Bé bị mẩn đỏ ở vùng kín thường là tổn thương bên ngoài, không ảnh hưởng đến hormon và giai đoạn dậy thì của bé sau này. Tuy vậy, mẹ không nên chủ quan, bởi mẩn đỏ thường gây ngứa, đau rát, khiến bé biếng ăn, khó ngủ. Mẹ tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách giúp bé nhanh khỏi, hết mẩn ngứa khó chịu nhé!
Mục lục
1. Bé gái bị mẩn đỏ ở vùng kín có thể do 7 nguyên nhân sau
Bé gái mẩn đỏ vùng kín thường do 7 nguyên nhân: Hăm tã, nấm âm đạo, viêm âm đạo, rôm sảy, herpes mụn rộp, nhiễm giun kim. Với từng nguyên nhân sẽ có biểu hiện và cách chăm sóc khác nhau, mẹ đọc kỹ để hiểu da con cần gì mẹ nhé!
1.1. Hăm tã
Hăm tã là nguyên nhân phổ biến nhất gây mẩn đỏ vùng kín cho bé. Bé mặc bỉm thường xuyên nhưng bỉm kém chất lượng hoặc mẹ không thay bỉm cho bé mỗi 2 – 3 tiếng; vùng da quanh bộ phận sinh dục luôn cọ xát với một lớp tã dày, bí bức, ra mồ hôi nhiều, dễ kích ứng và nổi mẩn đỏ đau rát.
1.1.1. Biểu hiện
Hăm tã gây mẩn đỏ tại vùng kín, da mông, quanh bẹn. Các tổn thương da có biểu hiện:
- Da ửng hồng hoặc tây đỏ.
- Da khô, bong tróc, nứt nẻ.
- Mụn nhỏ, li ti trên nền da ửng đỏ.
- Xuất hiện mụn sưng, mụn mủ khi hăm tã chuyển biến nặng.
- Ngứa da làm bé khó chịu, ngủ không yên giấc, quấy khóc nhiều.
1.1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính gây hăm tã nổi mẩn đỏ vùng kín là do mẹ dùng tã cho bé chưa đúng cách:
- Không thay tã mỗi 2 – 3 giờ: Phân và nước tiểu bám trong tã trong thời gian dài tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây kích ứng, mẩn đỏ cho bé.
- Dùng tã/bỉm quá chật: Da bé vốn mỏng manh chỉ bằng ⅕ so với da người lớn. Tã chật cọ xát nhiều với làn da mỏng manh của con, gây xước da, tổn thương da, “mở cửa” cho vi khuẩn xâm nhập và gây mẩn đỏ da bé.
- Sử dụng tã kém chất lượng: Tã thấm hút kém khiến da bé tiếp xúc nhiều với phân và nước tiểu, ẩm ướt hơn, nhạy cảm hơn, dễ bị vi khuẩn tấn công và gây hăm da. Ngoài ra, các loại tã kém chất lượng thường có chất liệu vải xơ cứng, cọ xát nhiều da bé hoặc chất liệu chứa chất gây kích ứng, mẩn đỏ da như: Chất tẩy trắng clo, dioxin, mùi hương hóa học,…
1.1.3. Cách chăm sóc
Nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách, bé bị hăm tã sẽ hồi phục nhanh chóng sau 7 – 10 ngày thôi mẹ ạ! Mẹ lưu ý:
- Thay tã cho bé thường xuyên: Thời gian đi vệ sinh trung bình của con là khoảng 3 – 4 giờ. Mẹ thay tã cho con mỗi 3 – 4 tiếng hoặc thay tã ngay khi phát hiện con đi ị để vi khuẩn không thể phát triển và làm hại da bé.
