Bé 7 tháng bị ho là tình trạng thường gặp mỗi khi nhiễm lạnh hay thay đổi thời tiết. Nhiều trẻ bị ho kéo dài, ho về đêm. Hoặc ho kèm theo sổ mũi, nôn trớ khiến mẹ không khỏi lo lắng. Để “giải đáp” những lí do dẫn đến cơn ho của bé và cách điều trị. Nhà mình sẽ chia sẻ cho mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ 7 tháng bị ho chi tiết và cụ thể nhé.
Mục lục
1. Tại sao bé 7 tháng bị ho?
Ho là một trong những biểu hiện của cơ thể. Nhằm phản ứng lại các tác động từ bên ngoài lên cơ thể của bé. Ho cũng là cách cơ thể hạn chế sự xâm nhập của dị vật. Hoặc đơn giản là để đào thải dịch tiết ra khỏi cơ thể. Trẻ bị ho thường là do những nguyên nhân sau:
1.1. Do đường hô hấp trên
Mũi, họng, amidan, xoang,… là những cơ quan thuộc hệ hô hấp trên. Đây là những bộ phận gần như tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Chính vì thế chúng rất dễ bị ảnh hưởng.
Những cơn ho xuất phát từ đường hô hấp trên thường là do cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang hoặc viêm amidan,… Các bệnh lý này không hiếm gặp và thường không gây nguy hiểm, có thể điều trị dứt điểm.
1.2. Do đường hô hấp dưới
Những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới thường nghiêm trọng hơn. Cơn ho xuất phát từ đường hô hấp dưới thường là do viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen,… Những bệnh lý này nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.
1.3. Một số nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị ho đó là trào ngược dạ dày thực quản. Ho do tác nhân vật lý, sặc nước, sữa, ho do dị ứng hoặc do hút thuốc lá thụ động,…
2. Các kiểu ho thường gặp khi bé bị ho
2.1. Bé 7 tháng bị ho ông ổng
Ho ông ổng một cơn dài thường do viêm ở đường hô hấp trên. Đây được gọi là bệnh viêm thanh khí phế quản. Trẻ có cấu trúc đường dẫn khí rất nhỏ. Do đó, nếu bị viêm, có thể làm cho bé khó thở. Trẻ em dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất vì đường thở của chúng rất hẹp. Cơn ho thường bắt đầu đột ngột vào giữa đêm. Ngoài ra, trẻ có thể kèm theo tiếng thở rít lúc trẻ hít vào.
2.2. Bé 7 tháng bị ho gà
Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella Pertussis. Trẻ bị ho gà sẽ có những cơn ho dữ dội liên tục đến mức đỏ mặt hay tím môi. Khi hết ho, trẻ sẽ hít một hơi thật sâu để tạo ra âm thanh như tiếng rít. Các triệu chứng khác kèm theo gồm sổ mũi, hắt hơi và sốt nhẹ
Ho gà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng nghiêm trọng nhất với trẻ dưới 1 tháng tuổi vì trẻ không được tiêm vắc xin ho gà. Thường có trong thành phần của vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, Hib). Đây là bệnh rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy tất cả trẻ em nên tiêm ngừa bệnh ho gà lúc 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng. Sau đó, nên tiêm nhắc lại khi trẻ 15 tháng và 6 tuổi.
2.3. Bé 7 tháng bị ho với khò khè
Nếu bé thở khò khè, đây là dấu hiệu viêm ở đường hô hấp dưới. Một trong những bệnh cảnh thường gặp là suyễn. Ngoài ra, có thể do dị vật đường thở hay trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ. Trong trường hợp trẻ bị ho sau khi ăn hoặc ngậm đồ chơi nhỏ, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
2.4. Bé 7 tháng bị ho về đêm
Nhiều cơn ho trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Khi bé bị cảm lạnh, chất nhầy từ mũi xoang có thể chảy xuống cổ họng và gây ho trong khi trẻ ngủ. Trẻ bị ho về đêm trở thành vấn đề rắc rối khi nó khiến trẻ không thể ngủ được. Suyễn cũng có thể kích thích khiến trẻ bị ho vào ban đêm. Bởi vì đường thở có xu hướng dễ nhạy cảm và bị kích thích nhiều hơn vào ban đêm.
2.5. Bé 7 tháng bị ho dai dẳng
Ho do cảm lạnh do virus có thể kéo dài hàng tuần. Đặc biệt là nếu trẻ bị cảm lạnh nhiều đợt ngắn liên tục. Suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc nhiễm trùng mạn tính ở các xoang hoặc đường thở. Cũng có thể nguyên nhân khiến trẻ bị ho lâu ngày. Nếu bé vẫn còn ho sau 3 tuần, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhé.
2.6. Bé 7 tháng bị ho kèm sốt
Trong trường hợp trẻ bị sốt cao, ho đàm, mệt mỏi, nhất là thở nhanh. Đó có thể là triệu chứng của viêm phổi. Khi đó, trẻ cần được làm những xét nghiệm cần thiết như chụp X – quang và điều trị với kháng sinh.
3. Cách phòng ngừa ho ở bé 7 tháng
- Chích ngừa cảm cúm cho trẻ 7 tháng bị ho theo các chương trình tiêm chủng quốc gia để phòng ngừa cúm. Và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
- Cho bé ăn đủ chất, nhất là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi. Để cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ.
- Nên cho bé vận động ngoài trời, không sử dụng điều hòa ở mức nhiệt quá chênh lệch với môi trường bên ngoài.
- Khi ra đường nên đeo khẩu trang cho trẻ. Để tránh bụi bẩn và các nguồn vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên. Đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh, kể cả khi chỉ mắc cảm cúm thông thường.
Xem thêm: