Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ bị cúm A uống thuốc gì? Cần dùng đúng kẻo gây hại mẹ ơi!

Mẹ nghe nói trẻ bị cúm A sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày nhưng thấy bé sốt, ho nhiều, mẹ không nhịn được lại lo lắng. Mẹ muốn biết trẻ bị cúm A uống thuốc gì để giảm các triệu chứng, rút ngắn thời gian khỏi bệnh, giúp bé yêu mau khỏe, ăn ngon ngủ ngon. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm ra loại thuốc phù hợp, hướng dẫn uống chuẩn khoa học, mẹ tham khảo để cho bé uống đúng nhé!

Trẻ bị cúm A uống thuốc gì?
Nên cho trẻ bị cúm A uống thuốc đúng cách, tránh lạm dụng gây hại cho bé nhé mẹ ơi

1. Khi nào mẹ cho bé bị cúm A uống thuốc?

Góc của mẹ biết rằng mẹ rất lo lắng khi bé bị cúm A nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể dùng thuốc để xử lý mẹ nhé. Nếu như không tìm hiểu kỹ mà cho bé uống thuốc sẽ làm bé dễ gặp những tác dụng phụ như mệt mỏi, khó chịu, nôn,… tệ hơn là ngộ độc thuốc và ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Cụ thể, mẹ chỉ nên cho bé uống thuốc trong những trường hợp sau:

  • Bé từ 1 tháng tuổi trở lên: con đã hoàn thiện hầu hết chức năng thận và hệ tiêu hóa, có thể tiêu thụ thuốc mà không gặp triệu chứng dị ứng, bài trừ thuốc.
  • Bé không bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc: dị ứng có thể gây ngứa, chảy nước mắt,… nặng hơn là các triệu chứng hen suyễn như khò khè, khó thở cho bé. Do đó, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ, cho con dùng thử lượng nhỏ (bằng 1/3 liều bình thường để thử dị ứng), đảm bảo bé không bị dị ứng với thành phần của thuốc thì mới cho con dùng nhé.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: uống đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và giúp cải thiện sức khỏe cho bé.
Khi nào cho bé bị cúm a uống thuốc
Mẹ chỉ cho mẹ uống thuốc trong những trường hợp cần thiết mẹ thôi mẹ nhé

Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không lạm dụng thuốc, nguy cơ gây ra những hậu quả khôn lường cho bé như loạn khuẩn đường ruột, gây hại đến gan, thận,… là rất cao. Trước khi cho con dùng bất cứ loại thuốc gì, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn liều lượng và cách uống đúng, giúp con mau khỏe nhé.

2. 5 loại thuốc đẩy lùi cúm A cho bé sơ sinh

Cúm A là bệnh mà bé hay gặp khi giao mùa hay khí hậu thay đổi, có các triệu chứng phổ biến như sốt, ho, sổ mũi,… rất dễ làm mẹ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Tuy sở hữu triệu chứng khá giống nhưng cúm A lại nguy hiểm hơn nhiều vì chưa có thuốc đặc hiệu. Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh của bé mà mẹ sử dụng những loại thuốc khác nhau để cải thiện triệu chứng, hỗ trợ bé mau khỏi bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng để xử lý bệnh cúm A cho bé. Mẹ tham khảo nhé. 

Trẻ bị cúm A uống thuốc gì?
Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh mà trẻ bị cúm A uống thuốc gì sao cho phù hợp

2.1. Thuốc giảm sốt – đau đầu ở bé bị cúm A

Thuốc làm giảm triệu chứng sốt, đau đầu là thuốc phổ biến được bán rộng rãi tại các nhà thuốc giúp bé hạ sốt, giảm các cơn đau như đau cơ, đau răng, đau đầu,… Trước khi cho bé dùng thuốc, mẹ xem thật kỹ thành phần, hàm lượng có trong thuốc, đồng thời đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết được liều lượng phù hợp với độ tuổi và số cân của bé. Cụ thể các loại thuốc hạ sốt, giảm đau đầu mẹ có thể cho bé dùng như: 

1. Paracetamol

Paracetamol là thuốc hạ sốt an toàn, hiệu quả cho bé được các bác sĩ khuyên dùng. Thuốc có khả năng hạ sốt, giảm đau cao và ít gây tác dụng phụ không mong muốn. Mẹ chỉ nên cho bé sử dụng thuốc khi bé sốt trên 38,5 độ C và có các hiện tượng như lờ đờ, khó chịu, ngủ li bì,… và cần cách giữa 2 liều dùng từ 4 – 6 tiếng. Riêng với bé bị suy thận, cần cách tối thiểu 8 tiếng để đảm bảo thuốc đã hòa tan hết, không còn ứ đọng khiến thận quá tải khi lọc mẹ nhé. 

