Trẻ 8 tháng bị sốt luôn là vấn đề gây đau đầu và lo lắng của rất nhiều bố mẹ. Nếu tình trạng sốt kéo dài có thể gây ra mất nước, suy kiệt cơ thể, co giật và một số biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Vậy làm thế nào khi trẻ bị sốt? Hãy cùng Mamamy tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
Mục lục
1. Triệu chứng trẻ 8 tháng bị sốt là gì?
Sốt không phải là bệnh mà là một triệu chứng. Đó là nhiệt độ cơ thể cao hơn 37 độ C và từ 38 độ C trở lên được cho là sốt. Đây chính là cách cơ thể đang chiến đấu chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Theo các chuyên gia, cơ thể sẽ phòng vệ và gửi các tế bào bạch cầu để tiêu diệt các tác nhận. Tuy nhiên nếu sốt cao có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân trẻ 8 tháng bị sốt
Để đo chính xác nhiệt độ cơ thể, các bác sĩ thường đo tại nách hoặc hậu môn. Nếu nhiệt kế hiển thị nhiệt độ 37,5 độ C tại nách hoặc 38 độ C tại hậu môn, trẻ được chuẩn đoán là bị sốt. Các nguyên nhân trẻ 8 tháng bị sốt cụ thể như sau:
- Cảm cúm
- Bị sởi
- Viêm amidan
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Thủy đậu
- Ho gà
- Nhiễm trùng tai
- Mọc răng
- Nhiễm trùng thận hoặc đường tiết niệu…
3. Cách hạ sốt cho trẻ 8 tháng
Đối với trẻ 8 tháng bị sốt, không phải nhiệt độ cơ thể tăng thì ngay lập tức dùng thuốc hạ sốt. Bởi vì có rất nhiều nguyên nhân và bệnh lý gây ra. Chính vì vậy, bố mẹ có thể dùng các mẹo nhỏ dưới đây để giúp bé hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả.
3.1. Cho bé uống nhiều nước và thức ăn loãng
Trẻ bị sốt rất dễ mất nước. Chính vì vậy, nên cho bé uống càng nhiều nước càng tốt. Đặc biệt là nước ép hoa quả, nước thảo mộc, nước súp, nước rau xanh… Ngoài ra, nên cung cấp cho bé các chế phẩm điện giải như hydrat hóa, Pedialyte…
Bên cạnh đó, trẻ 8 tháng bị sốt có thể mệt mỏi nên thường biếng ăn. Để kích thích vị giác cũng như bổ sung dưỡng chất cho bé, bố mẹ nên cho bé ăn các món như hải sản, súp, cháo…Các gia vị như gừng, tỏi, hành lá…nên cho vào để giúp giảm sốt cho bé.
3.2. Chườm mát cho bé
Đây là một trong những cách ông cha ta thường dùng khi trẻ bị sốt. Để hạ sốt nhanh bên ngoài cơ thể, có thể dùng khăn lạnh lau vùng nách và háng cho bé. Như vậy trẻ 8 tháng bị sốt sẽ được hạ nhiệt nhanh hơn.
3.3. Mặc quần áo thoáng mát và rộng rãi cho trẻ 8 tháng bị sốt
Khi trẻ 8 tháng bị sốt thường cảm thấy ớn lạnh. Vì vậy, rất nhiều phụ huynh nhầm tưởng rằng bé cần được ủ ấm và đắp thêm mềm. Trái ngược với ý kiến đó, các chuyên gia y tế khuyên rằng cần cho bé mặc quần áo rộng và thoáng mát để hạ sốt nhanh.
Nếu các bé bị sốt vẫn có thể vui chơi, chạy nhảy và ăn uống bình thường thì bố mẹ có thể áp dụng cách này.
3.4. Giữ nhiệt độ trong phòng vừa phải
Khi bé bị sốt rất cần không khí mát mẻ và được lưu thông tốt. Chính vì vậy, thay vì để bé nằm trong phòng kín nên mở cửa số và dùng quạt để tản nhiệt. Nhờ vậy mà bé sẽ thoải mái và không còn cảm thấy bí bách nữa.
3.5. Cho bé nghỉ ngơi
Khi trẻ 8 tháng bị sốt, cơ thể đang gồng mình chống lại virus và vi khuẩn gây ra. Chính vì vậy, để đảm bảo cơ thể còn đủ năng lượng cũng như sức khỏe cho bé, bố mẹ nên cho bé nghỉ ngơi. Vì khi trẻ tham gia vào các trò chơi tiêu hao nhiều năng lượng, sức đề kháng cơ thể không đủ làm việc và khiến tình trạng bị sốt cao hơn. Để trấn an bé ngoan và nghe lời, bố mẹ có thể đọc truyện cho bé nghe, ôm bé ngủ…
Xem thêm:
Bị sốt khi mang bầu – Mẹ chú ý nhé!
Trẻ sơ sinh bị sốt – Nguyên nhân và cách hạ sốt nhanh hiệu quả
Điểm danh 05 bệnh mùa hè ở trẻ em thường gặp và cách phòng tránh
4. Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ
Nếu trẻ 8 tháng bị sốt liên tục và tăng cao thì bố mẹ nên cần nhắc việc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Và dưới đây là một số triệu chứng khẩn cấp nên gọi bác sĩ:
- Nếu nhiệt độ vùng hậu môn của trẻ trên 39 độ C và tiếp tục tăng
- Bé sốt liên tục trong 3 ngày và không thuyên giảm
- Bé không chịu ăn và uống
- Bé buồn nôn và nôn mửa nhiều lần
- Bé bị tiêu chảy kèm theo nôn mửa
- Bé mệt mỏi, mắt lờ đờ, ít đi tiểu
- Bé bị đau họng hoặc bị đau tai
- Bé có tiền sử mặc các bệnh mãn tính như tim, ung thư…
- Bé bị phát ban
- Bé đi tiểu bị đau….
Kết luận
Trẻ 8 tháng bị sốt luôn là vấn đề đau đầu của nhiều bố mẹ. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bé vượt qua giai đoạn này. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bố mẹ nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Mamamy nhé! Chúc bé yêu và gia đình luôn khỏe mạnh!
Xem thêm:
Tăng cân ở trẻ sơ sinh bao nhiêu là hợp lý, chuẩn khoa học?