Bé ăn dặm bị táo bón khiến mẹ vừa xót ruột, vừa lo lắng không biết mình có đang cho con ăn dặm sai cách không. Câu trả lời cho mẹ đây ạ! Góc của mẹ sẽ giúp mẹ hiểu rõ về nguyên nhân và cách giúp bé hết táo bón trong vòng 3 ngày, mẹ theo dõi nhé!
Mục lục
1. 5 nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bón và cách xử trí
Táo bón là gì? Chắc mẹ đều có câu trả lời rồi nhỉ, đây là tình trạng rối loạn tiêu hoá, phân khô cứng, đau khi đại tiện gây khó khăn khi bài tiết chất thải. Thông thường các bé sơ sinh thường đi tiêu 2 – 3 lần/ngày, nếu thói quen này bỗng chốc thay đổi và số lần đi tiêu ít hơn 1 lần/ngày, con có khả năng bị táo bón đó ạ.
Tuy táo bón là một hiện tượng quen thuộc nhưng hẳn mẹ đã rất lo lắng khi bé gặp tình trạng này. Vậy nguyên nhân do đâu? Dưới đây là 5 lý do chính dẫn đến táo bón ở bé sơ sinh, mẹ theo dõi xem bé nhà mình thuộc trường hợp nào nhé!
1.1. Bé chưa quen với việc ăn dặm
Khi chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn dặm, bé cần thời gian để hệ tiêu hoá thích nghi với những thức ăn dạng đặc. Trong thời gian làm quen này, bé dễ bị táo bón hoặc các vấn đề khác về hệ tiêu hoá như phân lỏng, khó tiêu,… mặc dù mẹ xây dựng chế độ ăn rất khoa học cho bé. Trường hợp này mẹ đừng quá lo lắng, sau khoảng 1 – 2 tuần là bé sẽ khỏe lại ngay thôi.
Dấu hiệu để mẹ nhận biết: Bé quấy khóc, chán ăn và nôn trớ khi được mẹ bón ăn.
Mẹ cần làm gì đây? Việc quan sát dấu hiệu và biểu hiện của bé sẽ giúp mẹ thay đổi khẩu phần, lựa chọn thức ăn phù hợp để bé từ từ làm quen với thực phẩm.
1.2. Chế độ ăn uống chưa hợp lý
Chế độ ăn uống không khoa học, không cân bằng đủ dinh dưỡng, giàu chất béo, chất đạm nhưng thiếu chất xơ, thiếu nước khiến bé gặp tình trạng táo bón đấy mẹ ạ. Tại sao vậy? Bởi chất xơ có vai trò tăng cường tiêu hóa hấp thu tại ruột và tăng co bóp đào thải để tống phân ra ngoài giúp bé ăn ngon lại dễ tiêu.
Dấu hiệu để mẹ nhận biết: Bé có dấu hiệu khó chịu, khóc lóc, bé dặn gắng sức mỗi lần đi tiêu, mẹ cần xem lại chế độ ăn hằng ngày của bé nếu thực phẩm quá giàu chất béo, chất đạm nhưng lại thiếu chất xơ, chế độ ăn nhiều thịt nhưng ít rau củ thì có thế đó chính là thủ phạm khiến bé bị táo bón đó ạ.
Mẹ cần làm gì đây? Trong quá trình tập ăn dặm, mẹ lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, giảm lượng thịt, bổ sung rau củ giàu chất xơ cho bé yêu. Ngoài ra, mẹ cần pha sữa đúng tỷ lệ để cung cấp đầy đủ nước và dưỡng chất cho bé nhé.
1.3. Bé ít vận động
Vận động thường xuyên không chỉ xây dựng thói quen lành mạnh cho bé mà còn giúp bé ăn ngon, tiêu hoá tốt và giảm nguy cơ táo bón ở trẻ. Bé ít vận động là lý do khiến nhu động ì ạch, dòng chảy thức ăn chậm lại, giảm hiệu quả tiêu hoá và hấp thu các chất tại ruột dẫn đến tình trạng táo bón.
Dấu hiệu để mẹ nhận biết: Khi bé có biếng ăn, chán ăn, phân khô cứng khiến bé đau rát, khó khăn và quấy khóc mỗi lần đi tiêu, mẹ cần xem lại chế độ vận động của bé.