- Giảm thời gian mặc tã cho bé: Khi thay tã, mẹ vệ sinh da bé và để bé được thông thoáng khoảng 10 – 15 phút trước khi mặc tã mới cho con. Việc này giúp da bé được “thở”, được thoải mái hơn và nhanh hồi phục hơn. Với bé hăm tã nặng, hăm tã xuất hiện mụn mủ, loét da, mẹ chỉ mặc tã cho bé vào ban đêm, không mặc tã cho bé vào ban ngày để giảm tối đa những cọ xát gây vỡ vết mụn, nhiễm trùng,…
- Chọn tã thấm hút tốt: Mẹ chọn tã chứa nhiều hạt SAP, thành phần có khả năng thấm hút gấp 30 lần trọng lượng của chúng. Sau khi giữ nước, chúng chuyển thành dạng gel mềm, không độc hại, không vón cục, không thấm ngược lại da bé, giữ da bé được an toàn tuyệt đối.
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm: Sản phẩm này có tác dụng làm dịu da, kháng viêm, bảo vệ da khỏi vi khuẩn và kích thích da bé hồi phục nhanh hơn. Mẹ ưu tiên chọn các sản phẩm dạng xịt, dễ thẩm thấu và tránh lây nhiễm vi khuẩn từ tay mẹ sang da bé nhé!
1.2. Nấm âm đạo
Nguyên nhân gây nấm âm đạo gây mẩn đỏ ở các bé gái là do nấm Candida. Loại nấm này có sẵn và vô hại tại da và niêm mạc của bé. Tuy nhiên, khi sức đề kháng của bé yếu đi, chúng phát triển mạnh mẽ hơn và gây hại da bé.
1.2.1. Biểu hiện
Bé nhiễm nấm gây mẩn đỏ ở vùng kín với các biểu hiện:
- Vùng da quanh âm đạo đỏ.
- Xuất hiện mụn nhỏ li ti tại vùng kín.
- Ngứa rát khó chịu.
- Bé không sốt.
- Có hoặc không tưa lưỡi: Niêm mạc lưỡi xuất hiện màng trắng, hôi miệng, dưới lớp màng trắng có mụn li ti.
1.2.2. Nguyên nhân
Nấm Candida tồn tại sẵn tại niêm mạc âm đạo. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển và gây tổn thương niêm mạc bé.
- Môi trường ẩm ướt: Mẹ không thay tã cho bé khi tã bé ướt, hoặc mẹ dùng tã thấm hút kém. Nước tiểu và phân bám lâu ở vùng kín của con, tạo môi trường ẩm ướt cho nấm phát triển, gây tổn thương da và niêm mạc.
- Bé giảm sức đề kháng: Bình thường, hệ miễn dịch luôn bảo vệ bé khỏi các loại vi khuẩn trên da và niêm mạc. Khi sức đề kháng của bé yếu đi do ốm, sốt, suy dinh dưỡng,..; cơ thể bé không được bảo vệ toàn diện như trước; dễ bị nấm men tấn công.
1.2.3. Cách chăm sóc
Bé nấm âm đạo cần đi khám bác sĩ nhanh chóng. Mẹ dùng thuốc cho bé theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bé nấm âm đạo sẽ khỏi hoàn toàn sau khoảng 2 tuần.
Mẹ lưu ý giữ vệ sinh vùng kín cho bé sạch sẽ, tránh để vi khuẩn phát triển nhiều hơn. Mẹ thay tã cho bé 3 – 4 tiếng/ lần hoặc ngay khi phát hiện tã ướt. Trước khi mặc tã mới, mẹ dùng khăn ướt có chứa thành phần kháng khuẩn bảo vệ da lau vùng kín cho bé từ trước ra sau, giữ da bé được sạch sẽ nhất mẹ nhé!
1.3. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo gây mẩn đỏ vùng kín bé gái ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ dưới 10 tuổi, khi niêm mạc và da âm đạo bé còn mỏng manh và nhạy cảm.
1.3.1. Biểu hiện
Bé mẩn đỏ vùng kín kèm theo những tổn thương âm đạo như:
- Niêm mạc âm đạo sưng đỏ.
