Rửa mũi cho bé là phương pháp được mẹ bỉm áp dụng khi bé bị nghẹt mũi, có dịch mũi, mũi khò khè… Rửa mũi tuy đơn giản nhưng nếu không có kiến thức, mẹ rất dễ rửa mũi cho trẻ sơ sinh sai cách khiến bé khó chịu, đau rát, thậm chí tổn thương niêm mạc mũi. Cùng điểm qua những tác hại và nguy cơ tiềm ẩn khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh sai cách để phòng tránh mẹ nhé.
Mục lục
1. Thế nào là rửa mũi sai cách?
Rửa mũi là phương pháp mẹ thực hiện được tại nhà nếu nắm rõ những nguyên tắc vệ sinh và được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Thế nhưng rất nhiều mẹ bỉm vì chủ quan mà thiếu sự chuẩn bị, thực hiện theo cảm tính dẫn tới ảnh hưởng không tốt tới bé yêu. Dưới đây là những lỗi sai phổ biến mẹ bỉm tập làm mẹ lần đầu hay mắc phải khi rửa mũi cho con:
1 – Rửa mũi cho con sai dụng cụ hoặc dùng dụng cụ kém chất lượng: Nhiều mẹ vì không tìm hiểu kỹ nên nghĩ dụng cụ rửa mũi nào cũng có tác dụng hút rửa như nhau, thậm chí dùng cả xi lanh để thực hiện rửa mũi. Lực bơm của xi lanh rất mạnh nên dễ gây sặc hoặc sang chấn tâm lý, đặc biệt với bé mới sinh. Mẹ nên dùng dụng cụ hút có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng, được làm từ chất liệu cao cấp, chuyên dùng cho bé sơ sinh như Kuku, Chico, Confort…
2 – Lạm dụng việc rửa mũi: Tư tưởng rửa mũi càng nhiều càng sạch là hoàn toàn sai lầm đó ạ. Niêm mạc mũi của bé sơ sinh rất mỏng, dưới tác động của lực hút mạnh từ các phương pháp rửa mũi, hút mũi trong thời gian dài sẽ làm mỏng dần lớp niêm mạc của bé. Mẹ lưu ý dù bé có bị khò khè nặng cũng không nên rửa mũi cho bé quá 3 lần/ngày.
3 – Rửa mũi cho bé khi không biết cách thức thực hiện: Nhiều mẹ bỉm cho rằng rửa mũi cho bé cũng tương tự như việc hút rửa cho người lớn nên không tìm hiểu kỹ càng, thậm chí ép bé nằm xuống để rửa mũi khi con đang ngủ hoặc sau khi ăn, xịt nước thẳng vào khoang mũi của con… Cách làm của mẹ không những không rửa sạch mũi, lấy hết chất nhầy mà còn khiến bé bị sặc, đau rát hoặc sợ hãi, cực nguy hiểm mẹ ạ.
4 – Không đảm bảo vệ sinh khi rửa mũi cho bé: Niêm mạc mũi của bé sơ sinh cực kỳ nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài. Nếu dụng cụ rửa mũi hoặc tay mẹ chưa được vệ sinh sạch sẽ mà trực tiếp chạm vào mũi bé rất dễ khiến con bị dị ứng, kích ứng.
2. Những nguy cơ tiềm ẩn khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh sai cách?
2.1. Bé bị sặc dẫn đến nước vào phổi
Xi lanh là dụng cụ có áp lực rất cao, lực nước từ ống xilanh xịt vào mũi bé rất mạnh, gây cảm giác đau rát, thậm chí sặc nước. Ngoài ra, mẹ rất khó kiểm soát lực ấn xilanh, cộng với việc bé sợ hãi, không hợp tác, quấy khóc mà mẹ vẫn ép bé rửa mũi rất nguy hiểm. Dung dịch nước muối và dịch mũi lúc này rất dễ đi vào đường thở, vào phổi khiến bé khó thở, ngạt khí.
2.2. Tâm lý sợ hãi mỗi khi rửa mũi
Tâm lý sợ hãi hình thành khi trước đó mẹ đã rửa mũi cho trẻ sơ sinh sai cách hoặc ép buộc rửa mũi khiến bé bị sặc, cảm thấy đau rát, khó chịu… Sự sợ hãi tạo thành thói quen và phản xạ có điều kiện, cứ nhìn thấy mẹ cầm dụng cụ hút bé sẽ bé gào khóc, gồng cứng người. Cả mẹ và con đều rất vất vả mà dịch mũi vẫn không được hút hết ra, không tốt chút nào đâu mẹ.
2.3. Tổn thương niêm mạc mũi của bé
Nếu mẹ không kiểm soát được lực tay, dòng nước hoặc luồng không khí từ bóng mũi và xi lanh tràn vào khoang mũi rất nhanh và mạnh khiến các tế bào niêm mạc mũi bị tổn thương, trầy xước, chảy dịch vàng thậm chí chảy máu niêm mạc. Con sẽ có cảm giác bỏng rát, khó chịu ngay cả khi thở, quấy khóc vì đau, thậm chí bỏ ăn.
