Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ cúm A sốt cao không hạ: 5 điều mẹ nên làm ngay!

Mẹ đã cho con uống thuốc nhưng con vẫn sốt cao không hạ làm mẹ rất lo lắng, bồn chồn không yên, muốn tìm hiểu lý do vì sao bé bị cúm A sốt cao không hạ và cách hạ sốt cho con an toàn, mau khỏe trở lại. Bài viết dưới sẽ giải đáp đầy đủ cho mẹ về nguyên nhân, cách nhận biết và phương hướng xử lý khoa học nhất. 

Trẻ cúm A sốt cao không hạ
Vì sao trẻ cúm A sốt cao không hạ? Nguyên nhân và cách xử lý khoa học nhất

1. 3 nguyên nhân khiến bé bị cúm A sốt cao không hạ

Thấy con sốt cao mãi không hạ, mẹ rất sợ dẫn đến những biến chứng như co giật, khó thở,.. nên muốn thật nhanh tìm biện pháp giúp con hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ điều gì, mẹ cần nắm được nguyên nhân vấn đề của con, để có cách làm phù hợp, tránh gây những ảnh hưởng không tốt đến bé cưng nhé.

1.1. Virus cúm A xâm nhập làm tăng thân nhiệt

Khi virus cúm A xâm nhập, cơ chế tự vệ của cơ thể sẽ được “bật nút”, giải phóng một số chất trung gian gây sốt, làm cho thân nhiệt bé tăng lên, tạo ra cơn sốt chống lại virus. Sau 3 – 5 ngày khi mắc cúm A, bé thường ho, sổ mũi nhiều để cơ thể giải phóng virus, mẹ cần có biện pháp hỗ trợ như dùng thuốc, chườm ấm liên tục làm mát cho bé, chăm sóc bé đúng cách để tránh virus phát triển thành chủng mới dẫn đến sốt cao không hạ. 

Nguyên nhân bé bị cúm a sốt cao không hạ
Sự xâm nhập của virus cúm A làm cho thân nhiệt của bé tăng cao, gây ra những cơn sốt

1.2. Sức đề kháng của bé yếu

Đối với những bé thể trạng tốt, ít hay ốm vặt, thời gian sốt và cúm A sẽ diễn ra trong vòng 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, đối với những bé có đề kháng yếu, hay ho, sụt sịt và thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa, khi virus cúm A tấn công sẽ dễ làm tác động đến tế bào ngoại bào và gây rối loạn hoạt động trong cơ thể bé làm tăng thân nhiệt và dẫn đến sốt cao khó hạ. 

Nguyên nhân bé bị cúm a sốt cao không hạ
Bé sức đề kháng kém hay ốm vặt, sụt sịt khi bị cúm A thường sốt cao không hạ do sự tấn công của virus làm rối loạn hoạt động cơ thể

1.3. Do tác động của môi trường bên ngoài

Thời tiết chuyển biến lạnh, mưa dông liên tục làm độ ẩm trong không khí tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi để đám virus xấu xa phát triển mạnh, tấn công khiến bé sốt cao kéo dài, con lâu khỏi hơn. Nhất là khi bé đang nhiễm cúm A, hệ miễn dịch vốn đang yếu do phải chống lại sự xâm nhập của virus trước đó. 

Nguyên nhân bé bị cúm a sốt cao không hạ
Thời tiết cũng là nguyên nhân làm cho virus cúm A trở nên dai dẳng, phát triển liên tục, xâm nhập và tấn công bé dẫn đến bé sốt cao không hạ và lâu khỏi bệnh

2. Khi nào bé sốt cao không hạ do cúm A là nguy hiểm?

Bé bị cúm A, mẹ đo thân nhiệt thấy bé sốt cao từ 38.5 – 39 độ C nên rất hoảng loạn và lo lắng, sợ bé sốt cao gây ra nhiều biến chứng sau này, ví dụ như ảnh hưởng tới não bộ. Nhưng sốt là một biểu hiện khá điển hình và thường xuất hiện sớm khi bé bị cúm A, mẹ vẫn can thiệp được bằng cách dùng thuốc, chườm, lau người giúp bé hạ sốt, dễ chịu hơn. 