Mẹ cần làm gì đây? Mẹ kết hợp một số bài tập thể dục đơn giản vào mỗi giờ vui chơi. Với bé sơ sinh, mẹ có thể nắm lấy hai cổ chân bé, di chuyển vòng tròn như tư thế đạp xe để vừa kích thích tiêu hóa vừa tăng nhu động ruột, làm giảm nguy cơ táo bón. Tuy vận động rất tốt nhưng mẹ cần lựa chọn thời điểm sau ăn 2 giờ để bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt và tránh tình trạng trào ngược thức ăn.
1.4. Bé gặp vấn đề về tiêu hoá
Bởi chức năng dạ dày – ruột của bé còn non nớt, vì vậy nguyên nhân gây táo bón có thể do các bệnh về đường tiêu hoá, một số bệnh lý thường gặp như: đau bụng, trào ngược dạ dày – thực quản, không dung nạp Lactose, tiêu chảy, táo bón,…
Dấu hiệu để mẹ nhận biết: Khi gặp vấn đề về đường tiêu hóa, bé sẽ có những dấu hiệu mệt mỏi, đau bụng, ợ hơi, sôi bụng, bé biếng ăn và thường quấy khóc.
Mẹ cần làm gì đây? Khi thấy những dấu hiệu trên, mẹ hãy bình tĩnh cho bé thăm khám để nhận lời khuyên từ bác sĩ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con.
1.5. Bé ăn dặm quá sớm
Thúc ép bé ăn dặm quá sớm so với độ tuổi trong khi cơ thể bé chưa có dấu hiệu phát triển để bắt đầu ăn uống như: cân nặng tăng nhanh, phản xạ môi lưỡi, phản xạ nhai, bé biết cho đồ vật lên miệng, thường mút tay và thích thú khi nhìn thấy thức ăn,… không mang lại lợi ích mà còn đem đến những “rắc rối” đối với sự phát triển của bé sơ sinh.
Ăn dặm sớm gây tình trạng táo bón: Bé sơ sinh không giống người lớn, ăn dặm quá sớm, thúc đẩy bé làm quen với thực phẩm mới một cách gượng ép dễ khiến bé gặp phải tình trạng khó tiêu, táo bón bởi hệ thần kinh, phản xạ nhai và hệ tiêu hoá chưa phát triển đầy đủ, khả năng tiêu hoá thức ăn thô còn hạn chế.
Liệu nên cho bé ăn dặm khi nào? Thời điểm ăn dặm vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé yêu. Theo các chuyên gia, mẹ nên cho bé yêu ăn dặm khi bé đã đủ 6 tháng tuổi bởi thời gian này chức năng của hệ tiêu hoá đã dần đi vào quỹ đạo,có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ tiêu hoá và hấp thụ thực phẩm.
2. Cách để bé hết táo bón nhanh chóng!
Táo bón khiến bé khó chịu, quấy khóc, thậm chí biếng ăn, mẹ nào chưa có kinh nghiệm chắc hẳn rất bối rối, xót xa không biết làm thế nào con nhanh khỏi. Đừng lo, chỉ với 3 mẹo nhỏ sau đây, bé sẽ hết ngay thôi ạ.
2.1. Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường chất xơ
Nhận thấy dấu hiệu bé táo bón, mẹ cần linh hoạt thay đổi chế độ ăn uống cũng như tăng cường bổ sung nước và chất xơ cho bé yêu:
- Trước 6 tháng tuổi: Giai đoạn sữa mẹ là nguồn năng lượng chủ yếu, khi bé bị táo mẹ cần cho bé bú nhiều hơn (khoảng 1 – 2 tiếng/lần) để cung cấp dưỡng chất và nước giúp phân mềm, dễ di chuyển hơn trong đại tràng vừa kích thích tăng nhu động, tống phân ra ngoài.
