Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến
Danh mục sản phẩm

Khám quá quy trình mọc răng của bé và cách chăm sóc

Răng sữa thường mọc khi trẻ được 6 tháng và hoàn thiện và thời điểm 30 tháng. Quy trình mọc răng của bé là khác nhau đối với mỗi trẻ. Nhưng thời gian chênh lệch thường không đến một năm.

1. Quá trình mọc răng của trẻ

Chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6 ở vị trí răng cửa hàm dưới
Chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6 ở vị trí răng cửa hàm dưới
  • Từ 6 – 9 tháng: Bốn răng cửa giữa

Chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6 ở vị trí răng cửa hàm dưới. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ gây đau đớn cho bé nhiều nhất. Trẻ có thể cáu gắt, khó chịu, bỏ bú và sốt nhẹ. 

  • Từ 7 – 10 tháng: Hai răng cửa trên

Khi bé được 7 tháng đến 10 tháng, 2 chiếc răng cửa phía trên tiếp tục nhú mọc. 

  • Từ 12 – 14 tháng: 4 răng hàm sữa

Sau khi răng cửa mọc đầy đủ, răng hàm sẽ bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên là 2 chiếc răng hàm bên trong ở hàm trên. Đây là 2 chiếc răng hàm nằm ở vị trí giữa hàm, cách một đoạn so với răng cửa. Tiếp theo là sự xuất hiện của hai chiếc răng hàm dưới đối diện với hai chiếc răng hàm trên. 

  • Từ 16 – 18 tháng: 4 răng nanh sữa

Chiếc răng nanh sữa hàm trên nhú mọc khi trẻ được 16 – 18 tháng, lấp đầy chỗ trống giữa vị trí răng cửa và răng hàm. Hai răng nanh hàm dưới xuất hiện sau khi hai chiếc răng nanh sữa hàm trên mọc đầy đủ. Trong một vài trường hợp, trẻ phải đến 22 tháng mới nhú mọc đầy đủ bốn chiếc răng nanh sữa này.

  •  Từ 20 – 30 tháng: Bốn răng hàm sữa cuối cùng

Hai chiếc răng hàm cuối cùng sẽ lấp đầy hàm dưới vào tháng thứ 20. Khi hai răng hàm cuối cùng của hàm dưới mọc thì liên tiếp đó sẽ là sự xuất hiện của hai răng hàm cuối cùng của hàm trên.

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh mọc răng

Quy trình mọc răng của bé kéo dài khoảng 2 năm
Quy trình mọc răng của bé kéo dài khoảng 2 năm

Quy trình mọc răng của bé kéo dài khoảng 2 năm. Từ khi bé 6 tháng tuổi đến 2 tuổi rưỡi để hoàn thiện với đầy đủ các răng trên khuôn miệng. Có những trường hợp bé mọc răng rất sớm hoặc mọc răng muộn, mẹ không cần lo lắng nhiều. Vì có thể do nguyên nhân di truyền hoặc cấu trúc răng khiến bé mọc răng chậm. Thời gian chênh lệch giữa các bé thường không đến 1 năm. 

Mẹ có thể theo dõi quá trình mọc răng của trẻ khi có những dấu hiệu mọc răng dưới đây:

  • Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, khó chịu, dễ bị kích động.
  • Chảy nhiều nước dãi, nướu sinh đỏ, có thể lở loét.
  • Thường xuyên cắn, gặm đồ vật, nghiến nướu, gặm ngón tay.
  • Rối loạn tiêu hóa nhẹ, hay còn gọi là hiện tượng “đi tướt mọc răng”.
  • Sốt nhẹ. Thông thường, các trường hợp sốt mọc răng sẽ không quá 38 độ C.
  • Trẻ ăn uống kém, sụt cân.

Những dấu hiệu mọc răng ở trẻ thường xuất hiện khoảng 3 đến 5 ngày trước khi chiếc răng nhú mọc và tự hết sau 3 – 7 ngày.

3. Cách chăm sóc răng sữa cho trẻ sơ sinh mọc răng

3.1. Tại sao mẹ cần chăm sóc răng sữa cho trẻ sơ sinh mọc răng

Một số gia đình nghĩ rằng răng sữa sẽ được thay nên không quá chú ý
Một số gia đình nghĩ rằng răng sữa sẽ được thay nên không quá chú ý

Một số gia đình nghĩ rằng răng sữa sẽ được thay nên không quá chú ý. Trên thực tế, răng sữa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất (phát âm, nhai nuốt) và thẩm mỹ của trẻ.Bên cạnh đó, răng sữa còn có công dụng “giữ chỗ” cho các răng vĩnh viễn tương ứng trên hàm. Qua đó giúp răng vĩnh viễn mọc lên đẹp, đúng chỗ và phát triển bình thường. Do đó, bố mẹ cần quan tâm chăm sóc răng sữa cho trẻ ngay từ khi mới bắt đầu mọc