Khi nào bé sốt cao không hạ do cúm a thì nguy hiểm
Bé sốt do cúm A là biểu hiện điển hình, mẹ vẫn can thiệp được bằng các biện pháp như dùng thuốc, chườm ấm cho bé giúp bé hạ sốt

Tuy nhiên, nếu trẻ cúm A sốt cao trong  6 – 12 giờ đồng hồ liên tục không hạ, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay, tuyệt đối không được để bé sốt tới 40 – 41 độ. Bởi khi bé sốt từ 39 – 40 độ từ 6 tiếng trở lên là dấu hiệu bé đang bị bội nhiễm khuẩn, nhiệt độ cơ thể tăng quá cao không giảm làm ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất, gây rối loạn điện giải, thậm chí dẫn đến co giật, rất nguy hiểm mẹ ơi.

Khi nào bé sốt cao không hạ do cúm a thì nguy hiểm
Nếu bé sốt cao không hạ liên tục trong 6 – 12 tiếng mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay, tránh để bé sốt cao lên đến 40 – 41 độ, rất nguy hiểm mẹ ơi!

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, mẹ cần hỗ trợ hạ sốt ngay cho bé bằng cách lau mát người bé bằng nước ấm, cho bé uống nhiều nước và đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và chỉ định dùng thuốc đúng cách, tránh gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau này. 

3. 5 điều mẹ cần làm khi bé sốt cao không hạ do mắc cúm A

Thấy con vì sốt cao không hạ rất khó chịu, mẹ tập đầu chưa có kinh nghiệm chắc hẳn sẽ xót con mà cuống lắm,  không biết nên làm gì để bé hạ sốt, dễ chịu hơn. Góc của mẹ sẽ chia sẻ đến mẹ 5 điều cần làm khi bé sốt cao không hạ do mắc cúm A hỗ trợ bé hạ sốt, tránh được những biến chứng nguy hiểm ngay dưới đây.. 

3.1. Theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên

Điều mẹ cần làm đầu tiên chính là theo dõi nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên, kể cả khi mẹ đã cho bé uống thuốc hạ sốt. Cứ cách 1 – 2 giờ đồng hồ, mẹ sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể bé, tránh để con đột ngột sốt quá cao dẫn đến nguy cơ co giật.

Cách xử lý khi bé sốt cao không hạ do cúm A
Theo dõi nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên để tránh trường hợp bé sốt quá cao không kịp xử lý dẫn đến co giật mẹ nha

Mẹ dùng nhiệt kế tiến hành đo nhiệt độ cho bé ở các vị trí như nách, tai, hậu môn, miệng. Tuy nhiên, đo ở hậu môn sẽ cho ra kết quả chính xác hơn các vị trí khác vì là nơi tập trung nhiệt độ cao nhất. Cụ thể cách đo như sau:

  • Mẹ lau sạch vùng da hậu môn cho bé, vẩy nhiệt kế sao cho cột thủy ngân xuống dưới mức 35,5 độ trước khi đo.
  • Tiếp theo mẹ thoa một ít vaseline lên đầu nhiệt kế để tạo độ trơn giúp bé không bị đau, sau đó nhẹ nhàng đưa trọn đầu nhiệt kế vào hậu môn đến khi không thấy phần đầu bạc nữa. 
  • Giữ nhiệt kế trong vòng 2 phút để có được nhiệt độ chính xác nhất. 

3.2. Chườm khăn ấm hạ sốt cho bé

Khi bé sốt mẹ đừng sợ bé lạnh mà ủ ấm cho bé khiến thân nhiệt không thoát được dẫn đến bé sốt cao hơn mẹ nha. Mẹ nên chườm khăn ấm cho bé để lỗ chân lông giãn nở, tăng khả năng lưu thông máu, thúc đẩy khả năng tản nhiệt giúp cơ thể bé mát, hạ sốt nhanh hơn.

