Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Những điều bất ngờ về các giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu tiên 

Để giúp cha mẹ chăm bé tốt hơn, hiểu các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh là điều quan trọng. Từ lúc bé sinh ra cho đến khi bé được 1 năm tuổi, cha mẹ sẽ chứng kiến sự phát triển đáng kinh ngạc ở bé. Mỗi tháng bé sẽ lớn hơn và khác đi nhiều. Vì vậy, để cha mẹ khỏi bỡ ngỡ hay thắc mắc liệu sự phát triển của bé có bình thường hay không, hãy đọc bài viết này ngay nhé.

1.Giai đoạn phát triển của trẻ

1.1.Quá trình phát triển của trẻ sẽ như thế nào trong năm đầu tiên mẹ nhỉ?

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Trong tháng đầu tiên này, cân nặng của bé sẽ tăng lên so với lúc mới sinh

Trong tháng đầu tiên này, cân nặng của bé sẽ tăng lên so với lúc mới sinh. Nếu cân nặng của bé có bị giảm đi khoảng 10% trong 2 đến 3 ngày đầu tiên sau sinh thì mẹ cũng đừng lo lắng nhé. Đó là điều hoàn toàn bình thường thôi. Sau 2 tuần, cân nặng của bé sẽ tăng trở lại. Mặc dù quá trình phát triển của trẻ có thể khác nhau ở mỗi bé, nhưng mức trung bình của cả bé trai và bé gái được thống kê như sau:

  • Cân nặng. Sau 2 tuần đầu, bé nên tăng khoảng 28,35g mỗi ngày
  • Chiều dài trung bình lúc mới sinh. 50,8cm đối với bé trai; 50cm đối với bé gái
  • Chiều dài trung bình khi một tháng tuổi. Khoảng 55cm đối với bé trai; 53cm đối với bé gái
  • Kích thước đầu của bé. Tăng nhẹ ít nhất 2,5cm so với lúc mới sinh vào cuối tháng đầu tiên

1.2.Ở giai đoạn phát triển này, bé có thể làm gì mẹ nhỉ?

Mặc dù bé dành 16 tiếng một ngày để ngủ, nhưng lúc thức giấc, bé lại rất “năng động”. Hầu hết các hành vi trong giai đoạn phát triển của trẻ lúc này là phản xạ. Khi hệ thần kinh phát triển hơn, các phản xạ này của bé sẽ được thay thế bằng hành động có mục đích.

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Trẻ sơ sinh luôn tìm kiếm núm vú để bú sữa. Khi mẹ chạm vào khóe miệng bé, bé sẽ quay đầu lại, mở miệng và làm động tác bú

Phản xạ bú

Trẻ sơ sinh luôn tìm kiếm núm vú để bú sữa. Khi mẹ chạm vào khóe miệng bé, bé sẽ quay đầu lại, mở miệng và làm động tác bú.

Phản xạ mút

Bé sẽ tự động mút khi môi bé chạm vào vật gì. Phản xạ này phát triển hoàn toàn vào khoảng tuần 36 của thai kỳ. Nếu trẻ sinh non, phản xạ này có thể chưa phát triển đầy đủ. Bé có thể mút yếu hơn. Quá trình phát triển của trẻ lúc này, bé cũng có thể có phản xạ đưa tay lên miệng mút ngón tay hoặc bàn tay.

Phản xạ giật mình (Phản xạ Moro)

Khi có tiếng động lớn hoặc chuyển động xung quanh, bé sẽ giật mình. Khi đó, bé thường giơ hai tay và co chân, có thể khóc. Thậm chí, bé còn có thể bị giật mình bởi chính tiếng khóc của mình. Phản xạ này có thể dễ nhận thấy nhất trong tháng đầu tiên và thường mất dần sau 2 hoặc 3 tháng.

Phản xạ nắm

Em bé sẽ nắm ngón tay/ đồ vật khi đặt vào lòng tay bé. Phản xạ này mạnh nhất trong 2 tháng đầu và mất dần sau 5-6 tháng.

Phản xạ bước đi

Nếu cha mẹ đỡ bé đứng thẳng và để chân bé chạm vào bề mặt phẳng, bé có biểu hiện kiễng chân như muốn bước đi. Phản xạ này thường biến mất sau 2 tháng.

Trong giai đoạn phát triển của trẻ ở năm đầu tiên này, cơ thể và não bộ của trẻ sơ sinh đang học cách sống và thích nghi với thế giới bên ngoài. Từ lúc sinh ra đến 3 tháng tuổi, em bé có thể:

  • Nâng đầu và ngực khi nằm sấp
  • Cười
  • Nhận ra giọng nói của cha mẹ
  • Giữ đầu ở góc 45 độ
  • Nắm chặt đồ vật trong tay
  • Ngậm tay, đưa tay lên miệng
  • Có phản ứng hành vi khi nghe thấy tiếng động. Chẳng hạn bé sẽ chớp mắt, giật mình, thay đổi chuyển động hoặc nhịp thở

1.3.Ở quá trình phát triển này, bé có thể nói không?

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Mốc phát triển của trẻ sơ sinh lúc này, khóc là hình thức giao tiếp duy nhất của bé.

Mốc phát triển của trẻ sơ sinh lúc này, khóc là hình thức giao tiếp duy nhất của bé. Thoạt đầu, mẹ có thể thấy tất cả các tiếng khóc của bé đều như nhau. Nhưng dần dần, mẹ sẽ sớm nhận ra các loại tiếng khóc khác nhau khi bé đói, khó chịu, bực bội, mệt mỏi, thậm chí là cô đơn. Mẹ có thể đáp lại cách giao tiếp đặc biệt này bằng cách cho bé bú hoặc thay tã cho bé. Bất kể nguyên nhân là gì, mẹ hãy đáp lại tiếng khóc của bé  bằng một cái chạm và lời nói an ủi. Đó là điều quan trọng để giúp bé học cách tin tưởng, dựa vào bạn để được yêu thương và có cảm giác an toàn. Mẹ cũng có thể dùng hơi ấm và đung đưa để dỗ bé khi bé khóc nhé.

2.Giai đoạn phát triển của trẻ 1-3 tháng tuổi

Từ 1-3 tháng tuổi, trẻ bắt đầu chuyển từ việc hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ trở thành trẻ sơ sinh năng động hơn. Nhiều phản xạ sơ sinh bị mất ở giai đoạn phát triển này. Ở tuổi này, thị lực của bé thay đổi đáng kể. Bé trở nên ý thức hơn và quan tâm đến môi trường xung quanh. Khuôn mặt của mọi người xung quanh hay các vật thở màu sáng trở nên thú vị hơn. Em bé có thể đưa mắt theo một vật thể chuyển động, nhận ra những vật và người quen ở xa và bắt đầu sử dụng tay và mắt của mình để phối hợp.

Giai đoạn phát triển của trẻ lúc này, các bé thường hướng về những giọng nói quen thuộc và mỉm cười với khuôn mặt của bố mẹ hoặc những khuôn mặt quen thuộc khác. Bé cũng phát ra âm thanh như aaa, ooo. Các cơ cổ trở nên cứng cáp hơn trong vài tháng đầu tiên. Lúc đầu, trẻ sơ sinh chỉ có thể ngẩng đầu lên trong vài giây trong khi nằm sấp. Đến 3 tháng tuổi, trẻ nằm sấp có thể đỡ đầu và ngực, cẳng tay.

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Chuyển động của cánh tay và bàn tay phát triển nhanh trong quá trình phát triển của trẻ.

Từ giai đoạn nắm tay siết chặt, cho đến khi bé có thể mở ngón tay, cầm lấy các vật. Các bé khám phá bàn tay của mình bằng cách đưa chúng ra trước mặt và đưa chúng vào miệng.  Đến cuối giai đoạn này, hầu hết các bé đã đạt được các mốc sau:

2.1.Nhận thức

  • Bé thể hiện sự quan tâm đến đồ vật và khuôn mặt người khác
  • Có thể cảm thấy nhàm chán với các hoạt động lặp đi lặp lại

2.2.Kỹ năng cảm xúc/ xã hội

  • Cố gắng nhìn mẹ và những người khác
  • Bắt đầu học cách mỉm cười với mọi người

