Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là một biểu hiện phát triển bình thường của con. Tuy nhiên trong quá trình mọc con có thể bị khó chịu dẫn đến ăn kém và sụt cân. Vì vậy mẹ cần phải quan tâm chăm sóc nhiều hơn để bé có thể thoải mái và yên tâm vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Mục lục
1. Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là muộn hay sớm?
Quá trình thay răng của con sẽ diễn ra từ khi con 5 tuổi và kết thúc khi con được 12 tuổi. Tuy nhiên quá trình này có thể sớm hoặc muộn hơn đôi chút tùy từng bé. Theo đó răng hàm số 6 có thể mọc sớm khi con mới chỉ 5 tuổi. Lúc này có thể chưa chiếc răng sữa nào rụng cả. Khi đó sẽ có hai trường hợp xảy ra. Một là con bị sâu răng sữa. Hai là răng đang chen nhau mọc lên dẫn đến bị lệch khớp cắn. Vì vậy mẹ cần quan sát để xác định đúng nguyên nhân. Nếu là do các răng chen nhau mọc thì nên đến gặp nha sĩ để nắn lại tránh răng con yêu bị lệch vĩnh viễn.
2. Biểu hiện trẻ 5 tuổi mọc răng hàm
2.1. Sốt nhẹ
Thời điểm mọc răng hàm bé sẽ thường sốt nhẹ từ 38-38, 5 độ. Nướu bé cũng bị sưng lên dẫn đến cảm giác đau đớn, khó chịu. Ngoài ra con yêu có thể bị chảy dãi nhiều hơn bình thường.
2.2. Thích nhai đồ chơi
Khi mầm răng chuẩn bị nhú lên trẻ 5 tuổi mọc răng hàm sẽ thấy khó chịu và kèm theo chút ngứa. Vì vậy bé thường sẽ gặm đồ chơi để giảm đi cảm giác khó chịu trên. Mẹ nên vệ sinh đồ chơi sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con yêu.
2.3. Khó ngủ
Bé yêu sẽ khó ngủ hơn bình thường và hay tỉnh giấc vì bị cơn đau làm phiền. Bình thường con có thể ngủ rất nhiều, ban đêm thì ngủ thẳng một giấc sâu. Nhưng khi mọc răng hàm bé sẽ ngủ ít đi và hay tỉnh giấc bất chợt.
2.4. Chán ăn
Việc bị cơn đau nhức hành hạ có thể khiến bé cảm thấy khó chịu, mệt mỏi dẫn đến không ăn được nhiều và sút cân.
3. Đặc điểm răng hàm của trẻ 5 tuổi
Hàm răng của bé mọc rất đều và đẹp như thứ tự mọc của răng sữa. Tức là răng sữa nào mọc trước sẽ rụng trước. Thông thường thứ tự mọc của hàm răng trên của bé sẽ là: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng tiền cối, răng nanh, răng hàm và cuối cùng là răng cối lớn. Còn thứ tự của hàm răng dưới sẽ mọc như sau: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là răng cối. Thời gian thay răng dài hay ngắn phụ thuộc vào tính chất của răng, thứ tự răng mọc và thói quen của bé.
4. Cách xử trí đúng của mẹ khi trẻ 5 tuổi mọc răng hàm
Nếu quá trình mọc răng của con bình thường không lệch thì không cần đến gặp nha sĩ. Thay vào đó bố mẹ hãy tập trung vào việc chăm sóc bé để con vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách thoải mái nhất.
4.1. Chải răng
Mẹ mua cho con bàn chải răng phù hợp dành riêng cho bé. Và mẹ chọn mua loại kem đánh răng có chứa chất fluor cho bé. Hướng dẫn con chải răng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Mẹ chỉ bé cách chải răng theo chiều dọc hướng từ trên xuống dưới và chải răng ít nhất 2 phút.
4.2. Massage lợi
Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm thường thấy khó chịu ở lợi. Mẹ rửa tay sạch và đeo gạc sau đó massage lợi cho con. Hành động này sẽ giúp bé bớt khó chịu hơn. Trong lúc làm mẹ có thể nói những câu động viên, khích lệ hoặc khen ngợi để giúp bé quên đi nỗi đau của mình.
4.3. Dinh dưỡng
Ngoài ra bé đang mọc răng hàm nên nướu rất yếu và bị tổn thương. Mẹ hãy cho con ăn thức ăn mềm hoặc xay nhuyễn để giảm áp lực lên nướu. Và mẹ không nên ép buộc con phải ăn quá nhiều một lúc mà nên chia nhỏ bữa ăn. Nếu trước con ăn ngày 3-4 lần thì giờ điều chỉnh thành 6-8 lần.
4.4. Lưu ý khác
Nếu bé sốt cao trên 38,5 độ mẹ có thể dùng khăn mát chườm lên trán cho con dễ chịu hơn. Khi muốn dùng thuốc giảm đau hoặc miếng dán hạ sốt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn. Hạn chế việc cho con đưa tay vào miệng. Hành động này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến các bệnh lý khác.
5. Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm nên ăn thức ăn thế nào?
- Trong thời gian con yêu mọc răng hàm, mẹ hạn chế cho con ăn đồ thô, cứng. Thay vào đó mẹ hãy xay nhuyễn hoặc nấu kỹ một chút cho mềm.
- Thay vì cho con ăn hoa quả như bình thường, mẹ có thể đem hoa quả đi ép lấy nước để bé uống tăng sức đề kháng. Sau khi ép mẹ có thể để nước vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút để nước mát hơn. Nước mát sẽ giúp cơn đau của con giảm đi một chút.
- Hạn chế cho con yêu ăn đồ ngọt lúc bé đang mọc răng hàm
Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là giai đoạn đánh dấu sự phát triển sang một nấc mới của bé. Trong thời gian này hãy đồng hành cùng với con và giúp đỡ để con vượt qua được. Hy vọng các kiến thức trên sẽ giúp mẹ có thêm hiểu biết và kỹ năng chăm con tốt hơn. Hãy luôn theo dõi và ủng hộ Góc của mẹ nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi khoa học