Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tổng hợp kiến thức bỏ túi chăm sóc trẻ 5 tháng bị sổ mũi

Trẻ 5 tháng bị sổ mũi là do có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh đường hô hấp trên gây sổ mũi hắt hơi. Do đó, có khá nhiều  5 tháng bị sổ mũi, ho kéo dài khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy làm thế nào khi bé yêu bị sổ mũi? Mời mẹ cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng bị sổ mũi

Trong các nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng bị sổ mũi thì nhiễm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất. Theo Đông y, do tạng phế của trẻ chưa hoàn thiện nên khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh thất thường) hoặc đổ mồ hôi nhiều khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Ở giai đoạn chớm bị, trẻ có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi trong, nghẹt mũi,… Sau đó, trẻ có thể bị ho nặng, gây suy yếu tạng phế.

Theo y học hiện đại, mũi là cửa ngõ của hệ hô hấp. Bình thường, hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc. Và bao phủ bằng lớp thảm nhầy có chức năng giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn, bảo vệ mũi xoang. Khi lớp biểu mô trong hốc mũi bị kích thích do thời tiết, hóa chất, dị vật, tình trạng viêm nhiễm, các khối u,… sẽ khiến các tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô gia tăng sản xuất dịch, gây hiện tượng chảy nước mũi. Chảy nước mũi khiến trẻ khó chịu vì giảm lượng không khí lưu thông trong mũi. Hiện tượng này có thể tự hết. Nhưng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như viêm xoang, viêm họng, viêm tắc vòi tai, viêm thanh – khí – phế quản,…

Bên cạnh đó, niêm mạc mũi là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn, virus. Do đó khi gặp lạnh hoặc điều kiện thuận lợi sẽ tăng sinh mạnh mẽ, gây viêm mũi – họng. 

2. Mẹ nên làm gì khi trẻ 5 tháng bị sổ mũi?

2.1. Khi nào mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Mẹ nên làm gì khi trẻ 5 tháng bị sổ mũi?

Mẹ cần đưa bé đi khám khi bé có các biểu hiện sau:

  • Có khó thở.
  • Đang sốt.
  • Ho hoặc thở khò khè.
  • Mệt mỏi, chảy nước mũi nhiều hoặc nước mũi đổi màu vàng hay xanh hoặc có máu.
  • Có các triệu chứng dị ứng.
  • Có sưng phù mặt,sưng môi hay mắt (gợi ý dị ứng).
  • Bỏ bú bỏ ăn.
  • Khó chịu.
  • Ít hơn 3 tháng tuổi và có dấu hiệu cảm lạnh hoặc cúm.

Như mẹ thấy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khi trẻ 5 tháng bị sổ mũi. Tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ điều trị và cho thuốc thích hợp.

Còn trong những trường hợp có triệu chứng nhẹ thì bé không cần điều trị bằng thuốc. Hệ thống phòng vệ tự nhiên của bé sẽ tự chữa lành theo thời gian. Không thuốc nào hiệu quả đối với tất cả trẻ em và tất cả các loại thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ. Những điểm mạnh và điểm yếu của việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc cẩn thận.

2.2. Mách mẹ các biện pháp điều trị trẻ 5 tháng bị sổ mũi tại nhà

Khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sổ mũi, mẹ có thể áp dụng ngay những biện pháp sau :

  • Nước muối / thuốc xịt mũi: Dung dịch muối natri clorua 0,9% được pha sẵn dưới dạng xịt và thuốc nhỏ mũi thích hợp để: Rửa mũi; Giúp giải tỏa tắc nghẽn do ‘kích thích’; Hay sử dụng để làm ẩm mũi bị kích thích bởi không khí khô. Tuy nhiên, ít có tác dụng làm giảm nghẹt mũi do các nguyên nhân khác.
  • Dụng cụ hút mũi: Biện pháp này có thể giúp loại bỏ một số chất nhầy. Nếu nước mũi nhiều và dính, mẹ nên làm lỏng chất nhầy bằng cách nhỏ 2 hoặc 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi trước khi hút.  
  • Bố mẹ cần cho trẻ 5 tháng bị sổ mũi uống thật nhiều nước (như nước lọc, sữa, nước trái cây,…). Uu tiên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng (như cháo, súp,…) nhằm làm cho dịch mũi lỏng hơn để dễ vệ sinh cho trẻ. Nếu trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ cần hạn chế dùng thực phẩm có nhiều dầu mỡ và chất béo.
  • Có thể cho trẻ tắm với nước gừng ấm do hơi nước gừng có khả năng làm lỏng dịch nhầy trong mũi cho bé dễ dàng tống ra ngoài hoặc bố mẹ vệ sinh bằng dụng cụ dễ hơn.
  • Bôi dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp lên lòng bàn chân  hoặc phần lưng và ngực của trẻ rồi massage trong ít phút.
  • Mang tất cho bé khi ngủ giúp giữ ấm và cho bé ngủ ngon.
  • Kê đầu bé cao lên khi ngủ nhằm ngăn nước mũi chạy ngược vào bên trong làm nghẹt mũi.

3. Cách phòng ngừa sổ mũi kéo dài cho bé yêu 5 tháng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy mẹ có thể chủ động phòng ngừa trẻ 5 tháng bị sổ mũi bằng một số biện pháp phòng tránh đơn giản như sau:

  • Giữ vệ sinh nơi ở
  • Không hút thuốc trong nhà
  • Hút bụi thường xuyên
  • Làm sạch máy lạnh định kỳ
  • Hạn chế cho thú cưng tiếp xúc với bé
  • Không mở cửa sổ nếu như bé bị dị ứng phấn hoa
  • Tăng sức đề kháng cho bé:
  • Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ để có sức đề kháng tốt, chống lại bệnh tật
  • Giữ cho nhiệt độ môi trường xung quanh bé luôn ổn định. Tránh tình trạng nhiệt độ tăng giảm đột ngột

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-bi-so-mui-hat-hoi-lam-sao-cho-het/

Cách phòng ngừa sổ mũi kéo dài cho bé yêu 5 tháng

Trẻ 5 tháng bị sổ mũi là tình trạng thường gặp bố mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng và chăm sóc trẻ một cách tốt nhất để bệnh mau khỏi. Tốt nhất hãy đưa trẻ đi khám nếu thấy tiến triển nặng để tránh những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp cha mẹ có thêm kiến thức bỏ túi chăm sóc cho bé 5 tháng bị sổ mũi, ho kéo dài. Mong rằng, các bé sẽ luôn có sức đề kháng tốt, không ốm vặt, phát triển đều đặn!

Xem thêm: Trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu: Những thông tin mẹ phải biết

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tổng hợp kiến thức bỏ túi chăm sóc trẻ 5 tháng bị sổ mũi”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0