2.3.Kỹ năng ngôn ngữ

  • Bắt đầu tạo ra các âm thanh
  • Bình tĩnh hơn khi mẹ nói chuyện với bé
  • Cất những tiếng khóc khác nhau với từng trạng thái cảm xúc khác nhau

2.4.Kỹ năng vận động

  • Nâng đầu và thân khi nằm sấp
  • Duỗi, đã chân khi nằm sấp
  • Mở và đóng bàn tay
  • Đưa tay lên miệng
  • Lấy và lắc đồ chơi
  • Đẩy chân xuống khi ở trên một mặt phẳng
  • Mắt theo dõi các vật chuyển động
  • Quay đầu lại

3.Giai đoạn phát triển của trẻ 4 đến 7 tháng tuổi

Từ 4-7 tháng tuổi, các bé học cách phối hợp các khả năng nhận thức mới (bao gồm thị giác, chạm và nghe) và các kỹ năng vận động như nắm, lăn, ngồi lên và thậm chí có thể bò. Các bé bây giờ có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với những gì bé sẽ làm hoặc không làm. Không giống như những tháng trước đó bé chủ yếu phản ứng theo phản xạ.

Các bé sẽ khám phá đồ chơi bằng cách chạm vào chúng và cho chúng vào miệng thay vì chỉ nhìn chúng. Bé cũng có thể giao tiếp tốt hơn, thể hiện nhiều cảm xúc hơn. Không chỉ đơn giản là khóc khi đói hoặc mệt.

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Vào giai đoạn phát triển của bé lúc này, các em bé phát triển sự gắn bó mạnh mẽ với cha mẹ.

Vào giai đoạn phát triển của bé lúc này, các em bé phát triển sự gắn bó mạnh mẽ với cha mẹ. Và bé có thể thể hiện sự yêu thích đối với những người chăm sóc bé. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi này thường mỉm cười và chơi với mọi người bé gặp. Nhiều trẻ khoảng 5-6 tháng tuổi thể hiện sự lo lắng khi gặp người lạ và có thể tỏ ra không hài lòng nếu bế khỏi cha mẹ. Trong giai đoạn này, bé học cách tiếp cận và “thao túng” thế giới xung quanh

3.1.Nhận thức

  • Bé nhận thức được những khuôn mặt quen thuộc
  • Chú ý đến âm nhạc xung quanh
  • Phản hồi lại những dấu hiệu yêu thương mẹ dành cho bé

3.2.Kỹ năng cảm xúc/xã hội

  • Phản ứng với nét mặt của mọi người
  • Thích thú khi chơi với mọi người
  • Phân biệt được những tông giọng khác nhau

3.3.Kỹ năng ngôn ngữ

  • Bắt đầu bập bẹ hoặc bắt chước âm thanh
  • Bé biết cách cười tạo ra âm thanh

3.4.Kỹ năng vận động

  • Nhìn mọi thứ và cố với lấy chúng
  • Chống tay lên khi nằm sấp
  • Bé có thể lăn lộn

Bé sẽ bắt đầu ăn dặm trong giai đoạn này, mẹ đọc thêm tại đây nhé!

4.Giai đoạn phát triển của trẻ 7 đến 9 tháng tuổi

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Đây giai đoạn phát triển của trẻ ở nửa cuối năm đầu tiên

Đây giai đoạn phát triển của trẻ ở nửa cuối năm đầu tiên. Bé sẽ hoạt động và di chuyển nhiều hơn khi xác định có thể đến một vị trí nào đó bằng cách lết hoặc bò. Mẹ nên dành thời gian để cùng bé tận hưởng trọn vẹn khoảng thời gian này nhé. Lúc này, bé phát triển các kỹ năng sau:

4.1.Nhận thức

  • Đưa tay lên miệng
  • Truyền mọi thứ từ tay này sang tay kia

4.2.Kỹ năng cảm xúc/ xã hội

  • Thích thú với những chiếc gương
  • Biết được sự hiện diện của người lạ

4.3.Kỹ năng ngôn ngữ

  • Đáp lại những từ quen thuộc như tên của bé
  • Bập bẹ được nhiều âm tiết hơn
  • Có thể giao tiếp bằng cử chỉ

