Đau bụng đẻ là trải nghiệm không mấy dễ dàng cho các mẹ bầu. Do đó, luôn có các biện pháp giúp mẹ khắc phục và làm dịu các cơn đau đẻ ấy. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho mẹ tất tần tật các phương pháp giảm đau cho mẹ trong suốt quá trình chuyển dạ.
Mục lục
1. Đặc điểm của các cơn đau bụng đẻ
Các cơn đau đẻ xuất hiện khi mẹ bước vào giai đoạn chuyển dạ và kéo dài đến khi sinh bé ra. Các cơn đau đẻ thật sự sẽ diễn ra theo chu kỳ và sẽ tăng dần theo thời gian. Các cơn đau đẻ gây cho mẹ rất nhiều khó khăn để chấp nhận nhưng vẫn ở mức độ mà mẹ bầu có thể chịu đựng được.
Trung bình trong một quá trình chuyển dạ bình thường, mẹ sẽ chịu từ 70 -180 cơn co thắt tử cung. Số lượng các cơn đau sẽ còn phụ thuộc vào số lần mẹ đã sinh, sức khỏe tử cung và tình trạng sinh khó hay dễ.
2. Các cách giảm đau bụng đẻ tự nhiên
Các cơn đau chuyển dạ luôn khiến mẹ mệt mỏi và đau đớn. Vì vậy, vẫn có một số biện pháp giúp mẹ giảm đau trong quá trình chuyển dạ. Dưới đây là các biện pháp phổ biến được nhiều bà bầu áp dụng khi đau đẻ:
- Loại bỏ tâm lý sợ hãi, lo lắng. Mẹ hãy cố gắng thư giãn và giữ bình tĩnh khi đối diện với các cơn đau.
- Hít thở đúng cách luôn là cách hiệu quả để ổn định tâm lý và cơ thể. Hít vô bằng mũi thở ra bằng miệng khi các cơn đau xuất hiện.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
- Tập thể dục như thiền, yoga… khi đang mang thai để rèn luyện sức khỏe. Đồng thời, việc luyện tập thể dục thường xuyên khi mang thai còn giúp các cơn đau chuyển dạ diễn ra nhẹ nhàng hơn.
- Luôn có người bên cạnh mẹ trong quá trình chuyển dạ để hỗ trợ và chăm sóc mẹ.
- Thả lỏng tinh thần và dùng trí tưởng tượng có mục tiêu để khích lệ bản thân.
- Áp dụng các tư thế giúp giảm đau đẻ cho mẹ bầu.
3. Phương pháp giảm đau gây tê ngoài màng cứng
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp phổ biến nhất được nhiều mẹ bầu sử dụng để giảm cơn đau bụng đẻ. Đây là kỹ thuật hiệu quả được hỗ trợ trong cả trường hợp sinh thường và sinh mổ.
Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê vào trong khoang ngoài màng cứng ở vùng lưng của mẹ thông qua một dây truyền nhỏ. Thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau 10 – 15 phút giúp mẹ giảm đau trong quá trình chuyển dạ. Sau khi mẹ sinh bé xong, bác sĩ sẽ rút dây truyền kia trên lưng mẹ ra. Tác dụng của thuốc sẽ kéo dài trong 45 – 70 phút. Đối với các trường hợp sinh đẻ khá lâu, mẹ phải tiêm lại thuốc tê khi thuốc hết tác dụng.
Mẹ vẫn luôn tỉnh táo trong suốt quá trình tiêm thuốc gây tê. Các cơn đau đã được kiểm soát và giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, mẹ vẫn cảm nhận được các cơn gò khi xuất hiện để kết hợp rặn đẻ đẩy thai nhi ra như bình thường.
Bác sĩ thường sẽ thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng khi tử cung của mẹ đã mở được 4 – 5 cm.
4. Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi
Gây tê ngoài màng cứng sẽ có một vài tác dụng phụ ảnh hưởng đến mẹ như:
- Hạ huyết áp.
- Choáng váng, buồn nôn.
- Nặng nề chân và khó di chuyển.
- Nhiễm trùng, tụ máu ngoài màng cứng. Tuy nhiên, đây là biến chứng nặng và có tỷ lệ xảy ra rất thấp.
Đối với thai nhi thì thuốc gây tê ngoài màng cứng không ảnh hưởng nguy hiểm gì cho bé. Đây chỉ là phương pháp giúp ngăn chặn và giảm thiểu các cơn đau bụng đẻ cho mẹ, không gây hại gì cho sức khỏe của thai nhi.
5. Một số phương pháp giảm đau khác từ bác sĩ
Ngoài biện pháp gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp giảm đau bụng đẻ khác như:
- Gây tê tủy sống: Đây là biện pháp được áp dụng trong sinh mổ. Thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào dịch não tủy và có tác dụng ngay sau 5 phút. Thân dưới của mẹ sẽ bất động và chỉ cảm nhận được cơn đau khi thuốc đã hết. Tác dụng phụ: buồn nôn, tụt huyết ám, nhiễm, đau lưng…
- Gây tê âm đạo: Phương pháp này giúp vùng âm đạo của mẹ không thấy đau khi sổ thai ra ngoài. Nhưng mẹ vẫn có thể cảm nhận được các cơn đau chuyển dạ. Đây là phương pháp mà bác sẽ phải sử dụng dụng cụ hỗ trợ đẻ để đưa bé ra ngoài.
- Giảm đau bằng đường tĩnh mạch: Phương pháp này thường không được khuyến khích sử dụng. Bởi các nhóm thuốc giảm đau sẽ chỉ làm dịu cơn đau và gây buồn ngủ cho mẹ và bé. Dẫn đến mẹ khó khăn khi rặn đẻ, bé cần được hỗ trợ ngay sau khi sinh.
Kết bài
Gây tê ngoài màng cứng được cho là kỹ thuật được nhiều mẹ áp dụng khi sanh nỡ để giảm đau. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại các biện pháp giảm đau khác theo như trên bài. Bác sĩ cân nhắc với tình hình thể trạng của từng mẹ để có biện pháp phù hợp nhất. Vì các phương pháp này đều tồn tại ưu nhược điểm nhất định. Khi mẹ bầu không thể chịu được các cơn đau bụng đẻ quá dữ dội, bác sĩ sẽ can thiệp giảm đau bằng phương pháp khác.