Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến
Danh mục sản phẩm

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy- Dấu hiệu mẹ không được bỏ qua

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là gì? Chắc không ít lần bố mẹ hoang mang khi đặt câu hỏi này. Nếu như là ở trẻ lớn thì có thể dễ dàng phân biệt. Nhưng với trẻ sơ sinh thì đây quả là một bài toán khó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết, bố mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là gì?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất nhiều nhưng chủ yếu do đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng. Tác nhân gây ra là do vi khuẩn, virus, chế độ ăn uống không hợp lý,…Mặc dù tiêu chảy là một trong số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên không thể coi nhẹ bệnh này được. Tiêu chạy có dẫn đến rối loạn điện giải trong cơ thể gây ra suy dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng huyết ở trẻ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất nhiều nhưng chủ yếu do đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất nhiều nhưng chủ yếu do đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

2.1. Dấu hiệu nhận biết trẻ đi ngoài bình thường ở trẻ sơ sinh

Bố mẹ thường lo lắng trẻ đi ngoài nhiều lần có phải là do trẻ sơ sinh bị tiêu chảy không? Nhưng việc một ngày trẻ đi ngoài 2-5 lần là hoàn toàn bình thường. Thâm chí trẻ có thể đi ngoài 7-8 lần tùy hứng. Còn đối với trẻ trên 6 tháng tuổi thì số lần đi ngoài 1-2 lần/ngày.

Đặc điểm của phân trẻ sơ sinh đối với trẻ bú mẹ phân có màu vàng đậm, xanh đậm và tính chất lỏng và mềm. Tuy nhiên phân của bé không nặng mùi. Đối với trẻ uống sữa theo công thức thì phân có xu hướng đặc và nặng mùi hơn. Màu sắc của phân cũng đa dạng màu như vàng, xám nâu phụ thuộc vào sữa của trẻ.

2.2. Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Tần suất đi ngoài của trẻ mỗi bé là khác nhau và không thể dựa trên lý thuyết để áp dụng. Do vậy, việc phán đoán trẻ sơ sinh bị tiêu chảy hay không nên được tính toán kỹ. Bố mẹ có thể so sánh với tần suất đi ngoài với những ngày trước. Nếu trẻ đi ngoài nhiều hơn một cách bất thường thì có thể phán đoán bé bị tiêu chảy.

Đặc điểm của phân sẽ lỏng hơn nhiều và có mùi tanh hôi. Ngoài ra nếu trẻ bị nhiễm trùng có thể có vết nhầy của máu. Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cơ thể bé có những phản ứng như mệt mỏi, nôn mửa hoặc sốt. Những biểu hiện này có thể kéo dài 3-6h trước khi tiêu chảy.

3. Hậu quả nghiệm trọng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và không kịp thời can thiệp rất dễ dấn đến mất nước và rối loạn điện giải. Tiêu chảy có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Ngoài ra, tiêu chạy bị gây ra bởi nhóm vi khuẩn E.coli. Đây là loại vi khuẩn nguy hiểm và có thể kháng lại kháng sinh của chúng ta đang có. Bố mẹ chỉ có thể chạy chữa cho trẻ bàng những loại thuốc kháng sinh thế hệ mới khá tốn kém.

Đặc biệt, bệnh tiêu chảy ở trẻ diễn ra với tốc độ nhanh. Trẻ bị nặng có thể rơi vào trạng thái lơ mơ, tim đạp nhanh, da nhợt nhạt, người tím tái…Trẻ có thể bị sốc giảm thể tích, thậm chí dẫn đến tử vọng.

Nếu tiêu chảy xuất phát từ các nguyên nhân như nhiễm khuẩn, tiêu chảy cấp do virus rota…thì nguy hiểm hơn rất nhiều.

4. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh tiêu chảy?