4.4.Kỹ năng vận động

  • Bắt đầu ngồi dậy được mà không cần có người giữ
  • Bắt đầu bò
  • Vỗ tay và chơi các trò chơi như “Ú oà”

5.Giai đoạn phát triển của trẻ 10 đến 12 tháng

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Trong các mốc phát triển của trẻ sơ sinh, giai đoạn phát triển cuối cùng trong năm đầu tiên của bé là một quá trình chuyển đổi

Trong các mốc phát triển của trẻ sơ sinh, giai đoạn phát triển cuối cùng trong năm đầu tiên của bé là một quá trình chuyển đổi. Bé không còn là trẻ sơ sinh nữa. Lúc này bé có thể hành động giống như một đứa trẻ mới biết đi. Và bé đang học cách:

5.1.Nhận thức

  • Theo dõi được chuyển động của mọi thứ
  • Tìm kiếm những thứ không xuất hiện

5.2.Kỹ năng cảm xúc/ xã hội

  • Có thể theo và gần gũi với những người thân xung quanh

5.3.Kỹ năng ngôn ngữ

  • Chỉ vào đồ vật bé muốn để thu hút sự chú ý của cha mẹ
  • Hiểu được các từ ngữ đơn giản. Nói một hoặc hai từ như bà, ba,…
  • Bắt chước âm thanh và cử chỉ

5.4.Kỹ năng vận động

  • Bắt đầu tự ăn. Bé có thể giữ các vật nhỏ cốc, thìa,…
  • Đi xung quanh căn phòng, vừa đi vừa có thể cầm món đồ nào đó

6.Mách mẹ một số cách giúp giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên tốt nhất

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Dành nhiều thời gian để âu yếm và yêu thương bé
  • Mẹ nên trò chuyện thường xuyên với bé hơn. Đó là điều quan trọng để giúp bé học cách tin tưởng, dựa vào bạn để được yêu thương và có cảm giác an toàn
  • Phản hồi lại bé khi bé phát ra âm thanh. Đây là cách để mẹ dạy bé về kỹ năng ngôn ngữ
  • Đọc cho bé nghe
  • Hát và chơi cùng với bé. Điều này rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé trong năm đầu tiên.
  • Dành nhiều thời gian để âu yếm và yêu thương bé
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho sự phát triển của bé.

Tips cho mẹ để dành những điều tốt nhất cho sức khỏe của bé 

7.Những lưu ý khi chăm sóc bé trong quá trình phát triển của trẻ trong năm đầu tiên

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Bé vẫn còn rất non nớt vào giai đoạn này. Chính vì thế, mẹ cần chú ý đảm bảo an toàn cho bé về cả thể xác và cảm xúc

Bé vẫn còn rất non nớt vào giai đoạn này. Chính vì thế, mẹ cần chú ý đảm bảo an toàn cho bé về cả thể xác và cảm xúc. Dưới đây là các lưu ý giúp mẹ chăm sóc bé tốt nhất.

  • Hạn chế lay bé bởi lúc này cổ của bé còn rất yếu. Lắc bé có thể gây tổn thương não, thậm chí khiến bé tử vong
  • Để ý và chăm chút giấc ngủ cho bé. Mẹ xem thêm: Tips chăm sóc giấc ngủ của bé nhé.
  • Khi ngồi oto, cần đặt bé ngồi ghế sau và có ghế riêng dành cho trẻ sơ sinh
  • Cắt nhỏ thức ăn để bé không bị nghẹn. Ngoài ra, không nên cho bé chơi những đồ vật có kích thước nhỏ bởi bé  rất dễ nuốt những đồ vật này
  • Tráng cho bé tiếp xúc với khói thuốc độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
  • Không bao giờ để thức ăn nóng hay nước nóng gần bé

Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên là cột mốc quan trọng mẹ cần lưu ý. Chúc bé yêu của mẹ sẽ một năm đầu tiên khỏe mạnh, an toàn. Cả nhà đều vui!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Những điều bất ngờ về các giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu tiên ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0