- Âm đạo có mùi hôi.
- Âm đạo ngứa, đau, bé quấy khóc, khó chịu.
- Đau khi đi vệ sinh.
1.3.2. Nguyên nhân
Bé còn nhỏ nên niêm mạc âm đạo rất mỏng và nhạy cảm. Khi da bé bị kích ứng da, xước da, xuất hiện tổn thương hở trên da, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm cho bé.
- Bé mặc tã quá chật: Tã chật cọ xát da và niêm mạc bé, để lại những vết xước, tổn thương trên da. Các vết xước da đôi khi rất nhỏ, mẹ khó phát hiện.
- Vùng kín không sạch sẽ: Mẹ không thay tã cho bé khi tã ướt hoặc bé mặc tã liên tục trong thời gian dài, quá 4 tiếng; khiến niêm mạc âm đạo bé bám nhiều mồ hôi, phân, nước tiểu, sinh sôi vi khuẩn gây viêm.
- Viêm âm đạo do kích ứng: Khi mẹ dùng chung sữa tắm hoặc giặt quần áo chung với bé, hóa chất tẩy rửa mạnh trong sữa tắm và sản phẩm giặt xả gây kích ứng, mẩn đỏ, viêm âm đạo.
1.3.3. Cách chăm sóc
Bé viêm âm đạo sẽ hồi phục sau 1 – 2 tuần nếu mẹ biết cách chăm sóc:
- Không mặc tã cho bé quá chật: Mẹ chọn size tã phù hợp với bé theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo tư vấn của nhân viên bán hàng. Khi mặc tã cho bé, mẹ không dùng lực mạnh, không để tã hằn lên da con, làm con thấy đau và chật chội.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Mẹ dùng nước ấm 38 độ C, nhẹ nhàng rửa vùng kín cho bé hàng ngày. Không dùng nước muối mẹ nhé! Âm đạo bé có độ ẩm bảo vệ da thấp. Nước muối sẽ rửa trôi độ ẩm tự nhiên của con, làm âm đạo bị khô, dễ kích ứng và mẩn đỏ hơn.
Sau khi vệ sinh, mẹ dùng khăn lau khô vùng kín cho bé trước khi mặc tã mới cho con, tránh niêm mạc đọng nước, ẩm thấp sinh sôi vi khuẩn.
- Dùng sữa tắm và nước giặt dành riêng cho bé: Mẹ không dùng chung sữa tắm và nước giặt của mẹ cho bé. Thay vào đó, mẹ chọn các sản phẩm tắm gội thiên nhiên và nước giặt xả có nguồn gốc thực vật, an toàn, lành tính, dịu nhẹ, không hóa chất gây hại da con.
Mẹ lưu ý đưa bé đi khám bác sĩ khi âm đạo bé chảy máu, lên mụn, hoặc bé đau khi đi tiểu, tránh trường hợp viêm nhiễm nặng, kéo dài, nhiễm trùng khó chữa.
1.4. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu gặp ở bé gái nhiều hơn bé trai. Các tổn thương chủ yếu do vi khuẩn E.coli tấn công gây viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
1.4.1. Biểu hiện
Bé nhiễm trùng tiết niệu xuất hiện mẩn đỏ ở vùng kín kèm với các biểu hiện:
- Lượng nước tiểu ít, đi tiểu liên tục, đau rát khi tiểu.
- Tiểu dầm.
- Đau nhức vùng dưới rốn.
- Có hoặc không sốt trên 38 độ C.
- Có hoặc không tiểu ra máu.
1.4.2. Nguyên nhân
Bé nhiễm trùng tiết niệu do vùng kín không sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công da và niêm mạc bé:
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Bé nhiễm trùng tiết niệu chủ yếu bởi vi khuẩn E. coli. Đây là vi khuẩn có mặt ở đường ruột, hậu môn và trong phân của bé. Khi mẹ vệ sinh vùng kín không đúng cách, lau vùng kín theo chiều từ sau ra trước, đưa vi khuẩn từ hậu môn và phân lên âm đạo, gây nhiễm trùng tiết niệu.
