Có ai đó đã nói “ gieo hành vi, gặt thói quen”. Ở lứa tuổi mới lớn hành vi và nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Do vậy hãy dạy cho trẻ những điều tốt đẹp nhất. Nhà mình chia sẽ cho mẹ cách dạy kỹ năng sống cho con để trẻ phát triển toàn diện và thích nghi được với mọi hoàn cảnh.
Mục lục
1. Kỹ năng sống là như thế nào ?
Khi bé còn nhỏ, mẹ luôn chăm chút kỹ lưỡng cho bé từ các bữa ăn, giấc ngủ đến chuyện học tập, vui chơi. Khi trẻ lớn lên, bé dần rời xa vòng tay mẹ. Do đó, cách tốt nhất mà mẹ có thể làm để bảo vệ bé chính là trang bị những kỹ năng sống cho trẻ ngay từ nhỏ.
Ắt hẳn ai trong chúng ta cũng yêu thương con mình rất nhiều. Luôn muốn bảo vệ và nuôi dưỡng con thật tốt. Thế nhưng, thực tế là sự bao bọc quá mức sẽ mất dần tác dụng khi trẻ lớn dần lên. Do vậy, việc cách dạy kỹ năng sống cho con sẽ giúp con tự tin bước vào cuộc sống chính là điều mà trẻ cần nhất lúc này. Không ai khác, mẹ nên là người hướng dẫn cho con.
2. Tại sao cần cách dạy kỹ năng sống cho con ?
Mỗi đứa trẻ đều khác biệt, từ vẻ ngoài, tính cách đến hiểu biết và kỹ năng. Mặc dù mỗi bé đều có kỹ năng riêng song cũng phải có những kỹ năng chung nhất định để sống trong một môi trường tập thể. Những kỹ năng này được gọi là kỹ năng sống, nó khác với những kỹ năng kỹ xảo trong công việc. Nó là thứ gần như bắt buộc phải có ở tất cả mọi người.
Kỹ năng sống cần phải được học hỏi dần dần từ kinh nghiệm. Và chắc chắn rằng nhà trường không thể có cách dạy kỹ năng sống cho con. Trẻ cần được học và rèn luyện các kỹ năng sống ngay từ trong gia đình.
Nếu trẻ được học những kỹ năng sống này ngay từ bậc mầm non thì khi lớn lên sẽ tự tin hơn. Biết cách tự lập, biết tự vượt qua khó khăn và biết sống sao cho có ích với xã hội. Không những vậy, cách dạy kỹ năng sống cho trẻ nên được dạy từ bậc mầm non. Bởi vì ở giai đoạn này, trẻ dễ dàng học hơn so với những lứa tuổi khác.
3. Cách dạy kỹ năng sống cho con
3.1. Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ trong nhà trường
Từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản chỉ đạo. Cùng các tài liệu hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở phổ thông. Vì thế, nếu nói Bộ Giáo dục và Đào tạo không quan tâm đến nội dung giáo dục này thì quả là oan cho Bộ. Chiến lược lồng ghép, tích hợp cũng là phù hợp để tránh nâng số môn học ở phổ thông lên quá nhiều.
3.2. Cách dạy kỹ năng sống cho con từ gia đình
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là trách nhiệm duy nhất của nhà trường. Thậm chí, với một số kỹ năng sống, nhà trường đưa vào chương trình cách dạy kỹ năng sống cho con. Để biến thành kỹ năng thực sự. Tức học sinh có thể vận dụng thành thạo trong đời sống hàng ngày. Thì đòi hỏi gia đình phải hỗ trợ rất tích cực.
Lấy ví dụ về kỹ năng tự phục vụ. Từ ở trường mầm non, trẻ đã được rèn luyện. Lên tiểu học, học bán trú, nhiều trường tổ chức cho các em tự sắp xếp bàn ghế, lấy thức ăn, quét dọn lớp, sắp xếp chỗ ngủ trưa… Các em đều hoàn thành tốt. Tuy nhiên, khi về nhà, nhiều phụ huynh xót con đi học nhiều. Nên về nhà lại không cho làm gì cả. Rất khó để dạy trẻ tính tự lập.
3.3. Kỹ năng sống cho trẻ qua nhiều hoạt động
Tương tự, một số kỹ năng khám phá cuộc sống. Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng đã được dạy phần nào trong nhà trường. Nhưng không ít các mẹ nuôi dạy trẻ lại rất cẩn thận và lo xa. Giữ chặt con trong nhà. Nên những gì được học cũng không có cơ hội vận dụng và mai một dần. Vì thế, mẹ phải có cách dạy kỹ năng sống cho con một cách hiệu quả và hợp lý
4. Mẹ có thể làm gì giúp con phát triển toàn diện ?
Thứ nhất: Hãy dạy con tự phục vụ bản thân: Tự vệ sinh cá nhân, tự sắp xếp chăn gối khi ngủ dậy, tự ăn, tự mặc quần áo, tự gấp đồ, tự giặt đồ, tự học bài…
Thứ hai: Dạy con kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Biết phân biệt nguy hiểm, biết xử lý khi bị ngã, biết tự xử lý vết thương, biết tránh xa những nơi nguy hiểm…
Thứ ba: Mẹ dạy con kỹ năng tự lập (kỹ năng sống đơn lẻ). Dạy con biết tự đứng lên khi ngã, biết nấu những món ăn đơn giản khi ở nhà một mình. Biết phân biệt những đồ ăn nào có thể ăn, biết tự đi đến trường, biết chuẩn bị đồ dùng khi đến trường…
Thứ tư: Dạy con kỹ năng giao tiếp giúp trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu và hình thành thói quen cảm ơn, xin lỗi, chia sẻ, quan tâm, yêu thương…
- Kỹ năng khi giao tiếp với bố mẹ, ông bà
- Kỹ năng giao tiếp với người lạ
- Kỹ năng giao tiếp với bạn bè
Thứ năm: Dạy con sự tự tin để giúp con biết mình là ai, cả về cá nhân. Và trong mối quan hệ với người khác, sự tự tin trước đám đông.
Lời kết
Ngoài ra, còn rất nhiều kỹ năng khác mà các mẹ cần giáo dục cho trẻ trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Cách dạy kỹ năng sống cho con là rất cần thiết. Vì nhân cách của con do mẹ xây lên, viết lên từ những viên gạch nhỏ thành một “thành trì” vững chắc, bền vững theo thời gian chứ không phải là thói quen tạm thời. Nhà mình đã chia sẽ cho các mẹ hiểu hơn về cách dạy kỹ năng sống cho con. Hy vọng các mẹ sẽ chào đón và ủng hộ nhà mình nhé.