Paracetamol trẻ bị cúm a uống thuốc gì
Chỉ nên dùng Paracetamol cho bé sốt từ 38,5 độ C trở lên mẹ nhé

Tuy được khuyến cáo an toàn cho bé nhưng nếu mẹ dùng quá liều vẫn gây ra những hậu quả nghiêm trọng hư sốc thuốc, nôn, hoa mắt, tiêu chảy,… Vì thế, để đảm bảo an toàn, mẹ  tham khảo bảng liều dùng dựa trên cân nặng và độ tuổi của bé dưới đây:

Tuổi  Cân nặng (kg)  Liều dùng 
0 – 3 tháng  2,7kg – 5,3kg  40mg 
4 – 11 tháng  5,4kg – 8,1kg  80mg 
1 – 2 tuổi  8,2kg – 10,8kg  120mg 
2- 3 tuổi  10,9kg – 16,3kg  160mg 
4 – 5 tuổi  16,4kg – 21,7kg   240mg
6 – 8 tuổi  21,8kg – 27,2kg  320mg 
9 – 10 tuổi  27,3kg – 32,6kg  400mg 
11 tuổi  32,7kg – 43,2kg  480mg 

 

Trẻ bị cúm A uống thuốc gì?
Nên có khoảng cách giữa các liều dùng thuốc và không nên cho bé uống liên tục mẹ nhé

2. Ibuprofen

So với Paracetamol, Ibuprofen có tác dụng mạnh và kéo dài được thời gian hạ sốt hơn. Tuy nhiên, thuốc này rất dễ gây ra tác dụng phụ, để đảm bảo an toàn mẹ nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng cho bé. Liều dùng của thuốc thông thường từ 7 – 10mg/kg, khoảng cách giữa 2 liều dùng từ 6 – 8 tiếng và không dùng cho bé thuộc những trường hợp sau: hen suyễn, bệnh tim mạch, viêm gan, suy thận,….

ibuprofen trẻ bị cúm a uống thuốc gì
Khi tìm hiểu trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì mẹ nên tìm hiểu kỹ càng trước khi cho bé uống Ibuprofen mẹ nhé

Ibuprofen có 4 dạng: siro lỏng, viên nén, viên nang, dạng bột. Đối với dạng viên, bột, mẹ chỉ nên dùng cho bé từ 7 tuổi trở lên, vì thuốc rất đắng và khó uống, bé nhỏ tuổi sẽ không chịu uống hoặc dễ bị nôn. Đối với dạng siro lỏng, bản chất có vị ngọt nhẹ, dễ uống nên mẹ có thể dùng cho bé từ 3 tháng – 12 tuổi.,  tham khảo bảng liều lượng thuốc theo độ tuổi dưới đây trước khi cho con uống mẹ  nhé:

Liều dùng Ibuprofen dạng siro:

Tuổi  Liều lượng  Số lần 
3 – 5 tháng  2,5ml  3 lần/ngày 
6- 11 tháng  2,5ml  3 – 4 lần/ngày 
1- 3 tuổi  5ml  3 lần/ngày 
4 – 6 tuổi  7,5ml  3 lần/ngày 
7 – 9 tuổi  10ml  3 lần/ngày 
10 – 11 tuổi  15ml  3 lần/ngày 
12 – 17 tuổi  15ml – 20ml  3 – 4 lần./ngày 

Liều dùng  Ibuprofen dạng viên và dạng bột: 

Tuổi  Liều lượng  Số lần 
7 – 9 tuổi  200mg  3 lần/ngày 
10 – 11 tuổi  200mg – 300mg  3 lần/ngày 
12 – 17 tuổi  200mg – 400mg  3 lần/ngày 

 

Trẻ bị cúm A uống thuốc gì?
Cho bé uống thuốc đúng với liều lượng để tránh gây hại cho bé mẹ nhé

2.2. Thuốc giảm triệu chứng ho cho bé

Cúm A khiến bé ho nhiều làm mẹ lo lắng, nhưng không vì thế mà mẹ tự ý, chưa tìm hiểu kỹ mà đã vội mua thuốc cho con uống. Mẹ nên tham khảo các loại thuốc ho an toàn, hiệu quả, được kiểm nghiệm kỹ càng dưới đây trước khi mua nhé. 