- Từ 6 – 11 tháng tuổi: Thời điểm này, bé bắt đầu làm quen với thực phẩm mới và rất dễ bị táo. Trong trường hợp đó, mẹ cần xem lại chế độ ăn dặm của bé, lưu ý tăng cường bổ sung chất xơ từ rau củ quả (khoai lang, rau cải bina, củ cải, măng tây, bí đỏ, bông cải xanh,…) cũng như cung cấp đủ nước cho bé (khoảng 700 – 900ml chia thành 5 – 6 cữ bú/ngày) để kích thích tăng nhu động ruột, xúc tiến quá trình tiêu hoá, làm mềm phân giúp bé đi ngoài dễ dàng, chứng táo bón biến mất nhanh chóng.
- Từ 12 – 23 tháng tuổi: Bé bị táo bón, mẹ cần bổ sung chất xơ, giảm chất đạm trong thực đơn ăn dặm của bé, chất xơ không chỉ giúp bé ăn ngon tiêu hoá tốt mà còn giúp mẹ đánh lùi chứng táo bón cho bé đấy. Một số rau củ quả giàu chất xơ mẹ có thể tham khảo cho bé như: rau cải bó xôi, nấm, lê, táo, mâm xôi, việt quất,… Mẹ lưu ý sử dụng nước rửa rau củ chuyên dụng để làm sạch bẩn và sạch khuẩn, đảm bảo an toàn nhất cho hệ tiêu hoá của con.
Mẹo cho mẹ: Thay vì mua nhiều thứ cùng một lúc, mẹ mua nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy để tiện hơn, với công thức an toàn, lành tính đến mức vừa vệ sinh sạch sẽ bình sữa, bảo vệ hệ tiêu hóa con yêu, vừa rửa được cả rau củ cả nhà mình ăn hàng ngày mẹ nhé!
2.2. Mát xa bụng và cho bé vận động mỗi ngày
Khi bé ăn dặm bị táo bón mẹ nên mát xa bụng và cho bé vận động mỗi ngày là cách kích thích tiêu hoá giúp bé dễ tiêu hơn cũng như hạn chế tình trạng táo bón ở bé:
- Động tác mát xa bụng nhẹ nhàng: Mẹ đặt bé nằm thẳng trên giường, sau đó dùng ngón trỏ đặt dưới rốn bé rồi xoa tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ với mục đích tăng tuần hoàn máu, tăng nhu động ruột. Thực hiện động tác mỗi ngày 2 lần sau bữa trưa và bữa tối để hỗ trợ tiêu hoá cho bé một cách tốt nhất mẹ nhé.
- Vận động thường xuyên: Mẹ giúp bé tập những bài thể dục đơn giản, nhẹ nhàng để vận động tay chân như bài tập đạp xe giúp kích thích bé tiêu hóa và đi ngoài, hạn chế tình trạng táo bón. Bé sơ sinh cần được tập thể dục càng sớm càng tốt và ít nhất 2 lần/ngày để phát triển thể lực, tiêu hoá tốt.
2.3. Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn sẽ giúp mẹ cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng như ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, tăng cường miễn dịch, làm giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, chữa táo bón cho bé sơ sinh. Mẹ bổ sung lợi khuẩn (probiotics) bằng thực phẩm như sữa chua, men vi sinh hay các loại bột ăn dặm có bổ sung lợi khuẩn để tăng sức đề kháng và bảo vệ đường ruột bé. Bé từ 7 tháng là có thể bổ sung lợi khuẩn rồi mẹ nhé!
Cách bổ sung lợi khuẩn cho bé: Mẹ bổ sung lợi khuẩn ngay sau ăn 30 phút – 1h hoặc trước ăn 30 phút để bé hấp thụ và tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
3. Bí quyết phòng ngừa táo bón cho bé hiệu quả
3.1. Xây dựng thực đơn ăn dặm khoa học cho bé
Một trong những bí quyết phòng ngừa táo bón chính là xây dựng thực đơn ăn dặm khoa học với nguồn thực phẩm phù hợp. Mẹ bắt đầu với những thực phẩm mềm, lỏng và dễ nuốt, dễ tiêu rồi tăng dần độ đặc, độ thô theo khả năng ăn dặm của bé giúp hệ tiêu hoá kịp thích ứng, hạn chế tình trạng khó tiêu, táo bón. Ngoài ra, mẹ nên thêm vào thực đơn những loại rau củ quả tươi ngon và cho bé bú mẹ đầy đủ nhằm tạo ra một chế độ ăn phù hợp, giàu chất xơ, đủ nước, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
3.2. Cho bé vận động thường xuyên
Bé sơ sinh cũng cần vận động thường xuyên. Điều này không những kích thích phát triển cơ xương mà còn giúp bé nhà mình hạn chế tình trạng táo bón nữa đấy.
