Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 9 tuần tuổi bú ít: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Bé 9 tuần tuổi bú ít khiến các bậc phụ huynh đều lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé bú ít? Bé phải bú bao nhiêu mới đủ? Có cách nào giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả? Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ giải quyết các vấn đề trên.

1. Bé 9 tuần tuổi bú bao nhiêu là đủ?

Việc lượng sữa cung cấp mỗi ngày cho bé bao nhiêu là đủ còn phải phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi và nhu cầu của bé. Các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng thường ước tính thể tích dạ dày của bé theo tiêu chuẩn 1kg cân nặng sẽ tương ứng với 30ml. Tức nếu bé nhà nặng 5kg thì dạ dày của bé có thể chứa 150ml. Nhưng mẹ không nên cho bé bú sữa đầy thể tích dạ dày, bé sẽ dễ bị ọc sữa. Mẹ chỉ nên cho bé bú ⅔ thể tích dạ dày là đủ. 

Bên cạnh đó, bé 9 tuần tuổi có thể bú từ 80 – 150 ml sữa mỗi lần bú. Các cữ sữa của bé cách nhau 3 – 4 tiếng. Mẹ có thể cho bé bú 4 – 5 cữ mỗi ngày. Đây chỉ là số liệu mang tính tham khảo, để xác định bé 9 tuần tuổi bú ít hay không còn dựa vào dấu hiện từ cơ thể con.

Mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu cho thấy bé đã bú đủ tại đây.

Mẹ có thể theo dõi các cữ bú cho trẻ sơ sinh tại đây.

Việc lượng sữa cung cấp mỗi ngày cho bé bao nhiêu là đủ còn phải phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi và nhu cầu của bé
Việc lượng sữa cung cấp mỗi ngày cho bé bao nhiêu là đủ còn phải phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi và nhu cầu của bé

2. Tại sao bé 9 tuần tuổi bú ít?

Trường hợp trẻ sơ sinh bú ít có thể được bắt nguồn với nguyên nhân từ mẹ hoặc từ bé. Sau đây là một số lý do chính khiến bé bú ngày càng ít:

2.1. Lý do từ bé

  • Tình trạng sức khỏe: Bé đang gặp vấn đề sức khỏe như rối loạn tiêu hóa,táo bón, bệnh tai – mũi – họng, nóng sốt… Khi sức khỏe bé không tốt khiến cơ thể không thoải mái. Dẫn đến hiện tượng bé bú ít dần
  • Tiêm ngừa vacxin: Khi được 9 tuần tuổi, bé đã bắt đầu được tiêm vắc xin phòng bệnh. Ở một số trường hợp, lượng vacxin này có thể khiến bé mất cảm giác ngon miệng. Từ đó, bé không muốn bú sữa nữa. Do đó, các bé 9 tuần tuổi bú ít hơn. 
  • Bé đang trong giai đoạn tập lật: Khi bé được 9 tuần tuổi, bé đã bắt đầu có các dấu hiệu tập lật. Do động tác này là hoạt động mới mẻ đối với bé, nên bé thường rất thích thú và dành nhiều sự thời gian để luyện tập lật. Một số bé sẽ bị mất tập trung vào việc tập lật mà không hứng thú với việc bú nữa và trẻ bú ít đi
Bé đang gặp vấn đề sức khỏe như rối loạn tiêu hóa,táo bón, bệnh tai – mũi – họng, nóng sốt…
Bé đang gặp vấn đề sức khỏe như rối loạn tiêu hóa,táo bón, bệnh tai – mũi – họng, nóng sốt…

2.2. Lý do từ mẹ

  • Chất lượng sữa mẹ: Nếu mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, uống nước có gas, rượu bia… Thì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ khiến sữa có vị lạ. Dẫn đến trường hợp bé 9 tuần tuổi bú ít và sợ vị sữa này.
  • Tư thế bú không đúng: Khi cho bé bú, mẹ dùng sai tư thế khiến bé khó chịu và không muốn bú tiếp. Dần dần sẽ khiến bé bú ngày càng ít.
  • Thói quen cho bú không hợp lý: Do các cữ bú quá gần nhau hoặc mẹ cho bé bú quá lâu và quá nhiều trong một cữ. Điều này khiến bé quá no và không muốn bú vào các cữ sau. Từ đó, dẫn đến trường hợp bé sơ sinh bú yếu đi
  • Nguồn sữa mẹ quá nhiều hoặc quá ít: Khi nguồn sữa mẹ quá “dồi dào” sẽ khiến bé dễ bị ngán và ngợp sữa. Nhưng nếu sữa mẹ quá ít, bé sẽ thường mệt mỏi và gắt gỏng trong mỗi lần bú vì lượng sữa quá chậm. Khi hiện tượng này kéo dài, tình trạng bé 9 tuần tuổi bú ít sẽ bắt đầu xuất hiện. 
Nếu mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, uống nước có gas, rượu bia… Thì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ khiến sữa có vị lạ
Nếu mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, uống nước có gas, rượu bia… Thì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ khiến sữa có vị lạ

3. Cách xử lý bé 9 tuần tuổi bú ít

Bé bú ít phải làm sao? Luôn là vấn đề thắc mắc chung của tất cả các bậc phụ huynh. Sau đây là một số cách để xử lý hiệu quả trình trạng bé bú ít quá.

  • Khi bé bú ít do tiêm vacxin hoặc bé đang tập lật, mẹ nên đảm bảo cung cấp đủ nước cho bé. Sau khi bé khỏi bệnh hoặc vài ngày, 1 tuần sau bé sẽ bú trở lại bình thường. 
  • Mẹ có thể khắc phục tình trạng bú ít của bé bằng một thói quen cho bú phù hợp. Sắp xếp các cữ bú hợp lý. Các cữ bú không nên quá gần nhau nên cách nhau 3 – 4 tiếng cho mỗi lần bú. Cho bé bú theo nhu cầu, không ép bé bú khi bé không muốn. 
  • Mẹ thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Hạn chế những món cay nóng, dầu mỡ hoặc có mùi nồng. Đồng thời mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.  Để đảm bảo nguồn sữa đủ chất lượng.
  • Cho bé bú đúng tư thế để giúp bé dễ dàng trong việc bú. Hạn chế trường hợp bé bú ít do không thoải mái khi bú. 
  • Nếu bé đang sử dụng sữa công thức, mẹ nên tìm loại có hương vị gần giống với sữa mẹ. Mẹ cần lựa chọn các loại sữa có chất lượng và phù hợp với nhu cầu và mùi vị bé yêu thích. 
Mẹ thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học
Mẹ thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học

Kết bài

Bé ở giai đoạn 9 tuần tuổi dạ dày của bé còn khá nhỏ, nên lượng sữa bé bú còn ít. Nên ở giai đoạn này nếu bé bú ít nhưng vẫn đảm bảo cân nặng thì mẹ không cần quá lo lắng. Khi bé 9 tuần tuổi bú ít và ảnh hưởng đến sự phát triển, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân xem bé có đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào không. Bằng cách đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị. Hy vọng những thông tin hữu ích cho bố mẹ khi bé bú ít.

Mẹ có thể đọc thêm tại:

https://mamamy.vn/goc-cua-me/tre-bu-it-va-cach-xu-ly/

https://mamamy.vn/cham-soc-be/be-7-tuan-tuoi-bu-it/

https://mamamy.vn/cham-soc-be/be-2-thang-tuoi-bu-it-phai-lam-sao/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé 9 tuần tuổi bú ít: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0