Trẻ bị tiêu chảy không thể coi thường được do vậy nếu phát hiện kịp thời bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Vì vậy, có thể xác định được nguyên nhân và áp dụng phương pháp chữa trị. Ngoài ra, chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà cũng vô cùng quan trọng:

  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ phát triển. Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để bé có kháng thể tốt miễn dịch đường tiêu hóa
  • Bù nước và điện giải cho bé bằng Oresol thấm thấu thấp.
  • Tránh cho bé ăn và uống những thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, đồ uống có ga. Những thực phẩm nhiều chất xơ, dầu mỡ và khó tiêu hóa cũng làm tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Trẻ bị tiêu chảy không thể coi thường được do vậy nếu phát hiện kịp thời bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện
Trẻ bị tiêu chảy không thể coi thường được do vậy nếu phát hiện kịp thời bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện

5. Phòng tiêu chảy cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có sức đề kháng kém hơn chúng ta rất nhiều. Việc phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ cực kỳ quan trọng nhất là với bé tiêu hóa kém. Để phòng bệnh tiêu chảy tốt, bố mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Ưu tiên cho bé bú sữa mẹ thay vì sữa hộp
  • Bổ sung cho bé men vi sunh chứa khuẩn lợi đặc hiệu với chứng tiêu chảy. Đặc biệt là với những bé bắt đầu ăn dặm hay uống sữa ngoài.
  • Cho bé tiêm phòng đầy đủ theo tiêu chuẩn quốc gia
  • Luôn giữ vệ sinh môi trường sống, thức ăn và nước uống cho trẻ

6. Những thực phẩm phòng tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Với những bé sơ sinh bắt đầu vào giai đoạn ăn dặm bố mẹ có thể cho bé ăn những thực phẩm dưới đây để phòng tiêu chảy:

  • Chuối: Chuối là thực phẩm giúp trẻ có thể ngừng tiêu chảy. Đặc biệt chuối không kích ứng với tiêu hóa của trẻ.
  • Táo: Trong táo có nhiều chất xơ và nước. Do vậy bố mẹ có thể ép táo cho trẻ ăn để bù điện giải cho trẻ
  • Sữa chua: Nếu bé bị tiêu chảy là do bị mất cân bằng vi khuẩn thì trong sữa chua sẽ giúp khôi phục sự cân bằng đó. Do vậy, có thể giúp làm giảm việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.

    Nếu bé bị tiêu chảy là do bị mất cân bằng vi khuẩn thì trong sữa chua sẽ giúp khôi phục sự cân bằng đó
    Nếu bé bị tiêu chảy là do bị mất cân bằng vi khuẩn thì trong sữa chua sẽ giúp khôi phục sự cân bằng đó

Kết luận

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên có thể giúp bố mẹ giảm bớt được tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho chỉ định của bác sĩ. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy- Dấu hiệu mẹ không được bỏ qua”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ phân vân, thắc mắc. Bởi bé cưng của mẹ thường xuyên trào ngược, nôn trớ, mẹ nghe nhiều người mách cho bé sử dụng gối này sẽ giúp cải thiện tình trạng nhưng mẹ sợ mua nhầm, mua […]
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm vì mẹ nghe nhiều người mách dòng gối này có tác dụng ổn định dịch dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược, nôn trớ nhưng mẹ chưa biết bé mấy tháng thì dùng được. Vậy bài viết […]
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ thường lo lắng khi sữa về ít, nhỏ giọt, không được ướt áo, con ti cũng chẳng thỏa thích. Không sao đâu ạ, bởi Góc của mẹ sẽ xác định được từng nguyên nhân xuất phát từ mẹ và bé, từ đó gợi ý 9 cách […]
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Mẹ cho con bú nhưng sữa về nhỏ giọt, con không ti đủ nên thường quấy khóc, khó chịu khiến các mẹ vô cùng lo lắng, không biết làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú. Đừng lo quá mẹ ơi, sau đây là 5 mẹo kích sữa về nhanh chóng, con ti […]
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Trường hợp bé uống sữa xong là ị, đi ngoài phân lỏng làm mẹ không khỏi lo lắng vì sợ con gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy bé đi ị sau uống sữa là phản ứng sinh lý bình thường hay bất thường? Để giúp mẹ yên tâm hơn và nắm rõ được nguyên […]
Giỏ hàng 0