Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Da mặt trẻ sơ sinh và 4 vấn đề mẹ cần lưu ý

Các vấn đề liên quan đến da mặt trẻ sơ sinh thường xuyên xuất hiện do ảnh hưởng của yếu tố môi trường cũng như tác động từ vật bên ngoài. Mỗi một vấn đề lại xuất hiện do những nguyên nhân khác nhau và có biểu hiện cũng như cách chữa khác nhau. Điều mẹ cần làm là tìm hiểu kỹ về 4 vấn đề mà da mặt của con thường gặp phải để có phương pháp xử lý phù hợp.

1. Da mặt trẻ sơ sinh bị khô sần

Da mặt trẻ sơ sinh bị khô sần
Da mặt trẻ sơ sinh bị khô sần

Hiện tượng về da mặt trẻ sơ sinh đầu tiên cần kể đến chính là khô sần. Làn da của con rất nhạy cảm và chỉ mỏng bằng ½ người lớn. Vì vậy, da mặt bé bị sần là điều dễ gặp phải.

Việc da mặt bé bị khô sần là bởi những nguyên nhân sau đây:

  • Mẹ tắm cho con quá thường xuyên: Trong quá trình tắm sử dụng nước quá nóng và xà phòng không phù hợp. Điều này sẽ khiến da của con bị khô và yếu đi bởi lớp dầu tự nhiên trên da đã bị rửa trôi. Độ ẩm cũng vì vậy mà thoát ra ngoài mất.
  • Nhiệt độ môi trường: Việc thay đổi thời tiết cũng khiến cho da mặt con bị khô và nứt nẻ. Vì vậy, cần giữ độ ẩm cho làn da nhạy cảm của con để hạn chế bong tróc.
  • Mẹ sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp cho con: cũng là nguyên nhân cần chú ý.

Biểu hiện của vấn đề này là da của con bị bong tróc, sần sùi. Chúng không bị  ngứa và đỏ, cũng không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con.

Biện pháp cải thiện: Để khắc phục tình trạng này mẹ nên sử dụng những sản phẩm phù hợp với con, cung cấp độ ẩm hoàn hảo để con có được làn da luôn căng bóng, mịn màng.

2. Da mặt bé bị nổi mẩn đỏ

Da mặt trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ
Da mặt trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ

Da mặt trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ cũng là hiện tượng khá dễ gặp đặc biệt là mẩn đỏ quanh miệng. Bệnh nổi mẩn quanh miệng có liên quan trực tiếp đến tuyến nước bọt của bé. Thường do con bị trớ khi ăn sữa hoặc chảy nhiều dãi do mọc răng ở tháng thứ 4 trở đi. Những nốt mẩn đỏ này sẽ tự hết nếu như con được chăm sóc kỹ càng và làm vệ sinh sạch sẽ.

Dấu hiệu của bệnh là xuất hiện những nốt mẩn đỏ li ti ở hai bên má và quanh miệng cũng như khu vực cằm. Nếu không để ý, chúng ta sẽ thấy những nốt mẩn đỏ này giống với chàm sữa. Nhưng mẹ có thể phân biệt nhờ vào vị trí xuất hiện nốt mẩn.

Khi bé nhà bạn bị nổi mẩn đỏ, mẹ cần làm những điều sau đây:

  • Sau khi cho con bú hoặc con bị trớ sữa, chảy dãi thì mẹ hãy sử dụng khăn xô mềm để thấm khô xung quanh miệng. Sau đó bôi kem dưỡng ẩm.
  • Không nên lau rửa quá nhiều lần như vậy sẽ càng khiến cho da bé bị khô và bị tổn thương nặng hơn.
  • Bồng cao đầu con và vỗ ợ hơi để tránh việc bé bị trớ sữa sau bú. Đồng thời cũng nên hạn chế cho con bú ti giả quá lâu.
  • Bôi thuốc mỡ để ngăn tình trạng viêm da cho bé.

3. Da mặt trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Da mặt trẻ sơ sinh bị chàm sữa
Da mặt trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Da mặt bé bị chàm sữa hay còn gọi là lác sữa. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này là do ảnh hưởng của thời tiết cũng như thức ăn mà mẹ sử dụng hằng ngày và các tác nhân gây dị ứng khác.

Chàm sữa sẽ tự biến mất trong vài ngày mà không cần phải chữa. Dấu hiệu nhận biết của hiện tượng chàm sữa là tình trạng da bé trở nên đỏ ửng và khô. Chúng dần dày lên đồng thời có vảy hoặc xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu đỏ rất dễ nhầm với mẩn đỏ ở trên. Sau đó, chúng sẽ xuất hiện ở má, mặt và có thể lan xuống bất kỳ bộ phận nào.

Cách xử lý khi em bé nhà bạn bị chàm sữa như sau:

  • Hạn chế việc đổ mồ hôi, giữ cho con luôn khô thoáng.
  • Sử dụng các chất tẩy rửa dịu nhẹ để vệ sinh đồ đạc, quần áo cho con.
  • Không cho con tiếp xúc với chó, mèo và môi trường nhiều khói bụi.
  • Mẹ nên chọn kem dưỡng ẩm phù hợp cho bé.

4. Trẻ bị mụn sữa

Trẻ bị mụn sữa
Trẻ bị mụn sữa

Một hiện tượng nữa có liên quan đến da mặt trẻ sơ sinh đó chính là mụn sữa. Và có khoảng 40% trẻ sơ sinh bị mụn sữa trong giai đoạn đầu đời. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormone gây ứ đọng chất bã nhờn hoạt động mạnh tại những nơi có nhiều tuyến bã trên da.

Chúng xuất hiện từ những ngày đầu hoặc vài tuần sau khi bé chào đời. Nhiều nhất là ở hai bên má ngoài ra còn có ở mũi, trán, cằm , lưng. Mụn có màu trắng nhỏ liti như kiểu mụn trứng cá.

Bệnh này không lây nhiễm và để giúp giải quyết nhanh chóng, mẹ hãy áp dụng các biện pháp:

  • Không rửa mặt quá nhiều. Trong khi rửa không chà xát mạnh lên vùng da nổi mụn khiến chúng bị tổn thương.
  • Lựa chọn cho con các loại dầu gội sữa tắm dịu nhẹ với độ pH trung tính. Sau khi vệ sinh dùng khăn bông thấm khô lau sạch.
  • Chọn các loại chăn, đệm và quần áo cho bé với chất liệu khô thoáng, thân thiện với da, hạn chế kích ứng.
  • Hạn chế tình trạng khiến cho thân nhiệt của con tăng cao.
  • Mẹ không nên ăn quá nhiều trứng, đậu nành, lạc, hải sản, đồ ăn cay, nóng khi đang cho con bú.

Trên đây là 4 vấn đề thường xuyên xuất hiện trên da mặt trẻ sơ sinh. Nhìn chung, chúng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng mẹ cũng nên tìm những biện pháp để khắc phục cho bé.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Da mặt trẻ sơ sinh và 4 vấn đề mẹ cần lưu ý”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0