Hăm tã và rôm sảy có nhiều biểu hiện gần giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn cho mẹ. Tuy nhiên, hai vấn đề về da này lại có nguyên nhân và cách chăm sóc khác nhau đó ạ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách phân biệt hăm tã – rôm sảy và cách xử lý để bé khỏi nhanh nhất.
Mục lục
1. Phân biệt biểu hiện của hăm tã và rôm sảy
Mẹ chỉ cần quan sát kĩ các biểu hiện ngoài da bé là có thể dễ dàng nhận ra bé đang bị hăm tã hay rôm sảy.
1.1. Giống nhau
Hăm tã và rôm sảy đều xuất hiện những biểu hiện sau:
- Ban đầu, da bé ửng hồng từng đám, đậm màu hơn vùng da xung quanh.
- Sau vài ngày, trên vùng da ửng hồng xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, sờ da thấy sần sùi.
- Mụn nước tiến triển thành mụn rộp hay vỡ ra, lở loét.
- Bé hay quấy khóc, đưa tay gãi vùng da tổn thương khiến da trầy xước.
1.2. Khác nhau
Hăm tã và rôm sảy lại khác nhau hoàn toàn về vị trí xuất hiện, đặc điểm bề mặt da và một vài biểu hiện khác.
Về vị trí xuất hiện:
- Hăm tã: Chỉ xuất hiện ở vùng da mặc tã như bẹn, mông, bộ phận sinh dục.
- Rôm sảy: Xuất hiện rải rác khắp cơ thể bé, tập trung ở một số vùng nhiều mồ hôi như mặt, cổ, ngực, lưng.
Về biểu hiện trên bề mặt da:
- Hăm tã: Vùng da hăm tã thường phẳng do mụn không nổi lên mà lặn dưới da. Da nóng và ẩm hơn vùng da xung quanh.
- Rôm sảy: Nhiều mụn li ti thành những mảng sần. Da bị rôm sảy khô hơn, có thể có vảy.
Biểu hiện khác:
- Hăm tã: Bé khóc khi bố mẹ thay tã hoặc vệ sinh vùng mặc tã
- Rôm sảy: Bé ngứa ngáy, hay đưa tay gãi vùng da mẩn đỏ.
2. Hăm tã và rôm sảy vấn đề nào nguy hiểm hơn?
Hăm tã thường dễ gây loét hơn và mất nhiều thời gian để phục hồi hơn rôm sảy. Tuy nhiên, khi con bị rôm sảy, mẹ cũng đừng chủ quan vì nếu không được phát hiện và chăm sóc sớm sẽ dễ lan rộng toàn thân bé, cần phải chăm sóc dài ngày.
Khi thấy bé có 1 trong 2 vấn đề trên, mẹ đừng lo lắng quá vì đây chỉ là vấn đề về da thường gặp. Chỉ cần áp dụng đúng theo chia sẻ bên dưới, bé nhà mình sẽ khỏi nhanh thôi ạ!
3. Kinh nghiệm xử lý vấn đề hăm tã và rôm sảy an toàn, hiệu quả
Hăm tã và rôm sảy cần được chăm sóc theo những cách riêng. Mẹ chú ý để xử lý đúng cách cho con nhé!
3.1. Cách xử lý hăm tã tại nhà
Loại trừ nguyên nhân gây hăm tã là cách nhanh nhất để cải thiện tình trạng da hăm cho bé. Một số nguyên nhân gây hăm tã như:
- Không vệ sinh kỹ vùng da mặc tã sau mỗi lần thay bỉm: Mồ hôi, nước tiểu hay các chất bẩn trong phân có thể là yếu tố gây viêm, kích ứng da.
- Tã kém chất lượng, không thoáng khí: Đặc biệt, những ngày thời tiết nóng bức, bé ra nhiều mồ hôi mà không thoát được sẽ dễ bị bí bách dẫn đến kích ứng.
- Vùng da mặc tã nóng, ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển gây tổn thương da.
- Chọn tã không phù hợp kích thước với bé: Tã chật quá sẽ ma sát mạnh với da gây hằn lên da, đồng thời độ thông thoáng giảm nên bé dễ bị hăm tã hơn. Bên cạnh đó, tã quá rộng lại không thấm hút tốt, là nguyên nhân gây tràn nước tiểu kích ứng da.
Giảm yếu tố gây kích ứng, bí bách da bé:
- Chọn cho bé loại tã thoáng mát, mềm mại, có kích thước phù hợp với cân nặng của bé.
- Thường xuyên thay tã bỉm cho bé (3-4 tiếng 1 lần). Ngoài ra mẹ nên giảm tối đa thời gian mặc tã cho bé. Trước khi mặc tã, mẹ cho mông bé “nude” khoảng 5 – 10 phút. Hạn chế đóng bỉm vào ban ngày trong thời gian bé bị hăm tã để da con được thông thoáng nhất.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng mặc tã sau mỗi lần thay tã cho bé: Mẹ dùng khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm và kháng khuẩn cao cấp nhẹ nhàng vệ sinh cho bé từ trước ra sau. Sau đó, cho mông con “nude” khoảng 5 phút để khô thoáng trước khi mặc tã.