2.4. Gây nhiễm trùng mũi bé
Nguyên nhân chính gây nhiễm trùng mũi do tay mẹ hoặc dụng cụ hút mũi không sạch sẽ. Nếu tay mẹ không được rửa sạch và sát khuẩn bằng xà phòng trước khi rửa mũi, vi khuẩn sẽ lây nhiễm chéo từ tay mẹ sang mũi bé khi mẹ đặt đầu hút của dụng cụ sát mũi bé hay lau mũi. Dụng cụ hút rửa không được vệ sinh sạch rất dễ tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng như dịch nhầy từ lần hút trước, xác côn trùng sa vào trong bình hút…
2.5. Gây ra tình trạng viêm tai giữa
Mẹ cũng biết tai mũi họng là các bộ phận liên kết trực tiếp với nhau đúng không ạ. Lực đẩy quá mạnh đưa dung dịch rửa, chất nhầy và dịch mũi tràn xuống họng hoặc vào tai gây viêm tai giữa, rất nguy hiểm mẹ ạ. Viêm tai giữa khiến tai con chảy mủ, ẩm ướt khó chịu vào ban ngày, đau đớn liên tục, khó ngủ vào ban đêm.
3. Hướng dẫn mẹ vệ sinh mũi cho bé sơ sinh đúng cách
1 – Chỉ định: Phương pháp vệ sinh mũi dành cho bé bị viêm mũi nhẹ, dịch mũi có màu trắng. Trong trường hợp bé nghẹt mũi, khò khè hoặc mũi chứa dịch nhầy đặc, mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn thực hiện phương pháp hút mũi phù hợp nhất.
2 – Chuẩn bị:
- Dung dịch nước muối: mẹ cân nhắc chọn một trong hai loại sau:
-
- Nước muối sinh lý: với thành phần từ nước và muối Natri Clorua (NaCl), nước muối sinh lý dễ dàng rửa trôi dịch mũi lỏng, có màu trắng. Mẹ dễ dàng mua dung dịch nước muối sinh lý tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
- Nước muối ưu trương: được bổ sung thành phần Natri Hyaluronate, nước muối ưu trương có tác dụng dưỡng ẩm, tạo lớp bảo vệ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Mẹ nên chọn nước muối ưu trương Nebial nồng độ 3% tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
- Khăn khô đa năng: dùng để hứng chất nhầy, thấm nước vương ra khi rửa mũi hoặc lau mũi cho bé khi lấy dịch nhầy xong. Mẹ nên chọn loại khăn khô được làm từ chất liệu cellulose mềm mại, không chứa phụ gia, không chứa huỳnh quang làm trắng để mũi con được vệ sinh sạch sẽ, giảm đau rát, khó chịu.
3 – Các bước thực hiện
- Bước 1: Mẹ đặt bé nằm trên giường và để đầu nghiêng sang một bên. Đặt khăn vải mỏng kê dưới đầu bé. Mẹ không nên kê bằng gối quá cao sẽ làm nước muối chảy ngược ra ngoài khiến con bị sặc.
- Bước 2: Lót 1 miếng khăn khô đa năng dưới cằm bé, đưa đầu chai dung dịch nước muối vào mũi bé, từ từ nhỏ 1 – 2 giọt, chờ khoảng 1 – 2 phút để chất nhầy loãng ra. Sau đó mẹ thấm hút dịch bên trong mũi bằng tăm bông.
- Bước 3: Nếu dịch mũi vẫn chưa hết hoàn toàn, mẹ lặp lại bước 2 từ 1 đến 2 lần nữa cho đến khi mũi bé không còn dịch.
- Bước 4: Mẹ dùng khăn khô mềm lau sạch bên ngoài lỗ mũi bé là hoàn thành rồi ạ!
4. Một số mẹo cần biết để hạn chế gây nguy hiểm cho bé khi rửa mũi
1 – Vệ sinh tay và dụng cụ hút mũi sạch sẽ: Trước khi hút mũi, rửa mũi, mẹ sát khuẩn tay sạch sẽ với xà phòng và đảm bảo dụng cụ rửa mũi được cọ sạch bằng dung dịch cọ rửa chuyên dụng trước và sau mỗi lần rửa mũi cho bé. Nếu có sẵn nước rửa bình sữa, mẹ tận dụng luôn để vệ sinh dụng cụ mẹ nhé. Nước rửa bình sữa của thương hiệu nổi tiếng không chỉ có tác dụng làm sạch khuẩn, làm sạch dịch mũi mắc trong dụng cụ mà còn giúp khử mùi hiệu quả. Mẹ chỉ mất 2 phút để cọ sạch các ngóc ngách của bình hút, vòi hút, cực đảm bảo an toàn cho bé yêu.
2 – Cho bé làm quen với dung dịch rửa mũi: Mẹ nhỏ từng giọt nhỏ dung dịch rửa mũi trong lần đầu để bé làm quen với cảm giác ẩm ướt ở khoang mũi, tránh làm bé giật mình.
2 – Xử lý khi nước chảy vào tai: Nếu có hiện tượng nước chảy vào tai, mẹ nhanh chóng nghiêng đầu bé sang một bên để nước trong tai chảy ra ngoài nhanh nhất. Sau đó thấm khô vành tai và ống nhĩ bằng khăn sạch.
3 – Xử lý khi nước chảy vào miệng: Mẹ nhanh chóng bế bé nằm sấp, đầu thấp hơn vai để nước chảy ra ngoài, sau đó quấn một chiếc khăn sạch nhúng nước ấm vào đầu ngón tay để vệ sinh họng cho bé.
Như vậy, trước khi rửa mũi cho bé, mẹ cần có những kiến thức nhất định và nắm rõ những lưu ý quan trọng, tránh rửa mũi cho trẻ sơ sinh sai cách, dẫn tới những tổn thương không đáng có. Nếu mẹ có câu hỏi hay thắc mắc nào về việc rửa mũi cho bé sơ sinh, hãy chia sẻ dưới phần bình luận để được giải đáp mẹ nhé!