1. Strepsils

Strepsils là dạng viên ngậm chứa 2 hoạt chất 2,4-dichlorobenzyl alcohol amylmetacresol có tác dụng kháng khuẩn giúp giảm ho và điều trị viêm họng. Ngoài ra, khi ngậm Strepsils còn giúp bé thông mũi, dễ thở nữa đó ạ. Vì là dạng viên nên Strepsils không phù hợp với những bé dưới 5 tuổi bởi bé có thể nuốt dẫn đến mắc nghẹn.

Thuốc ho Strepsils
Strepsils là dạng viên ngậm nên mẹ lưu ý khi dùng cho bé dưới 5 tuổi mẹ nhé

Đối với bé từ 5 tuổi, mẹ cho bé ngậm từng viên trong miệng đến khi thuốc tan hết hoàn toàn, cách 2 – 3 giờ dùng lại 1 lần và một ngày không quá 12 viên nhé. 

2. Siro giảm ho

Nếu bé húng hắng ho chỉ vài tiếng, mẹ nên để bé tự khỏi nhưng nếu bé ho nhiều, ho khan liên tục từ 2 – 3 ngày mẹ cần cho bé uống Siro ho. Siro ho thường có các thành phần như Benadryl, Dextromethorphan, Codeine hoặc Hydrocodone ngoài giảm ho còn có khả năng làm thông mũi, giảm đờm giúp bé bớt khó chịu, dễ ngủ hơn. 

Prospan giảm ho
Siro ho rất dễ uống, là giải pháp tốt nhất cho bé không chịu uống thuốc đắng đó ạ

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, siro ho đã được cảnh báo không nên dùng cho bé dưới 4 tuổi, vì trong thành phần chứa hàm lượng đường rất cao, khiến nồng độ đường trong máu của bé tăng lên gây cảm giác no làm bé biếng ăn, biếng bú. Mẹ chỉ dùng cho bé trên 4 tuổi, mỗi ngày uống từ 5 – 7,5ml/ và uống 3 lần mẹ nhé. Không nên thấy bé ho nhiều mà mẹ tự ý tăng thêm liều lượng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của bé, chẳng hạn như kích động, co giật rất nguy hiểm.

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc cho bé trong bất kỳ hình thức nào mẹ nhé

3. Dextromethorphan

Dextromethorphan chuyên dùng để giảm ho, điều trị các chứng ho do họng, phế quản bị kích thích. Thông thường, thuốc này rất ít gây ra tác dụng phụ, tuy nhiên một số trường hợp thuốc vẫn gây chóng mặt, buồn ngủ, khó chịu, nôn nhưng xảy ra rất nhẹ và thoáng qua. Nếu kéo dài, mẹ nên cho bé đến bác sĩ để kịp thời điều trị và theo dõi nhé.

Thuốc triệu chứng ho Dextromethorphan
Dextromethorphan có tác dụng giảm ho, điều trị chứng ho do họng, phế quản bị kích thích, rất ít khi gây ra tác dụng phụ cho bé

Để cho bé uống đúng, mẹ tham khảo liều dùng theo từng lứa tuổi dưới đây:

  • Bé dưới 6 tuổi: Tối đa 30ml/ngày, mỗi lần uống 5ml và cách lần uống sau 4 tiếng
  • Bé từ 6 –  12 tuổi: Tối đa 60ml/ngày, mỗi lần uống 10ml.

Thuốc được khuyến cáo không nên dùng cho bé dưới 2 tuổi hay bé có những biểu hiện như khó thở, mẩn ngứa, môi, lưỡi, mặt có dấu hiệu sưng phù,… Mẹ lưu ý nhé!

