Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thực đơn cho bé tập ăn cơm giúp mẹ tiết kiệm thời gian

Khi bắt đầu mọc răng hàm, các bé chuyển sang giai đoạn ăn cơm. Những có nhiều bé lười nhai và không thích ăn cơm. Một số Mẹ xử lí bằng cách vẫn duy trì cho con ăn bột và cháo, trộn chung các loại thực phẩm vào xay cho nhuyễn nhằm giúp bé dễ tiêu hoá. Tuy nhiên, giai đoạn ăn thô lại tốt cho hệ tiêu hoá của bé hơn, giúp bé hấp thụ đầy đủ hơn các chất dinh dưỡng và hoàn thiện chức năng của dạ dày các bé. Việc cho bé ăn cơm xay cũng giúp Mẹ nhàn hơn rất nhiều vì bớt thời gian nấu cháo, xay bột. Dưới đây là một số gợi ý thực đơn cho bé tập ăn cơm mà Mẹ có thể tham khảo.

1. Khi nào cần xây dựng Thực đơn cho bé tập ăn cơm? 

Khi nào cần xây dựng Thực đơn cho bé tập ăn cơm? 
Khi nào cần xây dựng Thực đơn cho bé tập ăn cơm? 

Độ tuổi các bé chuyển sang tập ăn cơm là từ 11 đến 24 tháng. Tuy nhiên, nó còn tùy thuộc vào nhu cầu của con cũng như kiểu ăn dặm mà mẹ và bé lựa chọn.

  • Ăn dặm BLW là phương pháp ăn dặm cho trẻ tự quyết, thì bé sẽ tiếp xúc với thức ăn thô (trong đó có cơm) ngay từ đầu
  • Ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật thì cơm được đưa vào khẩu phần ăn muộn hơn. Nhìn chung nên bắt đầu tập ăn cơm cho con khi con có răng hàm. con nghiền thức ăn tốt hơn, tiêu hóa dễ dàng hơn. Tránh giới thiệu cơm và đồ ăn thô với con quá muộn sẽ ảnh hưởng khả năng nhai nuốt của con.

Nguyên tắc tập ăn cơm là thô dần, nghĩa là bắt đầu với cơm nát mềm sau tăng độ khô dần dần để hệ tiêu hoá của con làm quen, không bị mệt mỏi.

2. Chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm đúng cách

Chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm đúng cách
Chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm đúng cách

Quá trình chuyển giao từ ăn cháo sang ăn cơm cần một khoảng thời gian dài. Chỉ cần một vài sai sót của mẹ cũng có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Một số điều cần lưu ý để quá trình chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm đúng cách là:

  • Cho bé ăn cơm chín mềm, đánh nhẹ cho cơm nát trong giai đoạn đầu. Ban đầu, mẹ chỉ nên cho ăn 2 – 3 thìa cơm, sau đó mới tăng dần để bé làm quen.
  • Cho bé ăn thực phẩm đã được nấu, hầm, ninh cho chín mềm. Nếu thức ăn có kích thước to, cần nghiền nát ra cho bé, ví dụ như thịt băm hay khoai tây ninh nhừ, rau củ luộc chín mềm, thái nhỏ.
  • Các mẹ đầu tư những bộ bát ăn, thìa, đũa có màu sắc bắt mắt, hình dáng đa dạng. Về đồ ăn, các mẹ cũng nên cắt tỉa, bày biện sao cho đẹp mắt để kích thích vị giác của các bé
  • Không ép bé ăn quá nhiều: Đối với việc các bé đang quen việc ăn cơm xay nhuyễn hay ăn cháo, việc nhai cơm sẽ mất nhiều thời gian và lâu tiêu hóa hơn. Vậy nên các Mẹ đừng ép bé ăn quá nhiều 1 lúc mà nên chia thành nhiều bữa để bé thoái mái hơn trong việc tập nhai.
  • Khi tập cho con ăn cơm mẹ tuyệt đối không chan canh vào cơm. Dù việc chan canh giúp con dễ nuốt hơn, nhưng cũng dễ gây nghẹn. Điều quan trọng hơn là điều này tạo cho con thói quen lười nhai, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ hàm. Thức ăn không được nhai sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày, tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa.

3. Cách nấu cơm nát cho bé mới tập ăn cơm

Cách nấu cơm nát cho bé mới tập ăn cơm
Cách nấu cơm nát cho bé mới tập ăn cơm

Cách 1: Mẹ vo gạo, bỏ nước, nấu cơm chung cho cả gia đình như bình thường. Khi nồi cơm gần bật nút chuyển sang chế độ hâm thì lấy ra một bát con cơm vừa với khả năng ăn của bé. Cho thêm nước rồi bỏ lại vào nồi, bật nút nất lần nữa. Khi cơm chin, sẽ có cơm cho cả nhà và cơm nát cho con riêng.

Cách 2: Khi cho gạo và nước vào nồi, mẹ vun một góc gạo cao một góc gạo thấp. Như vậy với cùng một lượng nước, bên nhiều gạo cơm sẽ chin vừa, bên ít gạo cơm sẽ nát mềm. Khi xới, mẹ lựa bên ít cơm, xới thấy nát để lấy cho con ăn.

4. Bỏ túi 10 Thực đơn cho bé tập ăn cơm

Bữa cơm của bé nên có ít nhất là 2 món: 1 món canh và 1 món mặn hoặc xào. Thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và xắt miếng nhỏ để trẻ nhai được như thịt băm hay đậu phụ sốt cà chua, cá kho… Cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn để trẻ có đủ dinh dưỡng và quen ăn đa dạng các loại thực phẩm. Thường xuyên thay đổi thức ăn cho trẻ theo bữa ăn, theo ngày, theo mùa.

Những thực đơn cho bé tập ăn cơm dưới đây là dành cho bữa trưa hoặc bữa tối – 2 bữa quan trong trong ngày của bé:

Thực đơn 1:

  • Cơm rắc rong biển
  • Ruốc cá hồi
  • Canh cải ngọt

Thực đơn 2: 

  • Cơm trộn rau củ
  • Tôm rim nước dừa
  • Canh mồng tơi

Thực đơn 3:

  • Cơm nát đậu lăng
  • Gà kho nước tương
  • Canh bầu
Bỏ túi 10 Thực đơn cho bé tập ăn cơm
Bỏ túi 10 Thực đơn cho bé tập ăn cơm

Thực đơn 4:

  • Cơm trắng
  • Cá hồi sốt bơ cơm
  • Canh bí đỏ nấu thịt

Thực đơn 5:

  • Cơm trắng
  • Ruốc cá hồi
  • Canh cải ngọt

Thực đơn 6:

  • Cơm trộn phomai
  • Thịt bằm sốt cà chua
Bỏ túi 10 Thực đơn cho bé tập ăn cơm
Bỏ túi 10 Thực đơn cho bé tập ăn cơm

Thực đơn 7:

  • Cơm trắng
  • Bò xào giá
  • Canh ngao

Thực đơn 8: 

  • Cơm trắng
  • Trứng đúc thịt, cà rố
  • Canh bí đỏ

Thực đơn 9:

  • Cơm rắc phomai
  • Đậu non sốt nấm
  • Canh bầu

Thực đơn 10:

  • Cơm trắng
  • Gà kho nấm
  • Canh mồng tơi
Bỏ túi 10 Thực đơn cho bé tập ăn cơm
Bỏ túi 10 Thực đơn cho bé tập ăn cơm

Thực đơn 11:

  • Cơm trắng
  • Thịt bằm sốt nấm
  • Bí ngòi hấp

Thực đơn 12:

  • Cơm rắc phomai
  • Cá sốt cà chua
  • Soup đậu phụ rau biển

Thực đơn 13

  • Cơm trắng
  • Thịt bò xào giá
  • Canh rau của hầm thịt

Thực đơn 14

  • Cơm trắng
  • Cá hồi áp chảo
  • Canh mướp nấu thịt

Các Mẹ có thể tham khảo thêm:

Thực đơn cơm ngon bổ dưỡng cho bé biếng ăn

Mách mẹ Top 10 Thực đơn cơm xay cho bé

Trên đây là những thực đơn để Mẹ tham khảo cho bé tập ăn cơm nhà mình. Hy vong các Mẹ sẽ xây dựng được cho bé một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lí.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thực đơn cho bé tập ăn cơm giúp mẹ tiết kiệm thời gian”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0