Trẻ bị hạch ở nách khiến mẹ hoang mang, không biết con đang gặp vấn đề gì về sức khỏe, mẹ suy nghĩ đủ mọi kịch bản có thể xảy đến với bé và đứng ngồi không yên. Đừng lo lắng quá mẹ nhé, hạch ở nách không gây tử vong cũng như lây nhiễm sang những khu vực khác đâu mẹ ơi. Tuy nhiên, mẹ cũng cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao con lại gặp tình trạng này để có phương hướng xử lý kịp thời, ngăn ngừa nhiễm trùng, dị ứng, tệ hơn là hạch phát triển ngày một to.
Mục lục
1. Hạch ở nách là gì?
Hạch ở nách là gì mẹ nhỉ? Theo các nghiên cứu khoa học, hạch là một tổ chức lympho có mặt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như nách, thượng đòn, bẹn, cổ,… trải khắp cơ thể, có vai trò như hệ miễn dịch. Hạch hay xuất hiện tại các vị trí như: hạch cổ, hạch bẹn, hạch nách.
Mẹ có thể hiểu nôm na hạch nách là những hạch bạch huyết nằm ở vùng nách, lúc này dịch bạch huyết sẽ đi từ ngực, ổ bụng, tay và cổ tay chảy qua những hạch này rồi xâm nhập vào hệ tuần hoàn. Các tế bào hồng cầu nằm trong hạch bạch huyết sẽ có vai trò tấn công, diệt trừ những tác nhân gây bệnh, bảo vệ hệ miễn dịch của con yêu.
Mẹ yên tâm những dạng hạch này không làm hại đến con. Tuy nhiên nếu hạch có dấu hiệu sưng to, con quấy khóc thường xuyên vì đau nhức, khó chịu thì rất có thể đó là hồi chuông cảnh báo vấn đề sức khỏe và hệ miễn dịch đó mẹ ơi.
2. Dấu hiệu của bé bị hạch ở nách
2. Dấu hiệu của bé bị hạch ở nách
Ở bé sơ sinh và trẻ nhỏ, việc phát hiện hạch dễ dàng hơn nhiều. Các mẹ có thể phát hiện ra hạch bằng cách sờ nắn phần nghi bị hạch ở con. Tùy vào từng nguyên nhân mà con sẽ có những triệu chứng cơ thể đi kèm khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến khi con bị hạch ở nách:
- Nách bé sưng to, tấy đỏ
- Bé sốt li bì, không chịu ăn uống
- Con dùng tay sờ sờ, nắn nắn vào vùng nách và quấy khóc
- Thường ngày bé rất thích đi lại, chơi đùa nhưng hôm nay lại lười hẳn ra
- Con chỉ nằm nghiêng sang một bên
- Bé quấy nhiều vào ban đêm, mẹ cho bé ti nhưng bé lại gạt ra
- Hệ hô hấp của con kém đi, thường xuyên ho, sổ mũi, hắt hơi,…
- Con sút cân trông thấy
- Người bé xuất hiện nhiều đốm phát ban
Nếu phát hiện con có ít nhất 2-3 dấu hiệu trên đây thì mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng hơn và đưa con đến gặp bác sĩ để đưa ra những kết luận chuẩn xác nhất nhé.
3. Nguyên nhân bé bị hạch ở nách
3.1. Do phản ứng sau khi tiêm phòng vaccine lao
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất cho tình trạng trẻ em bị hạch ở nách. Bị hạch ở nách có thể chỉ là một phản ứng của bé sau khi tiêm vaccine ngừa lao. Một số trẻ nhỏ sau khi tiêm vaccine BCG từ vài tuần đến vài tháng, có thể xuất hiện hạch nách bên trái.
Xem thêm lịch tiêm phòng cho trẻ 0-3 tuổi tại đây
Nếu con đã tiêm phòng vaccine ngừa lao trước khi nổi hạch, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng. Thông thường những hạch này ít gây đau, sốt, không mưng mủ và sẽ tự khỏi sau vài tháng.
Nếu hạch bé nhà mình sưng to, tấy đỏ, có lúc chảy mủ khiến trẻ đau, sốt, quấy khóc nhiều, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nhi để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.