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Không nên dùng Dextromethorphan cho bé dưới 2 tuổi vì rất xảy ra phản ứng phụ mẹ nhé

3. 8 loại thuốc cho bé trên 1 tuổi “đánh bay” cúm A

Ngoài các loại thuốc xử lý bệnh cúm A cho bé đã nêu ở phần 1, mẹ có thể bổ sung thêm 8 loại sau khi bé được từ 1 tuổi trở lên.

3.1. Thuốc cho bé bị nghẹt – sổ mũi – long đờm

Mẹ cần can thiệp sớm khi bé có những triệu chứng nghẹt, sổ mũi, long đờm do cúm A gây ra để giảm bớt sự khó chịu cho bé. Không những thế, điều trị sổ mũi sớm và đúng cách sẽ ngăn ngừa được tình trạng bệnh diễn biến nặng, gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác cho bé như viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản,… Mẹ tham khảo hỗ trợ giảm triệu chứng cho bé tại nhà bằng những loại thuốc sau:

Chăm sóc trẻ bị cúm a đúng cách
Cần xử lý nghẹt – sổ mũi sớm cho bé để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng, gây ra những biến chứng sau này mẹ nha

1. Xylometazolin

Xylometazolin là thuốc nhỏ mũi, có tác dụng co mạch bằng cách giảm sưng và tắc nghẽn khi tác động lên màng dịch nhầy trong mũi. Tuy nhiên mẹ lưu ý thuốc được khuyến cáo không nên dùng liên tục quá 3 ngày và không được dùng cho bé dưới 2 tuổi bởi việc dùng thuốc cho bé quá nhỏ rất dễ gây ra phản ứng phụ, phản tác dụng làm nghẹt mũi nặng hơn. Ngoài ra, thuốc cũng không nên dùng cho bé viêm mũi mãn tính, huyết áp cao  mẹ nhé. Nếu mẹ dùng quá liều lượng được khuyến cáo cũng khiến bé gặp phải một số triệu chứng không mong muốn như loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đánh trống ngực,…

Xylometazolin
Mẹ không nên dùng quá liều lượng Xylometazolin bởi sẽ gây phản tác dụng cho bé đó ạ

Mẹ chỉ nên cho bé dùng Xylometazolin có nồng độ 0.05%, xịt 1 lần hay nhỏ 1 – 2 giọt vào mỗi bên mũi cho bé, sử dụng 1 – 2 lần trên ngày.

2. Naphazolin

Naphazolin có tác dụng điều trị nghẹt, sổ, mũi, long đờm mà cúm A gây ra cho bé. Thuốc ở dạng lỏng, khi nhỏ thuốc vào mũi sẽ làm co mạch đoạn trong vòng 10 phút và kéo dài từ 2 – 6 tiếng, vì thế bé sẽ rất nhanh hết và dễ thở tạm thời. 

Naphazolin trẻ bị cúm a uống thuốc gì
Naphazolin có tác dụng rất nhanh chỉ trong vòng 10 phút và kéo dài được 2 – 6 tiếng

Vì mang lại hiệu quả nhanh nên mẹ rất dễ lạm dụng thuốc với mong muốn giúp bé dễ thở, tuy nhiên, làm như thế sẽ dẫn đến ngộ độc thuốc cho bé đó ạ. Biểu hiện ngộ độc thường xảy ra từ 30 phút – 1 giờ sau khi nhỏ thuốc, bé sẽ có những triệu chứng như ngủ li bì, tim đập nhanh, da tái xanh, tay chân lạnh kèm theo vã mồ hôi. 

Để đảm an toàn cho bé, mẹ không nên dùng thuốc cho bé liên tục quá 3 ngày, mỗi lần chỉ nên nhỏ từ 1 – 2 giọt Naphazolin nồng độ 0,05% vào mỗi bên mũi và cách từ 3 – 6 giờ mỗi lần. 