- Bé có cơ địa nhạy cảm: Nhiễm trùng tiết niệu thường gặp ở bé có cơ địa nhạy cảm với vi khuẩn E.coli gây bệnh, bé có mẹ hoặc người người thân trong gia đình cũng gặp tình trạng này.
1.4.3. Cách chăm sóc
Bé nhiễm trùng tiết niệu cần được đi khám bác sĩ nhanh chóng để được kê đơn dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Mẹ tuân thủ dùng thuốc cho bé theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bé không còn mẩn đỏ, không còn đau rát chỉ sau 2 -3 ngày.
Bên cạnh dùng thuốc, mẹ cho bé uống đủ 1,5l nước/ ngày. Bé uống đủ nước sẽ đi tiểu đều hơn, đẩy vi khuẩn gây bệnh ra khỏi đường tiết niệu của con.
1.5. Rôm sảy
Rôm sảy là tình trạng da bé xuất hiện các vết mụn li ti, mật độ dày, đặc biệt tại những vùng da bí bách, ra nhiều mồ hôi như vùng kín, mông, nách, bẹn, lưng,…
1.5.1. Biểu hiện
Bé rôm sảy nổi mẩn ở vùng kín với biểu hiện:
- Mụn nhỏ li ti, mật độ dày, ở vùng kín và vùng da ra mồ hôi nhiều: mông, nách bẹn, lưng, trán,…
- Bé ngứa ngáy, thường đưa tay dụi các vết mụn.
- Có hoặc không sốt trên 38,5 độ C.
1.5.2. Nguyên nhân
Bé rôm sảy do thời tiết, không gian nóng bức. Bé ra mồ hôi nhiều, trong khi hoạt động tuyến mồ hôi chưa phát triển toàn diện, dễ bít tắc, dẫn tới da nổi mẩn, ngứa ngáy.
- Tã kín, không thoáng khí: Tã kín, không thoáng khí làm bé nóng bức, ra mồ hôi nhiều. Mồ hôi bé bị giữ trên da, không thoát được ra ngoài, làm tăng nguy cơ tôm sảy.
- Thời tiết, không gian nóng bức, ô nhiễm: Mùa hè nóng bức, phòng ngủ bí bách đóng kín cửa làm bé ngột ngạt, ra mồ hôi nhiều, dễ gây kích ứng và mẩn đỏ da bé.
- Bé thiếu nước: Bé ra mồ hôi nhiều nhưng không được uống nước đầy đủ. Cơ thể mất nhiều nước làm giảm chức năng thải độc của thận và gan, gây mẩn đỏ, rôm sảy.
1.5.3. Cách chăm sóc
Mẹ an tâm! Da bé sẽ mịn màng trở lại sau 5 – 7 ngày khi bé được sạch sẽ, khô thoáng, mát mẻ.
- Lựa chọn tã thấm hút tốt, thoáng khí: Mẹ chọn tã chứa nhiều hạt siêu thấm SAP thấm hút cao cấp, tăng khả năng thấm hút lên tới 1,5 lần so với các loại tã thông thường. Đồng thời, ưu tiên tã có bề mặt nhiều khe rãnh 3D và lớp đáy thoáng khí, giúp vùng da quấn tã luôn được khô thoáng, không bị hầm bí và giảm mồ hôi bám nhiều trên da.
- Giữ không gian phòng sạch sẽ, thoáng mát: Mẹ dùng điều hòa hoặc quạt để duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ, khoảng 28 độ C, đặc biệt là vào những ngày hè oi bức. Quét dọn nhà cửa, giặt chăn gối cho bé hàng ngày để vi khuẩn, bụi bẩn không có cơ hội tấn công da bé mẹ nhé!
