Bé thường xuyên bị lột da tay da chân, mẹ rất lo lắng, muốn biết trẻ bị lột da tay chân là thiếu chất gì để bổ sung vào thực đơn, đảm bảo con được hấp thụ đầy đủ dưỡng chất. Nhưng mẹ ơi, con bị lột da không chỉ vì thiếu chất mà còn do những nguyên nhân khác như cơ địa, dị ứng,… Mẹ cần xác định đúng “gốc rễ” thì mới có cách xử lý thích hợp, giúp da con mềm mại, mịn màng, nói không với lột da. Góc của mẹ mách mẹ chi tiết vấn đề này ngay trong bài viết sau đây, mẹ tham khảo nhé!
1. Trẻ bị lột da tay chân là thiếu chất gì?
Thiếu chất là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng lột da tay chân ở bé cưng. Trong quá trình nạp dưỡng chất hàng ngày, do thiếu hụt vitamin B3 và B7 nên da bé khô, thiếu độ ẩm, lâu ngày chuyển sang bong tróc làm con rất khó chịu. Cụ thể:
1.1. Do thiếu Niacin (Vitamin B3)
Vitamin B3 hay được gọi là niacin, là hợp chất rất cần thiết cho sức khỏe làn da, nhất là đối với bé sơ sinh, da con mỏng, nhạy cảm nên việc bổ sung đầy đủ vitamin B3 là cực kỳ quan trọng. Nếu bị thiếu hụt dưỡng chất này, các đầu ngón tay, ngón chân của con sẽ bị nứt nẻ, rồi bong da ra, tệ hơn là trở nên sần sùi và phát ban sẫm màu. Ở một số bé có sức đề kháng yếu, thiếu niacin còn làm bé bị tróc lưỡi, da môi hoặc bệnh pellagra gây lở loét trên da.
Nếu phát hiện bé bị lột da đi kèm những triệu chứng trên, mẹ hỗ trợ bổ sung niacin cho bé yêu thông qua chế độ ăn lành mạnh với cá ngừ trắng, cá hồi, đậu phộng, đậu xanh nhé. Đây đều là những thực phẩm có hàm lượng vitamin B3 dồi dào, giúp bé không còn bị lột da tay chân nữa cực hiệu quả.
1.2. Do thiếu Biotin (Vitamin B7)
Biotin (vitamin B7) là hợp chất quan trọng để duy trì độ mềm mịn, căng bóng của làn da. Thiếu hụt biotin ở bé yêu sẽ gây ra tình trạng vảy trên da, lột da tay chân kéo dài nhiều khả năng sẽ khiến bé bị viêm da, nứt nẻ ở quanh miệng và thể hiện rõ hơn các triệu chứng của bệnh chàm, bệnh vảy nến rất nguy hiểm. Do đó, mẹ cần phát hiện sớm và “nạp” thêm 5 – 6 microgam biotin/ngày cho bé thông qua ngũ cốc nguyên hạt, trứng, cá hồi và các loại hạt.
Nhiều mẹ bỉm thấy con bị lột da tay chân, nghĩ là do thiếu niacin và biotin nên chủ quan, chỉ lo chăm chút thực đơn cho con để bổ sung đủ chất mà không biết rằng, thực tế còn nhiều nguyên nhân khác.
Nếu xác định nguyên nhân không đúng, dù mẹ có nỗ lực đến mấy thì tình trạng lột da tay chân ở bé cũng sẽ không cải thiện gì mấy đâu ạ. Bởi vậy, mẹ nên tham khảo chi tiết những lý do gây ra tình trạng này để xác định cho đúng, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp nhất!
2. Trẻ bị lột da tay da chân do thừa chất
Lột da tay chân ở bé không chỉ do thiếu chất mà nhiều khả năng còn do thừa chất nữa đó mẹ. Điển hình là khi cơ thể hấp thụ quá nhiều vitamin A, không tiêu hóa kịp chuyển thành độc tố gây ra tình trạng bong tróc đầu ngón tay, ngón chân ở bé.