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Sử dụng Naphazolin cho bé cần đúng liều lượng và tránh lạm dụng mẹ nhé

3. Ambroxol

Ambroxol là một hoạt chất có tác dụng phân hủy các sợi mucopolysaccharide làm cho đờm loãng ra, dễ xuất chúng ra khi ho, đồng thời tiêu dịch nhầy ở cổ họng cho bé giúp bé thoải mái, dễ thở hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên dùng ambroxol cho bé trong các trường hợp dưới đây:

  • Bé đang viêm loét dạ dày vì tác dụng phụ của thuốc có thể làm hủy hoại hàng rào niêm mạc dạ dày của bé.
  • Bé suy nhược cơ thể, chưa biết khạc đờm vì sẽ làm tăng ứ đọng đờm trong đường hô hấp khiến bệnh nặng thêm. 
  • Bé bị hen suyễn vì thuốc có thể gây co thắt phế quản khi cơ địa quá mẫn cảm. 
Siro Ambroxol
Nên lưu ý không dùng Ambroxol cho bé thuộc những trường hợp được khuyến cáo mẹ nhé

Liều dùng an toàn cho bé là 2,5ml/ lần và mỗi ngày uống 3 lần, mẹ tránh lạm dụng thuốc vì có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, nôn,… ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bé đó ạ.

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Cơ thể bé đề kháng còn yếu nên mẹ cần thật thận trọng khi cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào mẹ nhé

4. Bromhexin

Bromhexin có tác dụng trị long đờm, rối loạn tiết dịch phế quản do hoạt hóa tổng hợp sialomucin phá vỡ các sợi acid mucopolysaccharide làm đờm lỏng đi và ít đặc hơn. Đối với trẻ từ 2 – 5 tuổi, mẹ nên ưu tiên chọn Bromhexin dưới dạng siro hoặc dạng dung dịch giúp bé dễ uống. Đối với bé từ 6 tuổi trở lên, mẹ nên sử dụng dạng bào chế với liều lượng mạnh hơn như viên nén, viên bao đường để cải thiện tình trạng bệnh cho bé mẹ nhé.

Siro Bromhexin
Ưu tiên dùng Bromhexin dạng siro cho bé từ 2 – 5 tuổi giúp bé dễ uống hơn mẹ nhé

Liều dùng an toàn nhất cho bé đối với dạng siro là 5ml/lần, ngày uống 2 lần, dạng viên 8mg/lần, ngày uống 3 lần. Mẹ có thể kết hợp cùng một số thuốc như Amoxicillin, Erythromycin,… làm tăng nồng độ kháng sinh giúp bé mau khỏi bệnh hơn. Tuy nhiên mẹ dùng theo hướng dẫn bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng sẽ khiến bé chịu một số phản ứng phụ như mẩn ngứa, phát ban,…. cũng như tăng nguy cơ kháng thuốc.

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Thuốc dạng siro, dung dịch uống sẽ thân thiện, dễ uống hơn với những bé nhỏ đó ạ

3.2. Bổ sung thuốc tăng điện giải cho bé

Chất điện giải có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể của bé. Không những thế, nó còn có khả năng loại bỏ những tế bào bị tổn thương, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể giúp bé mau khỏi bệnh hơn. Để giúp bé cải thiện tình trạng sức khỏe, mẹ có thể bổ sung điện giải cho bé qua 2 chế phẩm sau: 

1. Oresol

Oresol có công dụng bù nước, bù điện giải cho bé khi bị sốt, tuy nhiên không nên dùng với trẻ sốt nhẹ hay vừa, chỉ nên dùng đối với trẻ sốt từ 39 độ trở lên. Bởi, bản chất của Oresol là một dạng dung dịch bổ sung điện giải, nếu dùng không đúng cách sẽ khiến tình trạng bệnh của bé nặng hơn hay dẫn đến tăng natri trong máu, rối loạn tri giác, co giật,… Bên cạnh đó, Oresol có vị ngang, mặn mặn, lợ lợ rất khó uống, vì thế mẹ nên cho bé thử 1 – 2 muỗng nhỏ và quan sát trong ít nhất 2 – 3 tiếng trước khi uống hết ngay để tránh gây nôn làm tình trạng mất nước nặng thêm.

Oresol tăng điện giải
Chỉ nên dùng Oresol là thuốc điều trị cúm A cho trẻ em sốt từ 39 độ trở lên mẹ nhé

Liều dùng an toàn cho bé dưới 2 tuổi từ 50ml/lần uống, bé từ 2 – 6 tuổi từ 100ml/lần, bé từ 6 – 12 tuổi từ 150ml/ngày và uống 2 – 3 lần/ngày mẹ nhé. Nếu mẹ lỡ quên cho bé uống đúng giờ, mẹ cũng không cần bổ sung lại gấp, vì Oresol có tác dụng bù điện giải khi bé sốt, n bé đã giảm sốt mẹ nên ngưng thuốc luôn cho bé.