- Cho bé uống đủ nước: Bé cần uống đủ 1,5 lít nước mỗi ngày để bù lại lượng nước bé đã mất qua mồ hôi. Mẹ dùng nước lọc, kết hợp với sữa, nước ép trái cây để bổ sung thêm vitamin và các chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng, giúp bé hồi phục nhanh hơn. Với bé sơ sinh ăn sữa mẹ, mẹ cho bé bú đủ theo nhu cần ăn sữa của con, mỗi 2 – 3 tiếng/ lần. Sữa mẹ có tới 85 – 90 % là nước. Mẹ không cần cho bé uống thêm nước mẹ nhé.
Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ?
1.6. Mụn rộp bộ phận sinh dục (Herpes)
Mụn rộp bộ phận sinh dục hay Herpes sinh dục là vấn đề da do virus Herpes simplex virus (HSV) gây ra.
1.6.1. Biểu hiện
Ban đầu, khi virus tiếp xúc với da, bé thường không có biểu hiện gì. Sau 4 – 7 ngày, các tổn thương da bắt đầu xuất hiện, bao gồm:
- Xuất hiện mụn nước nhỏ, đầy chất lỏng.
- Loét da thành từng cụm.
- Da vùng kín sưng đau.
- Có hoặc không đau khi đi tiểu.
- Mụn và loét da có hoặc không lan rộng đến mông, đùi, bẹn.
1.6.2. Nguyên nhân
Bé xuất hiện mụn rộp ở bộ phận sinh dục do virus Herpes simplex virus gây ra do:
- Lây từ mẹ sang con: Ở những mẹ bị mụn rộp bộ phận sinh dục, virus Herpes có khả năng lây từ mẹ sang con qua nước ối, các vết loét da, hoặc qua tiếp xúc với âm đạo của mẹ khi sinh.
- Tiếp xúc với virus trên người bệnh: Virus Herpes tồn tại trên các vết loét, nước bọt, đồ dùng của người bệnh. Da bé bị nhiễm virus khi tiếp xúc với các yếu tố này.
- Lây qua đường máu: Bé nhiễm virus khi dùng chung kim tiêm khi đi khám tại các cơ sở y tế kém chất lượng, khi tiêm vacxin,…
1.6.3. Cách chăm sóc
Mụn rộp bộ phận sinh dục có nguy cơ cao để lại sẹo. Mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để bé được chỉ định dùng thuốc hợp lý.
Mẹ lưu ý: Khoảng 50 – 80% bé nhiễm virus HSV tái phát bệnh sau khi khỏi. Khi bé hết bệnh, hết mẩn đỏ, ngứa ngáy; mẹ không chủ quan, chú ý phát hiện sớm và đưa bé đi tái khám nhanh nhất mẹ nhé!
1.7. Ngứa vùng kín do nhiễm giun kim
Nhiễm giun kim gây mẩn đỏ vùng kín là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Giun kim thường đẻ trứng vào ban đêm. Khi đẻ trứng, chúng tiết ra chất gây ngứa, làm bé ngứa ngáy, ngủ khó yên giấc.
1.7.1. Biểu hiện
Các biểu hiện bé nhiễm giun kim thường xuất hiện vào buổi đêm, khi giun đẻ trứng:
- Bé ngứa hậu môn, âm đạo; quấy khóc, khó ngủ vào ban đêm.
- Dùng đèn soi hậu môn thấy giun kim màu trắng sữa.
- Trong phân có ấu trùng là các đốm trắng li ti.
1.7.2. Nguyên nhân
Bé nhiễm giun kim do nuốt phải ấu trùng giun kim. Giun kim phát triển trong đường tiêu hóa và xuống đẻ trứng, gây ngứa tại vùng kín và hậu môn:
- Ấu trùng từ tay lên miệng: Tay bé là nơi bám ấu trùng giun kim từ bụi bẩn, ô nhiễm xung quanh. Bé có thói quen mút tay hoặc không rửa tay trước khi ăn sẽ đưa ấu trùng từ tay lên miệng, vào trong cơ thể bé.