3.2. Quy trình chăm sóc răng sữa trẻ sơ sinh mọc răng

Mẹ dùng khăn sạch hoặc gạc y tế quấn vào ngón trỏ rồi chà nhẹ nhàng lên nướu của trẻ
Mẹ dùng khăn sạch hoặc gạc y tế quấn vào ngón trỏ rồi chà nhẹ nhàng lên nướu của trẻ
  • Ở giai đoạn đầu (0 – 6 tháng):

Mẹ dùng khăn sạch hoặc gạc y tế quấn vào ngón trỏ rồi chà nhẹ nhàng lên nướu của trẻ. Vệ sinh nướu cả hàm trên lẫn hàm dưới sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Để tránh vi khuẩn phá vỡ bề mặt răng sữa của bé.

  • Giai đoạn 6 – 12 tháng:

Ở giai đoạn bắt đầu mọc răng, bé sẽ chảy nhiều nước dãi và hay nhai, gặm các đồ vật xung quanh. Mẹ có thể giữ vệ sinh răng miệng cho bé. Bằng cách dùng gạc hoặc khăn nhỏ quấn quanh ngón trỏ, chà nhẹ lên nướu trẻ. Nếu bé quấy khóc trong quy trình mọc răng của bé, mẹ có thể tham khảo bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau.

  • Giai đoạn 12 – 18 tháng:

Ở giai đoạn này, bé đã có thể dùng bàn chải đánh răng. Mẹ nên chọn những loại bàn chải lông mềm, kích thước nhỏ. Cùng loại kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ. Những loại kem đánh răng không cay, vị ngọt dịu sẽ khiến bé thích thú và dễ chịu hơn nhiều đó.

Bên cạnh vệ sinh răng hàng ngày, bé cần làm sạch vùng lưỡi để tránh vi khuẩn và mảng bám gây hôi miệng, sâu răng.

Bé nên đánh răng hai lần một ngày và thay bàn chải tối đa 3 tháng/lần.

Để bảo vệ răng sữa cho trẻ, cha mẹ nên đưa bé khám răng định kỳ 6 tháng một lần kể từ khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên.

Kết luận

Mẹ có thể xem thêm:

Từ A đến Z kinh nghiệm chăm sóc bé mọc răng

Vệ sinh đúng cách cho con theo 4 giai đoạn mọc răng

Như vậy, chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ thường được mọc vào khoảng 6 tháng tuổi. Đa phần trẻ sẽ mọc đủ 20 răng (10 răng hàm trên, 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa sẽ rụng dần và được thay thế bởi các răng vĩnh viễn tương ứng. Tuy nhiên sẽ có một số trẻ mọc răng sữa sớm hơn hay muộn hơn. Điều nay là hoàn toàn bình thường. Do đó bố mẹ không cần lo lắng. Hy vọng thông qua bài viết này, mẹ sẽ biết được “trẻ em mấy tháng mọc răng?”. Qua đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/gioi-thieu/he-thong-y-te-vinmec/khoa-nhi/lich-moc-rang-sua-day-du-o-tre/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Khám quá quy trình mọc răng của bé và cách chăm sóc”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ phân vân, thắc mắc. Bởi bé cưng của mẹ thường xuyên trào ngược, nôn trớ, mẹ nghe nhiều người mách cho bé sử dụng gối này sẽ giúp cải thiện tình trạng nhưng mẹ sợ mua nhầm, mua […]
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm vì mẹ nghe nhiều người mách dòng gối này có tác dụng ổn định dịch dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược, nôn trớ nhưng mẹ chưa biết bé mấy tháng thì dùng được. Vậy bài viết […]
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ thường lo lắng khi sữa về ít, nhỏ giọt, không được ướt áo, con ti cũng chẳng thỏa thích. Không sao đâu ạ, bởi Góc của mẹ sẽ xác định được từng nguyên nhân xuất phát từ mẹ và bé, từ đó gợi ý 9 cách […]
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Mẹ cho con bú nhưng sữa về nhỏ giọt, con không ti đủ nên thường quấy khóc, khó chịu khiến các mẹ vô cùng lo lắng, không biết làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú. Đừng lo quá mẹ ơi, sau đây là 5 mẹo kích sữa về nhanh chóng, con ti […]
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Trường hợp bé uống sữa xong là ị, đi ngoài phân lỏng làm mẹ không khỏi lo lắng vì sợ con gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy bé đi ị sau uống sữa là phản ứng sinh lý bình thường hay bất thường? Để giúp mẹ yên tâm hơn và nắm rõ được nguyên […]
Giỏ hàng 0