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Chỉ bổ sung chất điện giải cho bé trong trường hợp bé sốt cao trên 39 độ mẹ nhé

2. Pocari Sweat

Giống với Oresol, Pocari Sweat là một loại nước uống có khả năng bù chất điện giải rất tốt. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt rằng Pocari Sweat không nhất thiết phải uống khi bé bị sốt cao, loại nước này có thể uống mọi lúc khi cơ thể bé mất nước do hoạt động nhiều, thời tiết nắng nóng,…

Nước điện giải Pacori Sweat
Không chỉ dùng khi sốt, Pocari Sweat còn được dùng khi cơ thể bé mất nước do nắng nóng, hay hoạt động quá nhiều,..

Đối với bé trên 1 tuổi mẹ nên bổ sung Pocari Sweat có nồng độ ph 8 – 8.5 và mỗi lần chỉ uống 30ml, bé từ 2 – 5 tuổi có thể dùng 2 mức 8 – 8,5 hoặc 8,5 – 9 và uống tối đa 2 lít được chia thành nhiều lần uống, bé từ 6 – 12 tuổi dùng mức 9,5 và được uống hơn 2 lít/ngày.

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Ngoài lúc sốt, trẻ bị cảm cúm nên uống bổ sung điện giải cho bé khi cơ thể bé bị mất nước do các hoạt động khác

3.3. Thuốc kháng virus cúm A

Bản chất của cúm A là virus, vì vậy có thể uống thuốc kháng virus phù hợp để tiêu diệt, làm giảm khả năng lây lan từ tế bào này sang tế bào khác, chậm quá trình lây nhiễm. Để giúp bé mau khỏi bệnh, tránh tái phát lại mẹ có thể tham khảo 2 loại thuốc kháng virus phổ biến dưới đây cho bé: 

1 – Relenza

Relenza có tác dụng ức chế enzyme neuraminidase ngăn chặn sự phát triển của virus, đồng thời làm giảm các triệu chứng như đau họng, nghẹt mũi, đau đầu,… Mẹ chỉ nên dùng Relenza cho bé trên 5 tuổi có các triệu chứng cúm A và đã nhận được chuẩn đoán của bác sĩ.

Thuóc kháng virus Relenza
Chỉ nên dùng Relenza là thuốc điều trị cúm A cho trẻ em trên 5 tuổi và đã nhận được chuẩn đoán của bác sĩ

Thuốc được điều chế dưới dạng bột hít, mỗi ngày mẹ nên cho bé hít 2 liều, mỗi liều 10mg, duy trì trong vòng 5 ngày bệnh của bé sẽ đỡ mẹ nhé. Do Relenza dùng bằng đường hít nên có thể gây ra một số tác dụng phụ cho bé như ho nhiều khi sử dụng, khó thở, co thắt phế quản, thở khò khè, mẩn ngứa, phát ban, chóng mắt,…. Để giảm thiểu các triệu chứng này, mẹ nên cho bé dùng thuốc càng sớm càng tốt, duy trì đều đặn, giúp thuốc phát huy tối đa,  không nên dừng ngay khi thấy bệnh đỡ mà cần duy trì đều đặn đến khi đủ liều.

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Không nên dừng hẳn thuốc khi thấy bé khỏi bệnh mà mẹ nên duy trì đủ liều để tránh bé tái phát lại bệnh mẹ nhé

2. Tamiflu

Tamiflu có công dụng giống với Releza nhưng xử lý cúm A được cho cả trẻ em sơ sinh đủ tháng (1 tuổi) trở lên. Thuốc được bào chế thành 2 dạng: dạng viên nang và dạng hỗn hợp phù hợp với nhiều đối tượng bệnh. Tamiflu có vị khá khó uống nên mẹ có thể hòa thêm với sữa, nước trái cây để giảm cảm giác buồn nôn hay nôn khi uống thuốc cho bé.