- Thức ăn, nước uống không được đun sôi, nấu chín: Nước lã, rau sống bám nhiều ấu trùng mà mẹ không nhìn thấy được. Không đun sôi, nấu chín thức ăn sẽ không tiêu diệt được hết vi khuẩn, ấu trùng có hại cho bé.
1.7.3. Cách chăm sóc
Mẹ đưa bé nhiễm giun kim đến thăm khám bác sĩ để dùng thuốc tẩy giun an toàn và hiệu quả cho bé. Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ.
Để bé bảo vệ bé khỏi giun kim, mẹ chú ý:
- Giữ gìn vệ sinh, dọn phân và tã của bé sạch sẽ, không để ấu trùng trong phân có cơ hội lây nhiễm ngược sang con.
- Ăn chín, uống sôi, đảm bảo thức ăn, nước uống của con không còn ấu trùng, vi khuẩn gây bệnh.
- Tẩy giun cho bé 2 lần/ năm theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là ở bé 2 – 12 tuổi.
2. Cách chăm sóc để vùng kín của bé gái luôn khỏe mạnh
Nếu mẹ biết chăm sóc, bảo vệ vùng kín của con, da bé sẽ không phải đối mặt với các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy, đau rát nữa. Mẹ áp dụng các biện pháp chăm sóc bé sau đây:
- Vệ sinh từ trước ra sau: Mỗi lần thay tã cho con, mẹ dùng khăn ướt, lau nhẹ nhàng theo chiều từ trước ra sau, tránh đưa cặn bẩn, vi khuẩn từ hậu môn lên vùng kín của bé. Để an toàn, mẹ lựa chọn cho bé khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm lành tính như: Clohexidine Gluconate Solution, Laurylglucosides Chloride
- Thay tã cho bé 3 – 4 tiếng/ lần: Để tránh tã ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm phát triển gây tổn thương da bé.
Với bé mới sinh dưới 2 tháng tuổi, tần suất thay tã cho bé nhiều hơn, 2 tiếng/ lần vì thời gian này, bé đi tiểu rất nhiều, thậm chí là 20 lần/ ngày. Khi bé lớn hơn, lượng nước tiểu một lần sẽ nhiều hơn và số lần đi tiểu sẽ giảm bớt.
- Cắt móng tay cho bé 1 -2 tuần/lần: Móng tay là nơi bám nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Không những thế, móng tay sắc nhọn dễ làm da bé xước, tổn thương, “mở cửa” cho vi khuẩn tấn công gây viêm da, loét da, nhiễm trùng.
- Giữ vùng âm đạo khô ráo: Trước khi mặc tã cho bé, mẹ dùng khăn vải mềm hoặc khăn khô đa năng thấm khô vùng kín của bé. Âm đạo bé khô ráo, sạch sẽ; vi khuẩn sẽ không phát triển gây tổn thương da con.
- Không sử dụng sản phẩm tắm gội chứa chất lưu hương hóa học: Các chất lưu hương hóa học như Cyclopenta Decanolide, ambroxide, diethyl phthalate, triethyl citrate,… dễ làm kích ứng, mẩn đỏ làn da mỏng manh, nhạy cảm của con.
Để an toàn, mẹ chọn các sản phẩm tắm gội lành tính,có hương thơm từ các nguyên liệu thiên nhiên như tinh dầu quả Inca Inchi, Citrus Paradisi Seed Extract (dịch chiết hạt bưởi chùm),…
Bé bị mẩn đỏ ở vùng kín thường lành tính và không nguy hiểm cho bé nếu mẹ chăm sóc đúng. Do đó, mẹ đừng quá lo lắng. Chỉ cần bình tĩnh hiểu da con và xử lý theo hướng dẫn ở trên, bé yêu sẽ hồi phục nhanh chóng thôi ạ. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!