Mẹ hãy dành thời gian chơi và cùng bé tập luyện những động tác khởi động tay chân đơn giản như động tác đạp xe sau đó bắt đầu khuyến khích bé tập bò, tập lăn rồi tự di chuyển. Việc vận động đều đặn sẽ giúp hoạt động ruột hoàn thiện hơn.
3.3. Tập cho bé thói quen đi vệ sinh mỗi ngày
Mẹ nên cố định thời gian đi tiện cho bé vào một khung giờ để giúp hệ thần kinh ghi nhớ, kích thích hoạt động của ruột từ từ hình thành khả năng kiểm soát cơ thể tự chủ, xây dựng thói quen bài tiết, tăng nhu động giúp dễ tống đẩy phân ra ngoài, hạn chế tình trạng táo bón.
3.4. Massage bụng sau mỗi lần cho bé ăn
Massage vùng bụng là một trong những phương pháp hiệu quả trong phòng ngừa trình trạng bé ăn dặm bị táo bón bởi phương pháp kích thích tăng tuần hoàn máu, giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả.
Không những hạn chế tình trạng táo bón, phương pháp còn giúp bé cảm thấy thư thái và thoải mái. Mẹ thực hiện theo các bước sau đây nhé:
- Bước 1: Đặt bé nằm thẳng trên giường, dùng ngón tay trỏ đặt nhẹ nhàng dưới rốn bé.
- Bước 2: Ngón tay trỏ nhẹ nhàng xoay theo chiều kim đồng hồ.
- Bước 3: Cuối cùng, đặt bàn tay áp nhẹ lên thành bụng để kích thích nhu động ruột.
4. Câu hỏi thường gặp khi bé ăn dặm bị táo bón
4.1. Trẻ bị táo bón nên ăn gì?
1 – Những món ăn phù hợp với bé đang gặp tình trạng táo bón
Những thực phẩm giàu chất xơ sẽ thực sự hữu ích cho các bé đang gặp phải tình trạng táo bón. Chất xơ như người bạn thân thiết với đường ruột bởi tác dụng điều hoà quá trình tiêu hoá hấp thu, kích thích tăng nhu động, tăng co bóp tống phân tại ruột từ đó hạn chế tình trạng táo bón.
Một số thực phẩm giàu chất xơ lại dễ ăn mà bé thích mê:
- Các loại quả: Quả lê, bơ, dâu tây, mâm xôi, chuối, việt quất,…
- Các loại rau củ: Cà chua, củ cải, khoai lang, bông cải xanh, cải bó xôi,…
- Các loại hạt, ngũ cốc: đậu hà lan, đậu lăng, yến mạch, hạnh nhân và hạt chia.
2 – Những món ăn dặm dễ gây táo bón cho bé yêu
Những món ăn dễ gây táo bón cho bé yêu có thể kể đến như:
- Sữa công thức và đồ ăn dặm công thức: Sữa/đồ ăn dặm công thức là những thực phẩm giàu protein phức tạp và đường lactose khiến bé tiêu chảy và đầy bụng, mẹ cần lưu ý chọn thực phẩm ăn dặm (bột và sữa) có thành phần phù hợp với độ tuổi của bé nhé.
- Táo: chứa nhiều protein pectin làm cứng phân và dễ gây táo bón.
- Phô mai và sản phẩm chế biến từ sữa: Sản phẩm giàu chất béo nhưng lại nghèo chất xơ dễ gây táo bón cho bé.