Thuốc kháng virus Tamiflu
Nên hòa Tamiflu vào sữa, nước trái cây giúp bé dễ uống hơn mẹ nhé

Tamiflu có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn cho bé tuy nhiên, triệu chứng không nặng, thường chỉ xảy ra trong 2 ngày đầu tiên. Mẹ tham khảo bảng liều dùng đúng cho bé dưới đây: 

Độ tuổi/Cân nặng  Liều dùng 
Dưới 1 tuổi  3mg/2 lần/ngày 
Trên 1 tuổi, nặng dưới 15 kg  30mg/2 lần/ngày 
16 – 23kg  45mg/2 lần/ngày 
24 – 40kg  60mg/2 lần/ngày 
<40kg  70mg/2 lần. ngày 

 

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Hòa Tamiflu với một ít nước có vị ngọt để giảm độ khó uống cho bé mẹ nhé

4. 6 lưu ý cực quan trọng khi mẹ cho bé uống thuốc cúm A

Ngoài tìm hiểu trẻ bị cúm A dùng thuốc gì và cho bé uống thuốc đúng cách, đúng liều mẹ cần nên ghi nhớ những lưu ý dưới đây để đảm an toàn cho bé, giúp bé mau khỏe, bệnh không tái phát lại mẹ nhé: 

1- Không sử dụng thuốc thông mũi nếu bé bị cao huyết áp

Nếu bé có tiền sử bị huyết áp, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc thông mũi cho bé vì nó có thể khiến huyết áp của bé tăng cao. Mẹ lưu ý không nên dùng thuốc thông mũi dạng nhỏ hay xịt quá 3 ngày, bởi dùng nhiều sẽ khiến bé bị lờn thuốc, giảm tác dụng sau này. 

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Mẹ nên lưu ý không dùng thông mũi nếu bé có tiền sử huyết áp mẹ nhé

2- Tránh lạm dụng Paracetamol 

Mẹ chỉ nên dùng Paracetamol khi bé có những triệu chứng sốt, đau, không nên quá lạm dụng có thể dẫn đến ngộ độc gan. Ngoài ra, Paracetamol còn có trong nhiều loại thuốc khác, thế nên để đảm bảo an toàn cho bé mẹ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh dùng quá liều mẹ nhé.

3- Kết hợp thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Thuốc dùng để trị cúm có thể kết hợp nhiều loại để mang đến hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, trong một số loại thuốc có thể tồn tại nhiều hoạt chất giống nhau dẫn đến mẹ vô tình dùng quá liều cho bé ở một số chất nhất định có trong thuốc. Vì thế, để đảm bảo an toàn và mang đến hiệu quả tốt nhất cho bé, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước và dùng đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. 

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Mẹ nên lưu ý kết hợp thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để đem đến an toàn và hiệu quả tốt nhất cho con nhé

4- Cho bé uống thuốc cúm A trong tối đa 7 ngày

Thông thường, trẻ bị cúm A chỉ cần được chăm sóc và uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng loại theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ khỏi bệnh sau 3 – 5 ngày. Nếu sau 7 ngày, bé không giảm hoặc tái sốt, mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế và thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể phương hướng xử lý, vì có thể bé đã bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc gặp những biến chứng khó lường khác.

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Nếu triệu chứng của bé không giảm sau 7 ngày uống thuốc, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để hướng xử lý kịp thời nhé

5- Nên cho bé tiêm phòng vacxin

Bệnh cúm thường xảy ra theo mùa hay khi thời tiết thay đổi mà đề kháng của bé lại yếu vì thế bé rất dễ nhiễm bệnh lại, mẹ nên tiêm vacxin phòng cúm A cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên để bé luôn khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm, mẹ đỡ lo lắng sau này. Hiện nay, có 3 loại vacxin phòng cúm phổ biến ở Việt Nam là: 

  • Influvac Tetra (Hà Lan): được chỉ định cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, tiêm 2 mũi, mũi 1 lần đầu tiên và mũi 2 cách 1 tháng sau mũi 1 và nên tiêm lại vacxin hằng năm. 
  • Ivacflu-S (Việt Nam): phổ biến đối với người lớn từ 18 – 60 tuổi, tiêm 1 mũi và mỗi năm nên tiêm vacxin lại 1 lần. 
  • Vaxigrip Tetra (Pháp): dành cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên, tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng và nên tiêm lại vacxin hằng năm. 
Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Nên tiêm vacxin cho bé từ 6 tháng tuổi để giảm thiểu nguy cơ giảm bệnh mẹ nhé