3.2. Do bị nhiễm trùng (bệnh lao hạch)
Bé cũng có thể bị hạch ở nách do bị nhiễm trùng trong cơ thể. Tình trạng viêm nhiễm, vết thương ngoài da tại nách và những khu vực lân cận như vú, cánh tay, bàn tay, đều có thể khiến hạch ở nách sưng to và đau, trường hợp này còn được gọi là hạch phản ứng.
Trong trường hợp, bé bị nhiễm trùng mạn tính, phổ biến nhất là bệnh lao hạch. Những hạch này sẽ không biến mất mà tồn tại dai dẳng. Đồng tời còn và có xu hướng tăng lên về số lượng và kích thước. Trường hợp này hạch thường dính với nhau thành chùm, dính vào tổ chức xung quanh gây hạn chế vận động.
3.3. Do một số bệnh lý ác tính
Trường hợp này đa phần gặp ở người lớn.
Hạch ở nách đối với người lớn có thể là dấu hiệu cho các bệnh lý ác tính như ung thư vú, ung thư bạch cầu cấp, ung thư lympho ác tính,…
3.4. Làm sao để biết bé bị hạch ở nách do tiêm ngừa lao hay do bệnh khác?
Hạch ở nách do tiêm ngừa lao sẽ có những biểu hiện sau đây:
|
4. Các mẹ cần làm gì khi bé bị hạch ở nách?
Sau khi “nằm lòng” dấu hiệu và nguyên nhân bé bị hạch ở nách, mẹ nên có những cách để khắc phục tình trạng này, giúp con dễ chịu hơn, ví dụ như bổ sung dinh dưỡng sau khi con tiêm phòng, đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa, xác định hạch của con lành tính hay ác tính,…
4.1. Bổ sung dinh dưỡng sau tiêm phòng cho con
Nổi hạch do vaccine sẽ không gây sưng tấy, sốt nên nếu thấy trẻ nổi hạch ở nách trái, các mẹ cứ từ từ yên tâm. Đây là phản ứng lành tính nhất của hạch. Nếu hạch nhỏ < 2cm thì không cần xử trí gì, hạch có thể tự nhỏ bớt. Lúc này, mẹ cứ chăm sóc tốt cho bé, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ cho bé. Vài tháng sau hạch sẽ tự khỏi.
Nếu con bị sốt, quấy khóc do hạch sưng to, đỏ và chảy mủ sau khi tiêm phòng vaccine, các mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ khám và tư vấn cho bé.
4.2. Tham khảo ý kiến của bác sĩ
Đây là nguyên nhân bố mẹ nên nghi ngờ trong trường hợp bé bị hạch ở nách không do tiêm phòng. Hạch do bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, nguy hiểm nhất là khi bị nhiễm trùng mạn tính gây ra bệnh lao hạch. Hạch này có thể sưng, gây đau và sốt cho con.
Khi này ba mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Đối với trường hợp hạch nổi do nhiễm trùng sẽ co lại và khỏi hẳn sau khi nguyên nhân nhiễm trùng được điều trị khỏi hẳn. Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài, trẻ bị nổi hạch ở nách trái không tiến triển hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến áp xe, bên trong chứa mủ và dịch viêm, khi này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
4.3. Xác định hạch ở nách của con là lành hay ác tính
Trường hợp này rất hiếm gặp ở trẻ em.
Trong trường hợp hạch nổi ở nách nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh lý ác tính, bác sĩ cần thủ thục kiểm tra. Để xác định chính xác một hạch nách có tính ác tính hay không, bác sĩ thường dùng xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) để lấy một số mẫu tế bào. Sau đó quan sát dưới kính hiển vi, hoặc sinh thiết hạch làm giải phẫu bệnh.
Như vậy, những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ có góc nhìn toàn diện khi trẻ bị hạch ở nách, mẹ đừng quá lo lắng hay cuống cuồng lên mà nên bình tĩnh xử lý tình huống, đưa ra những phương hướng tốt nhất cho con yêu. Nếu còn thắc mắc nào về bệnh hạch ở bé hay bất kì câu hỏi nào về vấn đề chăm sóc bé cưng thì mẹ đừng quên để lại bình luận để Góc của mẹ giải đáp kịp thời nhé!
Xem thêm các bệnh cho bé tại đây nhé: