẹ nhanh lấy lại sức

Xem thêm: Sau khi sinh mổ mẹ nên bổ sung 06 loại thực phẩm này

3.4 Dùng thuốc giảm đau để trị đau đầu sau sinh mổ

Nếu Mẹ áp dụng những cách trên nhưng vẫn không hiệu quả thì Mẹ nên đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt. Bác sỹ sẽ kiểm tra, chuẩn đoán và cho Mẹ chỉ dẫn phù hợp nhất với tình trạng.

Các mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Bác sĩ sẽ biết loại thuốc nào phù hợp với phụ nữ đang cho con bú. Với trường hợp nặng hơn thì bác sỹ có thể xem xét việc phẫu thuật nếu cần thiết.

Hy vọng, bài viết này đã cung cấp đầy đủ những thông tin Mẹ cần về tình trạng đau đầu sau sinh. Sự chăm sóc sau sinh là vô cùng quan trọng, các Mẹ cần lưu ý để có tình trạng sức khỏe tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

https://www.mamanatural.com/momlife/health-beauty/

https://midwifeandlife.com/pregnancyandbirth/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Đau đầu sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa trị”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Nhiều người mách mẹ bỉm nên thêm tim lợn vào thực đơn để bổ sung dồi dào dinh dưỡng, nào thịt gà, thịt bò, cá hồi, chân giò…. Nhà đang có sẵn món tim lợn nhưng cơ thể sau sinh còn nhạy cảm nên mẹ băn khoăn không biết bà đẻ có được ăn tim […]
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
Mẹ mới sinh mổ xong, bụng vẫn to như lúc mang thai, vết mổ lớn cũng làm mẹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp lấy lại vóc dáng phù hợp. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu […]
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
Mẹ bị sốt ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa nên muốn tìm cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khoa học để mau chóng khỏe lại, con yêu được ti thỏa thích mà không lo ngại gì. Đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ cung […]
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Nghe nhiều người “mách nước” ăn rau má giúp thanh lọc cơ thể, dưỡng da tốt nhưng không biết sau sinh ăn rau má được không, muốn tìm hiểu kỹ càng rồi mới ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây sẽ […]
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Vậy là sau những tháng ngày đợi chờ mẹ cũng đã được bồng bế con yêu trên tay, nhưng chưa cảm nhận hết được sự thiêng liêng đó thì cơn đau đã kéo đến tìm mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục sau quá trình sinh mổ, phụ nữ thường phải đối mặt với […]
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Mẹ vừa sinh em bé, nghe mọi người “mách” uống nước dừa tươi giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da và về dáng nhanh nên muốn bổ sung vào thực đơn của mình. Thế nhưng mẹ vẫn băn khoăn, muốn tìm hiểu rõ phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không và cách uống […]
Giỏ hàng 0