Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẺ 6 THÁNG BỊ SỔ MŨI TỪ A ĐẾN Z

Trẻ 6 tháng bị sổ mũi gây ra các vấn đề về biếng ăn, quấy khóc, ho..ở trẻ. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm họng, viêm tai giữa… Vậy cách điều trị như thế nào? Cùng Mamamy tìm hiểu dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân trẻ 6 tháng bị sổ mũi

Nguyên nhân trẻ 6 tháng bị sổ mũi
  • Vì hệ miễn dịch của trẻ 6 tháng khá yếu nên thời tiết chuyển mùa cũng có thể gây ra sổ mũi
  • Do thời tiết có độ ẩm cao, nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển mạnh. Cơ thể bé có miễn dịch kém rất dễ bị xâm nhập và dễ mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Bé mọc răng có thể gây ra sốt và sổ mũi
  • Mẹ bé bị cảm có thể lây sang cho bé qua đường hô hấp hoặc sữa
  • Do môi trường sống có quá nhiều bụi bẩn, khói thuốc
  • Bé bị dị ứng như phấn hoa, đồ ăn hải sản,…
  • Bé nô đùa và toát mồ hôi qua nhiều

2. Trẻ 6 tháng bị sổ mũi và các triệu chứng đi kèm

Khi trẻ 6 tháng bị sổ mũi, sẽ đi kèm một số triệu chứng sau:

  • Nếu bé bị cảm lạnh hoặc viêm phổi sẽ đi kèm với ho
  • Hắt hơi
  • Mũi có chảy nước hoặc có chất đặc sệt màu vàng hoặc xanh
  • Bé thở khó khăn và nặng nề
  • Bé có thể bị vì mắc các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp

3. Cách chữa trẻ 6 tháng bị sổ mũi từ  A đến Z

Sổ mũi là bệnh phổ biến ở trẻ 6 tháng tuổi và khôn quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh kéo dài có thể gây ra các vấn đề về khó thở, bỏ ăn, quấy khóc ở trẻ. Vì vậy, nên điều trị bệnh dứt điểm để bé vui khỏe và phát triển toàn diện. Dưới đây là một số mẹo điều trị trẻ 6 tháng bị sổ mũi dứt điểm:

3.1 Sử dụng nước muối sinh lý 0.9%

Cách chữa trẻ 6 tháng bị sổ mũi từ  A đến Z

Việc nhỏ nước muối sinh lý nhằm làm loãng dịch nhầy trong mũi của bé. Ngoài ra, việc sử dụng nước muối ngăn chặn các vấn đề viêm nhiễm. Tần suất 1 ngày nhỏ khoảng 4 đến 5 lần, mỗi lần nhỏ từ 3 giọt đến 4 giọt và phụ thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh.

 Cách nhỏ nước muối sinh lý cho bé

  • Bước 1: Đầu tiên, cho bé bé nằm ngửa, đặt đầu cao hơn hai chân của bé
  • Bước 2: Nhỏ 3 đến 4 giọt nước muối sinh lý đợi 30s đến 60s
  • Bước 3: Cho bé nằm nghiêng đế nước muối sinh lý được ráo
  • Bước 4: Tiếp tục nhỏ bên con lại của cánh mũi
  • Bước 5: Dùng khăn mềm lau nước chảy ra ngoài mũi của bé

Xem thêm: 

Trẻ ăn dặm 11 tháng tuổi: mẹ cần lưu ý điều gì?

Trẻ ăn dặm 9 tháng – cẩm nang cho mẹ giúp con phát triển

Kinh nghiệm của mẹ dành cho trẻ ăn dặm 6 tháng

3.2 Sử dụng dụng cụ hút mũi cho bé

Nếu tình trạng trẻ 6 tháng bị sổ mũi ngày càng trở lên nghiêm trọng thì nên sử dụng dụng cụ hút mũi. Đây là cách loại bỏ chất nhầy và dịch đặc mà không làm đau bé. Ngoài ra, làm sạch mũi giúp tình trạng bệnh có tiến triển tốt hơn. Sau khi hút hết dịch mũi, bố mẹ nên rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.

3.3 Vỗ lưng cho bé

Cách chữa trẻ 6 tháng bị sổ mũi từ  A đến Z

Khi bé bước sang giai đoạn ngạt mũi sẽ gây ra khó thở. Bằng cách vỗ nhẹ lưng cho bé sẽ làm long đờn và làm lỏng chất nhầy ứ đọng trong ngực. Bố mẹ có thể sử dụng hai cách:

  • Cách 1: Cho bé ngồi lên đùi và từ từ vỗ nhẹ và đều tay sau lưng bé
  • Cách 2: Cho bé nằm nghiêng và vỗ nhẹ lưng phía sau

3.4 Chỉnh lại tư thế ngủ của bé

Cách chữa trẻ 6 tháng bị sổ mũi từ  A đến Z

Trẻ 6 tháng bị sổ mũi khi ngủ rất khó chịu, đặc biệt khi mũi bị ngạt. Để giúp bé dễ ngủ hơn, bố mẹ nên chỉnh lại tư thế ngủ của bé. Bố mẹ nên dùng gối hoặc khăn để nâng đầu bé cao hơn một chút để giúp mũi thông thoáng hơn.

3.5 Cho bé uống nhiều nước

Mẹ nên kiêng các món cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo…nếu còn đang cho bé bú. Nếu bé chuyển sang giai đoạn ăn dặm thì nên cho bé uống nhiều nước, nước ép trái cây, súp loãng… để làm lỏng chất nhầy trong mũi. Trẻ bị sổ mũi có thể bị nặng hơn nếu không thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.

Cách chữa trẻ 6 tháng bị sổ mũi từ  A đến Z

3.6 Xông hơi cho trẻ 6 tháng bị sổ mũi

Trẻ 6 tháng bị sổ mũi có thể xuất phát nguyên nhân từ môi trường sống như bụi bẩn, mùi thuốc lá. Do vậy để giúp mũi bé được thông thoáng thì bố mẹ nên dọn dẹp nhà cửa, hút mùi và tránh mùi thuốc. Ngoài ra, đặt một máy tạo độ ẩm trong phòng hoặc máy phun sương để mũi trẻ được thông. Đặc biệt, với cách này còn bảo vệ sức khỏe và lá phổi của bé.

Bên cạnh đó, có thể xông hơi cho bé bằng lá tía tô, ngâm chân bằng nước gừng. Tắm xông hơi cho bé cũng là cách tốt để bé khỏe và tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, khi tắm hơi, hoặc xông hơi trong phòng dễ bị nấm mốc vì độ ẩm cao. Vì vậy, bố mẹ nên dọn dẹp là lau thường xuyên.

Kết luận

Khép lại bài viết trên, hy vọng rằng với thông tin trên có thể giúp bé khỏe và phòng tránh. Tuy nhiên, với các chia sẻ trên chỉ mang tính chất tham khảo. Chính vì vậy, trẻ 6 tháng bị sổ mũi cần được bác sĩ tư vấn và điều trị. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Mamamy nhé! Chúc bé yêu và gia đình luôn khỏe mạnh!

Xem thêm: 

Trẻ 3 tháng tuổi và tất cả những điều mẹ cần biết

Trẻ 4 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẺ 6 THÁNG BỊ SỔ MŨI TỪ A ĐẾN Z”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0