Cách xử lý khi bé sốt cao không hạ do cúm A
Thay vì ủ ấm mẹ nên chườm ấm cho bé để thúc đẩy khả năng tản nhiệt, hỗ trợ bé hạ sốt nhanh hơn

Để thực hiện phương pháp này đúng cách, mẹ nên sử dụng các loại khăn chất liệu mềm từ cotton, sợi tre, sợi tơ tằm,…có khả năng thấm hút tốt, mềm mại khi cọ xát không làm tổn thương da bé. Sau đó cho khăn ngâm vào nước ấm từ 60 – 70 độ, mẹ vắt ráo nước và lau người nhẹ nhàng cho bé. 

Mẹ nên lau tập trung ở nách, bẹn, lựng, lòng bàn chân và lòng bàn tay vì những vị trí này tập trung nhiều mạch máu, giúp thoát nhiệt nhanh hơn. Mẹ lặp đi lặp lại lau cho bé trong vòng 10 – 15 phút, cuối cùng dùng khăn gấp gọn lại để trên trán bé hỗ trợ hạ sốt. Lưu ý thay khăn đều đặn từ 3 – 5 phút để giữ được độ ấm đến khi cơ thể bé mát trở lại mẹ nha. 

Cách xử lý khi bé sốt cao không hạ do cúm A
Sau khi chườm ấm cho bé, mẹ gấp gọn khăn đặt lên trán bé và thay khăn đều đặn để hỗ trợ hạ sốt mẹ nha

3.3. Cho bé uống thuốc hạ sốt

Mẹ chỉ nên cho bé uống hạ sốt khi bé sốt trên 38,5 độ thôi nhé. Việc dùng thuốc cho bé khi chưa thật sự cần thiết sẽ khiến bé càng trở nên khó chịu và dễ gặp tác dụng phụ hơn. Mẹ có thể dùng Paracetamol, Ibuprofen, Tamiflu để hạ sốt. Nhưng Góc của mẹ vẫn khuyến khích mẹ nên dùng Tamiflu cho bé hơn, vì đây là thuốc đã được chỉ định điều trị cho cúm A có biến chứng hoặc cúm biến chủng, an toàn hơn khi sử dụng. 

Ngoài ra, mẹ nên dùng Tamiflu ngay trong những ngày đầu bé sốt cúm A mẹ nhé. Bởi đây là thuốc kháng virus, ức chế sự nhân lên của virus chứ không có tác dụng tiêu diệt, do đó cần sử dụng sớm mới phát huy được hết tác dụng. Cụ thể liều mẹ nên sử dụng cho bé như sau:

  • Với bé từ 0 – dưới 12 tháng: 3mg/kg, mẹ dựa trên cân nặng của bé mà điều chỉnh lượng thuốc phù hợp, ngày uống 2 lần và duy trì sử dụng trong 5 ngày.
  • Bé trên 1 tuổi: 1 viên nang 75mg/ngày hoặc 1 viên 30mg cộng 1 viên 45mg, uống 2 lần/ngày, duy trì sử dụng trong vòng 10 ngày. 
Cách xử lý khi bé sốt cao không hạ do cúm A
Chỉ cho bé uống thuốc hạ sốt khi bé sốt trên 38,5 độ thôi mẹ nhé

Lưu ý cho mẹ: Cúm A là bệnh do virus nên nếu mẹ hạ sốt cho bé bằng thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng, vì thuốc kháng sinh chỉ được các bác sĩ kê đơn khi có bội nhiễm khuẩn.

Chưa kể, mẹ tự ý dùng kháng sinh cho bé không những không có tác dụng hạ sốt mà còn gây ra các dụng phụ mệt mỏi, tiêu chảy,…gây hại đến cơ thể bé. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con, mẹ không nên tự ý mua thuốc, dùng thuốc cho bé khi không có sự chỉ định của bác sĩ mẹ nhé. 

Để tìm hiểu thêm về vấn đề dùng thuốc hạ sốt cho bé, mẹ tham khảo ngay bài viết Trẻ bị cúm A uống thuốc gì để biết dùng thuốc cho bé đúng cách, giúp bé cưng hạ sốt nhanh – an toàn – mau khỏe mẹ nha! 

