Con lớn khôn và khỏe mạnh từng ngày là điều mà những người làm mẹ hằng mong mỏi. Những làm thế nào để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc nhé!
Mục lục
1. Sự phát triển của trẻ được biểu hiện như thế nào?
Sự phát triển của trẻ có thể được quan sát bằng mắt và cảm nhận của mẹ. Thông qua những sự thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần.
1.1. Cân nặng
Đây có lẽ là biểu hiện rõ nhất mà các mẹ có thể thấy ở trẻ. Sự phát triển của trẻ thông qua cân nặng sẽ giúp mẹ hiểu rõ bé đã hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng hay chưa. Liệu bé có mắc các loại bệnh tiêu hóa hay không cũng sẽ dễ dàng nhận biết qua từng giai đoạn cân nặng của bé.
Trẻ bình thường sẽ có cân nặng tăng liên tục và thường xuyên trong từng giai đoạn phát triển. Mỗi giai đoạn sẽ có một cân nặng nhất định. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có những thể trạng khác nhau, không thể ép bé theo một khuôn mẫu nhất định như bạn cùng trang lứa.
Bé chỉ cần có cơ thể khỏe mạnh, không bị còi xương hoặc thiếu chất dinh dưỡng thì mẹ có thể yên tâm.
1.2. Chiều cao
Sự phát triển thông qua chiều cao cũng sẽ giúp mẹ cảm nhận rõ sự lớn khôn từng ngày của con mình. Trẻ cũng sẽ cao lớn thêm từng ngày theo giai đoạn nhất định.
Không có người mẹ nào muốn con mình thấp bé hơn bạn cùng trang lứa. Nhưng, mỗi bé sẽ có sự tăng chiều cao nhanh hay chậm tùy thuộc vào thể trạng hoặc chất dinh dưỡng được hấp thụ.
1.3. Cảm xúc
Sự thay đổi trong cảm xúc của trẻ nhỏ cũng sẽ rõ ràng hơn trong quá trình phát triển. Trẻ thể hiện cảm xúc của mình nhiều hơn, như khóc khi buồn bực, cười khi vui vẻ hoặc giận dỗi bất cứ thứ gì không vừa ý.
Các mẹ cũng cần nên hỗ trợ bé thể hiện cảm xúc của mình, vì điều này sẽ rất tốt trong sự phát triển về mặt tinh thần trong tương lai.
1.4. Tâm lý
Dù là trẻ ở bất cứ giai đoạn nào cũng muốn được ba mẹ quan tâm và chú ý đến mình. Đây chính là tâm lý ở mỗi trẻ, tâm lý này sẽ phát triển kèm với sự phát triển về mặt thể chất của bé.
Tâm lý của trẻ sẽ thay đổi liên tục tùy theo môi trường mà bé phát triển. Ba mẹ cần quan tâm và chia sẻ với bé nhiều hơn để bé không cảm thấy cô đơn, buồn chán.
2. Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng
Trẻ sơ sinh cũng có những giai đoạn phát triển khác nhau theo từng tháng sau khi sinh. Sau đây là một số điều mà mẹ cần biết trong quá trình phát triển của bé yêu theo từng tháng:
2.1. Trẻ sơ sinh từ lúc mới sinh đến 1 tháng
Lúc này trẻ vẫn chưa tự ý thức được xung quanh của bản thân. Các giác quan vẫn chưa hoàn thiện nên tầm nhìn của bé còn hạn chế. Bé cũng chưa thể có cảm xúc trong giai đoạn này.
Các hoạt động của bé chỉ bao gồm ngủ và bú sữa. Bé ngủ mỗi ngày khoảng 14-16 tiếng/ngày, tăng khoảng 1-1,2kg một tháng sau khi sinh.
2.2. Trẻ sơ sinh từ 2 tháng đến 4 tháng tuổi
Bé lúc này đã cứng cáp hơn rất nhiều, có thể phản ứng mạnh mẽ hơn với thế giới bên ngoài. Bởi lẽ, đây là thời gian trí não của bé bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Nên cho bé chơi những đồ chơi có nhiều màu sắc để phát triển thị lực. Mẹ nên cho bé làm quen với các đồ vật bên ngoài và thường xuyên kể chuyện cho bé nghe.
Trẻ sơ sinh trong giai đoạn này cũng có thể đã bắt đầu biết lật. Bé cũng sẽ có thêm những triệu chứng biếng ăn sinh lý nên mẹ cũng không cần quá lo lắng.
Giấc ngủ của bé cũng sẽ dài hơn, cân nặng tăng khoảng 2-3kg sau khi sinh và lượng sữa hấp thụ cũng sẽ nhiều hơn.
2.3. Trẻ sơ sinh từ 4 tháng tuổi trở về sau
Bé trong giai đoạn sau đã có thể bập bẹ nói ê a. Thị giác dần hoàn thiện và bắt đầu nhận diện được màu sắc. Thính giác cũng bắt đầu phát triển khi cảm nhận được những tiếng ồn xung quanh. Các mẹ cũng nên chơi đùa, quan tâm bé nhiều để bé có thể luyện tập với cảm xúc của mình.
Đây cũng có lẽ là giai đoạn quan trọng của phát triển, bé đã tò mò về thế giới xung quanh, kèm theo đó là tập ăn dặm. Trẻ cũng sẽ ngủ sâu hơn vì đã dùng hết năng lượng của mình trong ngày khi ở giai đoạn này. Các mẹ nên tập trung phát triển dinh dưỡng cũng như tương tác với bé nhiều hơn
3. Làm thế nào để hỗ trợ sự phát triển của trẻ?
Biết cách kích thích cho sự phát triển của trẻ là điều cần thiết mà mẹ nên biết, đặc biệt là về thể chất và tinh thần:
3.1. Về thể chất
Các mẹ nên bổ sung những thực phẩm nhiều vitamin, dinh dưỡng khi bé đã bắt đầu biết ăn dặm. Cho bé hấp thụ lượng sữa phù hợp mỗi ngày để bé có thể phát triển toàn diện về mặt thể chất.
3.2. Về tinh thần
Trong giai đoạn đang hoàn thiện về các giác quan và trí tuệ. Mẹ nên cho bé tiếp xúc với nhiều màu sắc, cho bé nghe nhạc, ru ngủ để bé có thể phát triển các giác quan. Kể chuyện cho bé nghe và tập nói cho bé để bé có thể phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các mẹ hiểu rõ thêm về sự phát triển của trẻ. Lựa chọn ra những phương pháp đúng đắn đồng hành trong quá trình khôn lớn của trẻ.
Nguồn tham khảo:
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/baby-development
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cac-moc-phat-trien-ma-tre-nho-nen-dat-duoc/
Đọc thêm:
Sự phát triển của bé 7 tháng tuổi, những điều mẹ yêu cần biết
Quan sát quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng
Mấy tháng bé biết ngồi? Giải đáp tất tần tật cho mẹ