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ xử lý vùng da hăm tã: Hiện nay có 2 dạng là dạng xịt và dạng kem bôi. Mẹ nên ưu tiên sử dụng dạng xịt vì hạn chế tiếp xúc giữa tay mẹ vào vùng da tổn thương của bé, vừa giảm nguy cơ nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang mông bé, vừa khiến bé dễ chịu, không bị đau khi sử dụng sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm.
Tuy nhiên, khi hăm tã có dấu hiệu tiến triển nặng như nhiễm trùng (Cấp độ 4, 5 với biểu hiện nhiều mụn mủ, lở loét, trẻ có sốt nhẹ), mẹ cần đưa bé đến bác sĩ ngay để được tư vấn và xử lý kịp thời.
3.2. Cách xử lý rôm sảy tại nhà
Thời tiết nóng bức, mặc tã bỉm không thông thoáng, hệ bài tiết trên da bé chưa hoàn thiện gây bít tắc lỗ chân lông, bé bị nóng trong,… đều có thể khiến bé bị rôm sảy.
Để xử lý rôm sảy, mẹ cần tập trung vào các biện pháp làm mát cho bé như:
1 – Làm mát từ bên trong: Nếu bé vẫn còn trong giai đoạn bú mẹ, chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và chế độ ăn của bé. Do đó, mẹ nên,
- Uống 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày, có thể dùng thêm nước hoa quả để vừa làm mát vừa tăng đề kháng cho bé.
- Mẹ nên ăn thức ăn có tính mát như đậu phụ, rau xanh hay khoai, củ đậu…, đồng thời tránh đồ ăn nhiều đạm, nhiều đường hay dầu mỡ như đồ chiên rán, nước ngọt, bánh kẹo nhiều đường,…
Trong trường hợp bé đã biết ăn dặm (5 – 6 tháng tuổi trở lên), mẹ lưu ý chọn những đồ ăn mát cho bé như rau xanh (rau ngót, rau cải, đậu, đỗ…), cá,…
2 – Làm mát bên ngoài:
- Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, tránh tình trạng bị bít tắc lỗ chân lông khiến bé bị rôm sảy nặng hơn
- Giảm thời gian mặc bỉm cho bé. Trước khi mặc tã, mẹ cho mông bé “nude” khoảng 5 – 10 phút để mông con khô thoáng, dễ chịu. Hạn chế đóng bỉm vào ban ngày trong thời gian bé bị mẩn đỏ để da con được thông thoáng nhất.
4. Mách mẹ cách ngừa hăm tã và rôm sảy hiệu quả
Hăm tã và rôm sảy rất dễ quay lại nếu mẹ không chăm sóc đúng cách.
4.1. Ngừa hăm tã
Để ngừa hăm tã cho bé, mẹ áp dụng các cách sau:
- Thay tã bỉm 3-4 tiếng 1 lần. Nếu bé đi nặng, mẹ cần thay tã ngay nhé.
- Chọn tã chất lượng, vừa thấm hút tốt vừa mềm mại, đặc biệt vừa vặn với bé. Nên ưu tiên chọn tã bỉm từ các thương hiệu uy tín như Mamamy, Huggies, Pamper….
- Giảm thời gian mặc tã cho bé. Trước khi mặc bỉm mới, mẹ cho mông bé “nude” khoảng 10 phút để mông con khô hoàn toàn.
Lưu ý: Hiện nay, một số thương hiệu lớn áp dụng công nghệ mới cho tã bỉm, giúp tã vừa mỏng nhẹ để đảm bảo sự thông thoáng, ngừa hăm và mẩn đỏ cho bé, vừa có thể đóng xuyên 12h đêm để cả mẹ và bé ngủ ngon.
4.2. Ngừa rôm sảy
Để hạn chế rôm sảy, mẹ thực hiện những cách sau đây nhé:
- Giặt chăn gối thường xuyên 1 – 2 tuần/lần và vệ sinh phòng của bé sạch sẽ, mở cửa sổ hoặc bật quạt thông gió để không khí lưu thông nhất.
- Không sử dụng phấn rôm vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông gây rôm sảy.
- Bổ sung các thực phẩm có tính mát vào chế độ ăn của mẹ và bé như rau xanh, trái cây… Ngoài ra, hạn chế thực phẩm dễ gây kích ứng cho bé như hải sản, thực phẩm lạ…
- Lựa chọn quần áo có chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi tốt. Nên ưu tiên vải lanh, vải cotton,…
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH
Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!
Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách. |
Việc phân biệt hăm tã và rôm sảy ở trẻ nhỏ sẽ giúp mẹ hiểu da con và chăm sóc hiệu quả nhất. Nếu còn băn khoăn về tình trạng của bé nhà mình, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!