Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh là câu thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ bầu. Sau khi trải qua loạt cơn chuyển dạ giả, mẹ bầu luôn lo lắng không biết bao giờ mình sẽ sinh thật. Làm thế nào để phân biệt đâu là chuyển dạ thật và đâu là chuyển dạ giả. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
1. Chuyển dạ giả tiền sinh là gì?
Để biết được chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu. Các mẹ cần hiểu rõ quá trình chuyển dạ của bản thân. Chuyển dạ giả là gì và vì sao lại có hiện tượng này trên cơ thể mẹ bầu.
Chuyển dạ giả là hiện tượng không hiếm gặp trên cơ thể mẹ ở giai đoạn cuối thai kỳ. Chuyển dạ giả sẽ đến cùng với những cơn co sinh lý giả làm mẹ lầm tưởng là mình sắp sinh đến nơi rồi. Tuy nhiên đi khác thì cổ tử cung các mẹ vẫn nằm yên mà không hề giãn nở.
Thực tế, nhiều mẹ mang thai lần đầu khi gặp những cơn co sinh lý giả đau đớn đều nghĩ rằng họ sắp sinh. Tuy nhiên, đó là do mẹ chưa trải qua cơn “đau đẻ” thực sự. Chuyển dạ giả là quá trình cơ thể mẹ trải qua, để sẵn sàng cho lần chuyển dạ thật sắp tới. Do đó, các mẹ đừng quá lo lắng, chỉ cần nắm vững kiến thức và hiểu rõ cơ thể mình là mẹ bầu có thể làm chủ được.
Chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh? Thông thường sẽ là sau khoảng 1 đến 2 tuần thì mẹ sinh. Trong khoảng thời gian này, mẹ bầu còn có thể cảm nhận được sự tụt xuống của thai nhi, cảm giác như sắp ra ngoài. Tuy nhiên, đây thực chất là quá trình di chuyển của thai nhi để tạo áp lực cho cổ tử cung mở nhanh hơn. Ít nhất cũng phải sau 1 tuần nữa thì mới chuyển dạ thật.
2. Biểu hiện của chuyển dạ thật
Dấu hiệu chuyển dạ đặc trưng bởi các biểu hiện mẹ dễ nhận biết bao gồm: Ra thăm/nhầy hồng âm đạo, ra nước âm đạo và đau bụng cơn tăng dần. Đây cũng chính là lý do khiến mẹ dến cơ sở y tế để kiểm tra.
2.1.Ra thăm hồng âm đạo
Thăm hồng âm đạo bản chất là nút nhầy cổ tử cung đã thoát ra. Chất nhầy này tăng dần ở cổ tử cung vào cuối thai kì. Sự xuất hiện của nhầy hồng âm đạo báo hiệu cuộc chuyển dạ khi có sự xóa, mở cổ tử cung.
2.2.Rỉ nước âm đạo
Nếu mẹ thấy có rỉ nước hoặc chảy nước từ âm đạo, rất có thể ối bị rỉ hoặc ối đã vỡ. Trong nước ối có thành phần là chất prostagladin, có vai trò cơ bản trong khởi phát chuyển dạ. Do đó sau khi ối vỡ, chuyển dạ thường khởi phát và tiến triển rất nhanh. Có thể mẹ nhầm nước ối là nước tiểu, tuy nhiên vào những ngày cuối thai kì, đây là dấu hiệu quan trọng mẹ không nên bỏ qua. Cần đến ngay bệnh viện hay trung tâm sản khoa để khám, theo dõi.
2.3.Đau bụng từng cơn tăng dần
Các cơn đau bụng tăng dần đặc trưng cho dấu hiệu của chuyển dạ. Bản chất những cơn đau bụng là các cơn co tử cung. Trong chuyển dạ, các cơn co tử cung tăng dần về cả tần số và biên độ. Đây là động lực thúc đẩy em bé xuống thấp để có thể đi ra khỏi tử cung mẹ. Các cơn co này sẽ mau hơn, cường độ tăng liên tục cho đến khi thai nhi lọt lòng. Đôi khi mẹ cảm thấy sự co cơ tử cung này giống những cơn gò đã xuất hiện trước đó trong thai kì nhưng với áp lực lớn hơn rõ rệt.
Trong một số trường hợp, mẹ có thể thấy ra máu âm đạo bất thường hoặc đau bụng dữ dội liên tục. Trường hợp này mẹ phải ngay lập tức đi khám cho dù có dấu hiệu chuyển dạ khác hay không. Nguyên nhân có thể là rau tiền đạo, rau bong non,… rất nguy hiểm cần được xử trí tại bệnh viện.
3. Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu?