4.2. Cách chọn bột ăn dặm không gây táo bón?
Bột ăn dặm dù là được mẹ tự tay chuẩn bị hay bột ăn sẵn nếu không phù hợp đều sẽ gây nên tình trạng táo bón, khó tiêu cho bé. Vậy cần chọn bột ăn dặm sao cho đúng, cùng Góc của mẹ tìm hiểu ngay nhé:
- Cách lựa chọn bột ăn dặm: Mẹ cần chú ý lựa chọn thành phần bột ăn dặm phù hợp với độ tuổi của bé, bởi hàm lượng protein và đường lactose trong bột quá lớn dễ khiến bé gặp tình trạng khó tiêu, đầy chướng bụng và táo bón. Mẹ tham khảo “Kinh nghiệm vàng lựa chọn bột ăn dặm cho bé” để bổ sung kiến thức chăm sóc bé và có sự lựa chọn bột ăn dặm tốt nhất cho bé yêu.
- Lựa chọn thương hiệu uy tín: Mẹ nên ưu tiên lựa chọn những thương hiệu bột ăn dặm uy tín đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng đóng gói, bảo quản thực phẩm tốt nhất cũng như hàm lượng dưỡng chất được tính toán cẩn thận phù hợp cho bé.
4.3. Thực đơn ăn dặm cho bé mới ăn dặm bị táo bón
Những lưu ý và một số thực đơn phù hợp cho bé sẽ nhanh chóng được Góc của mẹ bật mí ngay đây:
1 – Một số lưu ý nhỏ giúp mẹ có thực đơn phù hợp cho bé:
- Lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ: thực đơn cho bé bị táo bón không thể thiếu chất xơ bởi đây là nhóm chất an toàn, phù hợp với bé lại cực tốt cho hệ tiêu hoá.
- Bổ sung đầy đủ nước: Thiếu nước là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng táo bón do thận tái hấp thu hoàn toàn nước, làm phân bị khô cứng khiến bé khó bài tiết chất thải.
- Chú ý công thức pha sữa cho bé: Mẹ pha sữa theo tỉ lệ thích hợp và phù hợp với độ tuổi của bé. Sữa quá loãng có thể khiến bé yêu thiếu chất chậm lớn nhưng sữa quá đặc lại làm giảm khả năng hấp thu và gây ra tình trạng táo bón đấy ạ.
2 – Gợi ý thực đơn cho bé bị táo bón:
Thực đơn 1 | |
Bữa sáng | Cháo thịt gà + 100ml sữa công thức/sữa mẹ |
Bữa phụ sau bữa sáng | 200g đu đủ (một miếng lớn) |
Bữa trưa | Cơm + Cá kho + Canh mồng tơi |
Bữa phụ sau bữa trưa | 1 quả chuối |
Bữa tối | Cơm trắng + Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua + Canh tôm nấu bí xanh |
Bữa phụ sau bữa tối | Nửa quả quýt |
Thực đơn 2 |
|
Bữa sáng | Bột yến mạch chưng cách thủy |
Bữa phụ sau bữa sáng | 200g khoai lang |
Bữa trưa | Cơm + Thịt bò xào rau củ + Canh rau ngót nấu thịt |
Bữa phụ sau bữa trưa | Nửa trái bơ xay |
Bữa tối | Súp gà có nấm + Ngô non + Bí ngô luộc + Thịt kho nhạt |
Bữa phụ sau bữa tối | Nước ép dâu |
Thực đơn 3 | |
Bữa sáng | Bột yến mạch chưng cách thủy |
Bữa phụ sau bữa sáng | 200g khoai lang |
Bữa trưa | Cơm + Thịt bò xào rau củ + Canh rau ngót nấu thịt |
Bữa phụ sau bữa trưa | Nửa trái bơ xay |
Bữa tối | Súp gà có nấm + Ngô non + Bí ngô luộc + Thịt kho nhạt |
Bữa phụ sau bữa tối | 5 – 10 quả việt quất |
Trên đây là một số gợi ý về thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón. Để có thêm những thực đơn hay, mẹ tham khảo bài viết: “Thực đơn cho trẻ bị táo bón”.
Mong rằng với những chia sẻ trên, mẹ đã bỏ túi những kiến thức hữu ích và không còn lo lắng nếu bé ăn dặm bị táo bón nữa. Góc của mẹ mong muốn đem đến nhiều điều bổ ích để hỗ trợ mẹ chăm sóc bé yêu và sẽ thực sự hạnh phúc khi nhận được những phản hồi tích cực cho tình trạng táo bón của bé nhà mình đấy ạ.