6- Chăm sóc bé bị cúm A đúng cách

Ngoài điều trị bằng thuốc, chăm sóc bé đúng cách cũng là phương pháp giúp bé nhanh khỏe, đỡ mệt và khó chịu đó ạ. Do đó, mẹ cần: 

  • Cho bé nằm nghỉ ở phòng riêng, có không gian sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ phòng (26 – 28 độ C) và độ ẩm (40% – 60%) phù hợp. 
  • Bé khi cúm thường gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, mẹ nên nấu chín kỹ thức ăn, ưu tiên thức ăn dạng lỏng như súp, cháo,… và chia nhỏ bữa ăn để giúp bé dễ hấp thụ hơn.
  • Tăng cường nhiều thực phẩm chứa đạm trong khẩu phần ăn của bé như thịt, cá, trứng, chế phẩm từ sữa ít béo,… giúp bé mau hồi phục hơn.
  • Đảm bảo thực đơn hằng ngày của bé có đủ các nhóm chất thiết yếu như chất đạm, tinh bột, khoáng chất, chất xơ, vitamin. Ví dụ thực phẩm như trứng, cá, thịt gà, thịt bò, tôm, các loại sữa hạt, bông cải xanh,…    
  • Để diệt khuẩn trong không khí trước khi đi vào đường hô hấp, làm tan đờm giảm bớt khó chịu cho bé, mẹ nên xông phòng bằng tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu bạc hà. 
  • Nếu bé nghẹt mũi và khó thở mẹ nên hỗ trợ hút mũi và rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên để giúp bé dễ thở hơn mẹ nhé. 
Chăm sóc trẻ bị cúm a đúng cách
Chăm sóc bé đúng cách cũng là phương pháp giúp bé mau khỏi bệnh hơn đó ạ

Lưu ý cho mẹ: Khi chăm sóc bé cưng, để giảm thiểu nguy cơ con bị cảm cúm thông thường, nguy hiểm hơn chính là cúm A mẹ cần nên diệt khuẩn tất cả đồ dùng cho con và giữ cho bé luôn sạch sẽ, thơm tho để không vi khuẩn nào có thể tấn công được. 

Gợi ý mẹ tham khảo hệ sản phẩm chăm sóc mẹ và bé của Mamamy với khả năng diệt khuẩn cực tốt lại an toàn, chăm sóc da tối ưu cho bé cưng nhờ thành phần cao cấp từ thiên nhiên. Hệ sản phẩm bao gồm nước giặt xả thiên nhiên, nước rửa bình sữa và rau củ, bột tắm gội, khăn ướt, khăn khô đa năng,…. với nhiều tính năng cực “xịn” cùng mẹ đồng hành với bé trong suốt chặng đường phát triển. 

Mamamy khuyến mãi
Ưu đãi dành cho mẹ bỉm lần đầu mua hàng

Đang có deal ưu đãi cực khủng đến 60% cùng nhiều quà tặng có giá trị cho mẹ bỉm khi mua sắm tại Mamamy đây ạ. Mẹ ghé tham khảo để tậu đồ xịn – giá cực xinh về chăm sóc bé cưng toàn diện nhất nhé! 

7 – Mua thuốc tại địa chỉ uy tín

Trên thị trường có hàng nghìn hiệu thuốc khác nhau, có hiệu thuốc đạt chuẩn GPP, có bác sĩ chuyên môn kê đơn; lại có hiệu thuốc do các hộ lý, y tá mở ra, không đủ chuyên môn và thẩm quyền dẫn đến kê sai đơn, kê quá liều, nguy hiểm lắm mẹ ơi. Gợi ý mẹ mua thuốc tại các hệ thống lớn như Pharmacity, Long Châu, các hiệu thuốc đạt chuẩn GPP, đừng vì vội vàng, mua ở hiệu thuốc gần nhà không uy tín mẹ nhé. 

Bài viết này đã giải đáp đầy đủ cho mẹ về vấn đề trẻ bị cúm A uống thuốc gì rồi. Mỗi loại thuốc đều công dụng và cách uống khác nhau, để đảm bảo an toàn cho bé mẹ nên tìm hiểu thật kỹ và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài cho bé uống thuốc, mẹ cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, tạo sự thoải mái nhất cho bé mau khỏi bệnh. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác về thuốc điều trị cúm A cho trẻ em, hãy bình luận ngay ở phía bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp “tất tần tật” cho mẹ. 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0