Ngoài ra, dư thừa vitamin A còn làm bé bị nứt góc miệng, làn da khô ráp, sần sùi, bé cũng thường xuyên bị nhợn, nôn ói. Để hạn chế tối đa nguy cơ này, mẹ nên theo dõi và cho bé nạp vừa đủ lượng vitamin A cần thiết mỗi ngày:
- Bé 0 – 6 tháng tuổi: 400 mcg/ngày
- Bé từ 7 – 12 tháng tuổi: 500 mcg/ngày
- Bé từ 1 – 3 tuổi: 300 mcg/ngày
- Bé từ 4 – 8 tuổi: 400 mcg/ngày
- Bé từ 8 tuổi trở lên: 600 – 900 mcg/ngày
3. Trẻ bị lột da tay chân do dị ứng
Nguyên nhân tiếp theo gây nên hiện tượng lột da tay chân ở bé là dị ứng. Phổ biến nhất là 3 loại dị ứng sau đây:
1- Dị ứng thực phẩm
Bé sơ sinh rất nhạy cảm, nhất là với các thực phẩm bé nạp vào cơ thể nên dễ bị dị ứng. Điển hình là dị ứng đường. Đường phân rã collagen – hợp chất duy trì độ đàn hồi cho da nên nếu mắc phải, làn da của con sẽ khô ráp, lỗ chân lông bít tắc, lột da diện rộng cả bàn tay lẫn bàn chân.
2- Dị ứng vải quần áo
Một số loại vải có sợi tơ polyester hoặc quần áo giặt chưa sạch, còn sót chất phụ gia hóa học trong bột giặt sẽ làm da bé bị mẩn đỏ, khô ráp và lột da. Bé còn thấy ngứa ngáy và đòi gãi cả ngày khiến tình trạng lột da trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong trường hợp này, mẹ nên kiểm tra các loại nước xả vải, bột giặt đang sử dụng cho quần áo của bé có phù hợp không để cân nhắc đổi sang sản phẩm chuyên dụng dành riêng cho bé cưng.
Bột giặt, xà phòng bình thường sẽ có chứa chất phụ gia hóa học hoặc chất tẩy rửa không hề tốt cho làn da mỏng manh của bé chút nào. Do đó, nên cho bé dùng riêng bột giặt, xà phòng chuyên dụng cho bé sơ sinh, không dùng chung với bố mẹ.
Gợi ý mẹ tham khảo nước giặt xả thiên nhiên Mamamy nguồn gốc từ thực vật (hầu hết từ dừa và muối tinh khiết) lành tính và nhẹ dịu với bé cưng, kể cả bé có cơ địa dễ dị ứng. Từ đó giúp nhẹ nhàng làm sạch quần áo và khử mọi vi khuẩn, nấm mốc, không để lại dư lượng hóa chất có hại trên quần áo bé đảm bảo bé mặc quần áo lên dễ chịu, không bị ngứa ngáy khó chịu. An toàn tuyệt đối với làn da non nớt của con đó mẹ!
3- Dị ứng kem bôi ngoài da
Làn da của bé cực kỳ mỏng manh nên nếu mẹ lỡ dùng kem dưỡng ẩm hoặc kem bôi ngoài da không đúng cách sẽ dễ khiến bé bị dị ứng do hợp chất bảo quản như formaldehyde, isothiazolinones tấn công và làm mất lớp biểu bì trên da bé. Đầu tiên da bé sẽ hơi mẩn đỏ, sau nổi nhiều hột nước và dần dần bong tróc đầu ngón tay, ngón chân. Khi bắt gặp bé có dấu hiệu trên, mẹ nên chọn đúng loại và sử dụng kem dưỡng da cho bé đúng cách..