Cách xử lý khi bé sốt cao không hạ do cúm A
Để đảm bảo an toàn cho bé cưng, mẹ không nên tự ý mua thuốc, dùng thuốc cho bé khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ

3.4. Lau người và giữ bé luôn sạch sẽ

Khi bé cúm A, nếu mẹ sợ bé nhiễm lạnh mà không lau người, vệ sinh sạch sẽ cho bé sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, xâm nhập và tấn công bé khiến bé sốt mãi không hạ, bệnh lâu khỏi hơn. Mẹ vệ sinh cho bé bằng cách pha nước ấm, thấp hơn nhiệt độ của bé 2 độ C, sau đó dùng khăn mềm thấm nước, vắt hơi ráo lau toàn thân thể. 

Mẹ lặp lại 2 – 3 lần trong vòng 5 – 10 phút và chú ý lau nhiều ở những vị trí như nách, lưng, bẹn, lòng bàn tay, chân để góp phần hỗ trợ bé hạ sốt. Ngoài ra, mẹ nên lau tay, cho bé rửa tay trước và sau khi ăn, rơ lưỡi và cho bé súc miệng bằng nước muối loãng để tránh vi khuẩn xâm nhập thông qua đường miệng, đường hô hấp. 

Cách xử lý khi bé sốt cao không hạ do cúm A
Vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp bé hạn chế được nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, tấn công làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé đó ạ

Mẹo nhỏ cho mẹ: Gợi ý mẹ tham khảo hệ sản phẩm chăm sóc bé từ nhà Mamamy với các sản phẩm như bột tắm gội, nước rửa bình sữa và rau củ, nước giặt xả thiên nhiên, khăn ướt, khăn khô đa năng,… sở hữu khả năng khử khuẩn, đánh bay đám vi khuẩn cứng đầu cực tốt nhờ thành phần được làm 100 % từ thiên nhiên cực an toàn, lành tính với làn da non nớt của bé, đảm bảo bé luôn sạch, thơm tho, vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập và gây sốt kéo dài ở bé nữa đâu mẹ ơi!

Mamamy khuyến mãi
Hệ sản phẩm Mamamy giúp bé luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện, mẹ chăm bé nhàn tênh

3.5. Đưa bé đến gặp bác sĩ

Theo TS.BS Phan Thị Thanh Bình trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) và kéo dài liên tục có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như có các biểu hiện về rối loạn thần kinh, nhịp tim đập nhanh, khó thở, vã mồ hôi,… hoặc thậm chí co giật. 

Vì thế, để đảm bảo an toàn cho bé, nếu thấy bé cúm A lâu ngày không khỏi, sốt cao, bệnh càng tiến triển nặng, mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để khám và nhập viện theo yêu cầu của bác sĩ. Mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng thuốc cho bé bởi rất dễ khiến cơ thể bé không đáp ứng được thuốc, dẫn đến sốc thuốc. 

Khi nào bé sốt cao không hạ do cúm a thì nguy hiểm
Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ cần đưa bé đến thăm khám bác sĩ để có hướng xử lý khi bé sốt cao dài ngày không hạ mẹ nha

Bài viết trên đã giải đáp “tất tần tật” vấn đề trẻ cúm A sốt cao không hạ cho mẹ rồi. Khi bé sốt cao mẹ cần thực hiện chăm sóc bé đúng cách giúp bé hạ sốt an toàn, tránh lạm dụng thuốc gây hại cho bé nhé mẹ ơi. Trong trường hợp bé sốt cao dài ngày không hạ, mẹ bình tĩnh đưa bé  đến cơ sở ý tế để được nhận được chẩn đoán chính xác và có hướng xử lý phù hợp, an toàn nhất. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận ở phía bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp nhanh chóng nhất cho mẹ! 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ cúm A sốt cao không hạ: 5 điều mẹ nên làm ngay!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Khăn khô đa năng cho em bé là gì? 5 Công dụng tuyệt vời
Khăn khô đa năng cho em bé là gì? 5 Công dụng tuyệt vời
Khăn khô đa năng cho em bé là đồ dùng không thể thiếu của các mẹ bỉm sữa trong quá trình vệ sinh cho con. Tuy nhiên nhiều mẹ lại chưa hiểu đúng và chưa hiểu hết về sản phẩm đa dụng này. Trong bài viết này, Mamamy sẽ chia sẻ đến các mẹ tất […]
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Giỏ hàng 0