Việc xuất hiện liên tục các dấu hiệu chuyển dạ giả cuối thai kỳ, làm mẹ bầu lo lắng và bất an. Không biết là bao giờ mình sẽ sinh, hay biết đâu đây là cơn đau chuyển dạ thật. Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu? Vì thế để mẹ bầu có thể yên tâm, chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho ngày chuyển dạ thực sự. Góc của mẹ sẽ giúp mẹ nắm được khoảng thời gian chuyển dạ thật.
Trên thực tế, cơ địa mỗi người một khác. Không có cách nào để xác định chính xác xem khi nào thì mẹ sẽ sinh. Càng khó để căn được thời gian chính xác kể từ lúc chuyển dạ giả đến chuyển dạ thật. Tuy nhiên, mẹ có thể căn cứ vào sự khác biệt của những cơn gò của chuyển dạ giả và chuyển dạ thật để biết được thời điểm sinh.
4. Phân biệt cơn gò sinh lý giả và thật để xác định bao lâu?
Mẹ có thể xem thêm: Dấu hiệu chuyển dạ thật và giả – mẹ có biết?
Có 3 yếu điểm chính để phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả. Đó là mức độ đau, nhịp độ – tần suất cơn đau và vị trí đau.
Với cơn gò giả, cảm giác đau không quá khó chịu. Mẹ bầu có thể giảm đau khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi. Riêng với những cơn gò chuyển dạ thật, nỗi đau sẽ khác hẳn, mẹ bầu khó chịu lòng mà chịu đựng được. Thậm chí mẹ còn có cảm giác nhưng mình vừa bị gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Cơn đau sẽ cũng không có dấu hiệu giảm đi. Dù mẹ bầu có di chuyển, đứng dậy hay ngồi xuống.
4.1 Nhịp điệu cơn co
Nhịp điệu cơn co cũng khác nhau. Khi chuyển dạ giả, mẹ bầu sẽ cảm nhận cơn đau diễn ra rất thất thường, đến và đi lúc nào không hay. Ngược lại với cơn gò thật sự thì nhịp điệu sẽ liên tục. Lúc đầu có thể là 1 cơn gò trong 10 phút, sau đó tăng dần lên 2 -3 cơn gò.
4.2 Các vị trí đau của mẹ
Ngoài ra, để xác định được thời gian chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu. Mẹ nên quan sát thêm vị trí đau. Vị trí đau của chuyển dạ giả chủ yếu là cố định ở bụng dưới. Riêng với cơn đau chuyển dạ thật vị trí đau không cố định mà di chuyển. Từ vùng lưng dưới, lan sang bụng trên bụng dưới, thậm chí là đau cả hai bên sườn, hai bên bắp đùi.
4.3 Cảm giác của bụng bầu
Ngoài những lưu ý trên, mẹ bầu có thể xem xét một vài yếu tố khác. Khi bắt đầu chuyển dạ thật sự, cơ thể mẹ sẽ có cảm giác bụng bầu tụt xuống rõ ràng. Âm đạo tăng tiết dịch nhầy (có thể có máu nâu). Rò rỉ nước ối và mức độ đau tăng liên tục không hề giảm.
5. Đau chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu?
Về cơ bản, khi cơ thể mẹ bầu xuất hiện chuyển dạ tức là đã báo hiệu thời khắc sinh con của mẹ sắp tới. Quá trình đau chuyển dạ giả sẽ diễn ra liên tục trong 3 tháng cuối thai kỳ. Sau đó, sẽ bắt đầu quá trình chuyển dạ thật. Cơ tử cung của mẹ bầu sẽ có giãn liên tục nhằm mở rộng tử cung. Quá trình này cũng sẽ đi kèm với hàng loạt cơn co thắt tử cung để tạo điều kiện cho bé lọt ra ngoài khi sinh.
Trải qua rất nhiều cơn co chuyển dạ giả. Bỗng một ngày, mẹ bầu thấy cơn co kéo dài hơn so với mọi lần. Những cơn co chuyển dạ xuất hiện với tần suất liên tục và sát nhau hơn. Mẹ cảm thấy mệt mỏi, thậm chí không đủ sức để nói chuyện. Xuất hiện huyết âm đạo, vỡ ối. Nếu xuất hiện tất cả các triệu chứng trên thì 90% mẹ bầu đã chuẩn bị đến thời khắc vượt cạn. Cần đến ngay cơ sở y tế để đảm bảo tốt nhất quá trình sinh nở an toàn.
Mẹ có thể xem thêm:
Mẹ bầu bị tiêu chảy bao lâu thì chuyển dạ?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu? Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Quan trọng nhất là mẹ bầu cần phải bình tĩnh theo dõi cơ thể của mình. Đọc nhiều kiến thức để bản thân có thể yên tâm hơn trong quá trình dưỡng thai.
Nguồn tham khảo: Chuyển dạ giả và những điều cần biết