Để chọn sản phẩm dưỡng ẩm cho bé cưng, mẹ tập thói quen đọc bảng thành phần trước khi sử dụng nhé. Ưu tiên những sản phẩm có thành phần tự nhiên, lành tính để đảm bảo an toàn tối đa cho con mẹ nhé. Gợi ý sản phẩm dưỡng da “thần thánh” cho bé cưng: Xịt skin expert Mamamy, mẹ xịt khoảng 4 – 5 lần cho bé một ngày vào bất kỳ lúc nào đều được hết. Với thành phần từ các cây cỏ hữu cơ có khả năng kháng viêm và tái tạo, thêm công nghệ hiện đại được các chuyên gia nghiên cứu suốt 8 năm giúp làn da bé được nuôi dưỡng khỏe mạnh, mẹ không còn lo lắng bất kỳ vấn đề gì về da con nữa rồi!
4. Trẻ bị lột da tay chân do yếu tố ngoại cảnh
Yếu tố ngoại cảnh tác động trực tiếp lên làn da của con cũng có thể gây ra tình trạng lột da tay chân đó mẹ. Cụ thể:
1- Bé bị cháy nắng
Cháy nắng là tình trạng lớp da ngoài cùng của bé bị tổn thương do tia cực tím, tia UV. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là da đỏ rực lên, phồng rộp, chuyển sang mụn nước và bắt đầu bong tróc nghiêm trọng.
2- Do tác dụng phụ của thuốc
Histamine là một hợp chất và các mô dưới dạng liên kết tĩnh điện không có hoạt tính. Khi bé uống một số loại thuốc như kháng sinh, paracetamol,… cơ thể sẽ phản ứng lại, coi đây là hợp chất lạ và phóng thích histamine tạo áp lực lên hệ tuần hoàn. Dị ứng do tác dụng phụ của thuốc sẽ làm da bé nổi mề đay, mẩn đỏ và lột da tay da chân.
3- Thời tiết thay đổi bất thường
Sự thay đổi thời tiết thất thường làm cơ thể bé không kịp thích nghi, nhất là khi trời đột nhiên chuyển lạnh, da con sẽ dễ bị khô hanh, nứt nẻ và lột da nhiều ở đầu ngón tay.
Để giảm thiểu nguy cơ gây lột da, mẹ chú ý giữ ấm tay chân cho bé vào mùa lạnh, đồng thời luôn che chắn kỹ lưỡng mỗi khi bé đi nắng. Mẹ cũng đừng quên xem kỹ thành phần thuốc và hỏi thăm bác sĩ về tác dụng phụ trước khi cho bé uống nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe của con yêu.
5. Trẻ bị lột da tay chân ở bé do thói quen xấu
Bé cũng hay bị lột da tay chân do mắc thói quen xấu như mút tay, rửa tay quá nhiều lần trong ngày và thường xuyên đi chân không. Những hành động này vô tình làm mất lớp dầu và biểu bì bảo vệ ngoài da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công đồng thời làm da bị mất đi độ ẩm, dễ bị bong tróc, lột da.
Mẹ nhớ dạy bé mang dép mỗi khi đi ra ngoài, không cho mút tay và vệ sinh tay chân mỗi ngày từ 2 – 3 lần, tránh tiếp xúc nước và xà phòng quá nhiều khiến da con bị tổn thương mẹ nhé!
6. Trẻ bị lột da tay da chân do cơ địa và bệnh lý
Ngoài ra, bé cưng còn bị lột da tay chân do nguyên nhân cơ địa và bệnh lý nữa đó ạ. Mẹ kéo xuống dưới để nắm rõ dấu hiệu nhận biết và có cách xử lý thích hợp!
6.1. Do cơ địa của bé
Một số trường hợp bé bị lột da tay chân do cơ địa với biểu hiện như ngứa âm ỉ, bề mặt da tay chân khô, hơi đỏ hồng, lột da nhiều ngày kéo dài, nhất là vào mùa lạnh. Tệ hơn bé sẽ bị mọc mụn nước ở trên da, tiết dịch vàng và gây viêm nhiễm sau khi vỡ.
6.2. Do bệnh lý
Khi thấy con bị lột da tay chân nhiều ngày và kéo dài khoảng 1 – 2 tháng, không thuyên giảm có thể là biểu hiện của các bệnh lý về da như chàm tay, vẩy nến, bệnh Kawasaki,… Mẹ nên cho bé đi thăm khám bác sĩ để tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời, khoa học. Từ đó giúp dứt điểm lột da tay chân ở bé và giữ làn da con luôn mịn màng, khỏe mạnh mẹ nhé!
Mẹ nên cho bé đi thăm khám bác sĩ để tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời, khoa học. Từ đó giúp dứt điểm lột da tay chân ở bé và giữ làn da con luôn mịn màng, khỏe mạnh mẹ nhé!
7. 4 điều mẹ cần tránh khi bé bị lột da tay chân
Mẹ bỉm thường rất lo lắng, thấy con bị lột da tay chân thì xót, vội vàng áp dụng các biện pháp không khoa học hoặc tin dùng sản phẩm nguồn gốc không rõ ràng với mong muốn sớm khắc phục được tình trạng lột da ở bé cưng. Tuy nhiên, để không gây ra tác hại xấu đến bé, mẹ nên tránh 4 sai lầm thường gặp sau đây nhé!
1- Mẹ quá hấp tấp, vội vàng
Thực ra không phải lúc nào tình trạng lột da tay da chân ở bé cũng là do bệnh lý đâu mẹ ơi. Đôi khi đây chỉ là vấn đề về da “nho nhỏ”, mẹ cần thật bình tĩnh và kiên nhẫn, tránh hấp tấp vội vàng mà tin dùng nhầm sản phẩm hoặc cho con uống thuốc không rõ nguồn gốc, chẳng những không xử lý được lột da tay mà còn làm con bị ngộ độc, dị ứng. Mẹ nên xem con bị lột da tay chân do nguyên nhân nào, từ đó tìm ra cách xử lý phù hợp, không phải ngày một ngày hai khỏi được đâu ạ.
2- Áp dụng các phương pháp dân gian
Liệu pháp dân gian như dùng dầu oliu, dưa chuột để đắp lên da bé hoàn toàn chưa được chứng minh độ hiệu quả, rất dễ có tác dụng phụ đó mẹ. Mẹ nên cho bé thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý khoa học, tránh áp dụng phương pháp dân gian khi chưa hiểu rõ nhé.
3- Cho bé đi chân trần trong nhà
Nền nhà luôn có độ lạnh nhất định, đặc biệt là vào mùa đông, nó sẽ làm da bé bị lạnh và hanh khô, kéo dài dễ khiến con bị lột da chân. Do vậy, kể cả là ở trong nhà, mẹ cũng nên tập cho bé đi dép đầy đủ để giữ ấm và nâng cao sức khỏe làn da.
4- Luôn cố gắng để da bé ẩm ướt suốt ngày
Làn da của bé cưng có cơ chế tự điều tiết độ ẩm một cách vừa phải trong điều kiện thông thường. Mẹ không nên bôi quá nhiều kem dưỡng ẩm một lần, và bôi quá nhiều lần trong 1 ngày sẽ gây khó khăn cho bé khi sinh hoạt, dễ bị trơn té mỗi lần đi lại. Mỗi ngày, mẹ chỉ nên bôi dưỡng ẩm cỡ 1 – 2 lần, lượng kem bằng 1 – 2 hạt đậu tùy diện tích vùng lột da, tốt nhất là sau khi bé tắm và trước khi ngủ cho kem dễ thẩm thấu và nuôi dưỡng da bé tốt hơn.
Đọc đến đây, chắc hẳn mẹ đã hiểu bé bị lột da tay da chân là do nguyên nhân gì và tự tin chăm sóc cho bé cưng rồi, chứ không mãi đi tìm câu trả lời cho vấn đề trẻ bị lột da tay chân là thiếu chất gì nữa. Mẹ đừng quên tránh 4 sai lầm thường gặp để giữ da bé luôn mịn màng, tránh hấp tấp làm sai gây hại đến con yêu nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn về trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có nhiều niềm vui!